Bạo lực học đường: Phòng bệnh hơn chữa bệnh?

"Bạo lực học đường không còn là vấn đề mới. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của nó luôn cần được xem xét để có thể đưa ra những biện pháp giúp hạn chế đến mức tối thiếu số ca các em bị bạo lực học đường".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bao luc hoc duong phong benh hon chua benh Bạo lực học đường, đừng trách trẻ, hãy trách chính mình

Đó là quan điểm của PGS. TS Huỳnh Văn Sơn - Trưởng Khoa Tâm lý học, Đại học Sư phạm TP. HCM.

bao luc hoc duong phong benh hon chua benh
PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn

Sau bài "Học sinh tự tử ở Yên Bái: Cần làm rõ các tội danh" và "Bạo lực học đường: Những quả bom nổ chậm", Báo TG&VN tiếp tục gửi đến độc giả quan điểm của chuyên gia tâm lý Huỳnh Văn Sơn về vấn nạn này.

Thưa PGS, khi trở thành nạn nhân của bạo lực học đường thì các em sẽ phải trải qua khủng hoảng tâm lý như thế nào? Nhất là những hành động đó lại bị quay lại và đưa lên mạng?

Bạo lực học đường không còn là vấn đề mới nữa. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của nó luôn cần được xem xét để có thể đưa ra những biện pháp giúp hạn chế đến mức tối thiểu số ca các em bị bạo lực học đường.

Thực tế, không ít em mang những vết thương về tâm lý, có khi còn bị sang chấn nặng nề. Thứ nhất, các em bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ hãi, lo âu khi bước ra ngoài. Thứ hai, một số em lại rơi vào mất ngủ, học tập không tập trung, ảnh hưởng đến kết quả học tập và sức khẻo không ổn định. Thứ ba, một số em đã bị chấn thương về mặt cơ thể, tâm lý phải đến gặp các nhà tâm lý để được tham vấn và trị liệu kịp thời.

Trong những năm qua, những video về bạo lực học đường được đưa lên mạng xã hội một cách dễ dàng. Phần lớn những đối tượng này không lường trước được hậu quả khi những hình ảnh, đoạn phim đó bị dư luận phát tán đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như tinh thần của người khác như thế nào.

Một số em cứ ngỡ rằng như vậy là chứng minh được bản lĩnh của bậc anh chị trong trường. Hẳn nhiên các em, những người tham gia vào “cuộc chơi”, sẽ là những người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của mình.

Những đứa trẻ bị bạo lực học đường thường có biểu hiện như thế nào, thưa anh?

Thứ nhất, sau khi bị bạo lực học đường, một số trẻ sẽ cam chịu để mặc cho người khác làm tổn thương, các em sẽ trầm tính, thu mình nhiều hơn trước những người xung quanh. Thứ hai, một số em sẽ phản ứng bằng cách chống trả lại hành động đó như nổi loạn và phải "dằn mặt” để có thể trả thù. Không ít em sau một thời gian bị bạo lực đã rơi vào khủng hoảng và không làm chủ được hành vi của mình, dễ nổi giận và bốc đồng hơn trước đó. Tùy theo từng mức độ mà trẻ sẽ có những phản ứng tương ứng.

bao luc hoc duong phong benh hon chua benh
Bên cạnh kiến thức sách vở, trẻ luôn cần kỹ năng sống. (Nguồn: Tuổi trẻ)

Mối quan hệ giữa bạo lực học đường với mạng xã hội hiện nay đang ngày càng trở nên khăng khít. Có phải chuyện bị bạn đánh còn không đáng sợ bằng việc bị đưa hình ảnh đó lên mạng xã hội? Clip bị bạo hành được lên mạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ và hành động tiêu cực như tự tử không?

Không ít trường hợp các em bị bạo lực xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội, chỉ cần thấy không ưng một vài hình ảnh, câu nói là các em đã hẹn nhau để có thể “xử đẹp” nhau. Nói vậy mới nhận thấy tầm quan trọng của việc các em nhận thức được việc sử dụng mạng xã hội như thế nào để không ảnh hưởng đến chính bản thân mình.

Khi đã gọi là mạng xã hội thì mọi người có thể tương tác với nhau, bên cạnh việc các em lo lắng việc hình ảnh mình bị phát tán lên mạng thì nên xem đó là cơ hội để các cơ quan chức năng vào cuộc và chấm dứt việc các em bị bạo lực. Nếu trẻ cứ âm thầm chịu đựng thì hậu quả có khi còn nặng nề hơn nữa.

Một khi hình ảnh các em được phát tán lên mạng xã hội khiến nhiều em không kiểm soát được cảm xúc tiêu cực bên trong. Các em chỉ biết hành động đó đang bị tất cả bạn bè chỉ trích, mình thật tội nghiệp. Bắt nguồn từ suy nghĩ tiêu cực đã dẫn đến hành động tiêu cực. Chính vì vậy mà rất cần thầy cô, những người lớn, hướng dẫn để trẻ biết được ứng phó với các tình huống nguy hiểm xảy ra ở ngoài thực tế và cả trên mạng xã hội.

So với các nước trên thế giới thì tỉ lệ tự tử học đường của nước ta có phải đáng báo động?

Dù các em tự tử vì nguyên nhân nào thì cũng rất cần được bảo vệ từ xa, trang bị cho các em kỹ năng sống để có thể sẵn sàng đối diện với những điều không hay xảy ra.

Tuy nhiên, vì các em đang ở tuổi mới lớn, tâm sinh lý chưa ổn định nên rất cần gia đình, nhà trường đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn để cùng trẻ vượt qua, để không đứa trẻ nào có ý định tử tự dù dưới bất kỳ lý do gì. Dù sao phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, bên cạnh cung cấp cho trẻ rất nhiều kiến thức thì đã đến lúc cần cung cấp cho trẻ hành trang biết tự bảo vệ mình để bước vào cuộc sống.

bao luc hoc duong phong benh hon chua benh Bạo lực học đường - những “quả bom nổ chậm”

Bạo lực học đường đã và đang phản ánh trung thực nhất sự thiếu hụt những kỹ năng đương đầu với áp lực và vượt ...

bao luc hoc duong phong benh hon chua benh Học sinh "tự tử" ở Yên Bái: Cần làm rõ các tội danh

Luật sư Nguyễn Anh Thơm – Trưởng VPLS Nguyễn Anh – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trao đổi với PV TG&VN về khía ...

Yến Nguyệt

Đọc thêm

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Xem tử vi 24/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Phiên bản di động