Báo Pháp: Paris ‘thất bại’ khi rút quân khỏi Mali

Lưu Huỳnh
Báo Le Monde (Pháp) nhận định tuyên bố rút quân khỏi Mali sau 9 năm hiện diện tại quốc gia này đã cho thấy lỗ hổng về mặt chính sách châu Phi của Paris.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Pháp và đồng minh rút quân khỏi Mali: Mỹ lo. (Nguồn: AP)
Pháp và đồng minh rút quân khỏi Mali. (Nguồn: AP)

Báo Le Monde ngày 18/2 nhận định việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rút toàn bộ lực lượng khỏi Bamako đánh dấu ‘thất bại’ trong chiến dịch quân sự quy mô của Paris ở châu Phi và để lại dấu hỏi lớn về tương lai Mali.

Ngày 11/1/2013, theo yêu cầu của chính quyền Bamako, vốn đứng trước nguy cơ bị lực lượng thánh chiến tấn công, Tổng thống Pháp khi đó là François Hollande đã quyết định can thiệp quân sự vào Mali. Hơn 9 năm sau, ngày 17/2/2022, ông Emmanuel Macron chính thức chấm dứt hiện diện quân sự của Paris tại đây.

Không khó để thấy Pháp đã thận trọng “gán” cho thông báo này một sắc thái đa phương, liên quan đến châu Phi và châu Âu. Tuy nhiên, sự thật vẫn không thể thay đổi: Nước Pháp dưới thời ông Macron đã buộc phải rời Mali sau khi mất 53 binh sĩ, vào thời điểm phe quân sự nắm quyền ở Bamako duy trì thái độ đối đầu với Paris và tiếp tục tận dụng sự thất vọng của người dân đối với chế độ trước đây để củng cố quyền lực.

Hai cuộc đảo chính, bầu cử bị trì hoãn vô thời hạn, sự hiện diện của lực lượng đánh thuê Nga, phát biểu chống Paris... khiến việc duy trì sự hiện diện của 2.500 binh sĩ Pháp càng khó khăn.

Chín năm đã qua kể từ khi các binh sĩ này được chào đón như những người giải phóng. Thất bại trong quá trình tái thiết an ninh nói chung, bất chấp thành công của các chiến dịch, đã khiến người Mali quay lưng với Pháp, bởi họ không thể chấp nhận rằng đã có hơn 10.200 đồng bào phải bỏ mạng sau các cuộc bạo động kéo dài kể từ năm 2015.

Theo Le Monde, đây là một cú sốc, “thất bại” lớn đối với hai đất nước vốn gắn kết không chỉ bởi lịch sử, ngôn ngữ, mà còn từ lượng người nhập cư và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ phát triển. Đồng thời, tuyên bố rút quân này sẽ giáng đòn vào kế hoạch liên kết châu Âu với chính sách châu Phi của Paris.

Song đó chưa phải tất cả. Le Monde nhận định căng thẳng tại Mali càng gia tăng sau hàng loạt vụ tấn công của phần tử thánh chiến, sự suy yếu của chế độ cố Tổng thống Ibrahim Boubacar Keïta và sự vụng về của Pháp.

Quyết định gạt quân đội Mali ra khỏi chiến dịch tái chiếm Kidal, thành phố phía Bắc do phiến quân Tuareg nắm giữ là một trong số đó. Việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron “triệu tập” nguyên thủ khu vực tới Thượng đỉnh Pau tháng 1/2020 khiến cho quan hệ giữa Paris và các nước này ít nhiều trở nên khó xử.

Quan trọng hơn, Paris đã đánh giá quá cao năng lực của chính quyền Bamako, đồng thời không tạo điều kiện để duy trì cam kết. Mục tiêu ban đầu của Pháp là ngăn Mali trở thành nơi trú ẩn của phần tử khủng bố nhắm vào châu Âu, song thực tế hiện nay cho thấy chủ nghĩa thánh chiến nội sinh đang dần xuất hiện, dựa trên xung đột xã hội chưa còn tồn tại và sự tức giận liên quan đến tình trạng tham những của quân đội địa phương, đồng thời đe dọa an ninh của các nước khu vực Vịnh Guinea (Côte d'Ivoire, Ghana, Togo, Benin).

Le Monde cho rằng, theo yêu cầu của các nước liên quan, Pháp, vốn duy trì hiện diện quân sự hiệu quả ở Chad, Niger, Senegal và Côte d' Ivoire, có thể can thiệp một cách kín đáo, song nỗ lực của Paris tại Bamako đã không đạt hiệu quả.

Giờ đây, Pháp buộc phải rút quân trong bầu không khí căng thẳng, đối đầu. Tương lai Mali, dưới thời chính quyền quân sự bất ổn và thiếu vắng nghị trình cụ thể, cũng vì thế mà mông lung hơn.

Pháp và đồng minh tuyên bố rút quân khỏi Mali, Tây Phi đứng trước nỗi lo tự lực cánh sinh

Pháp và đồng minh tuyên bố rút quân khỏi Mali, Tây Phi đứng trước nỗi lo tự lực cánh sinh

Ngày 17/2, Pháp và đồng minh trong chiến dịch chống thánh chiến Barkhane ở Mali thông báo hoạt động "phối hợp rút" các lực lượng ...

ECOWAS cấm vận Mali: Doanh nghiệp Việt cần chú ý gì?

ECOWAS cấm vận Mali: Doanh nghiệp Việt cần chú ý gì?

Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) vừa áp dụng loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Mali, trong đó có lệnh cấm vận ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 7/10/2024: Lượng hàng trong dân gần như không còn, thị trường Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng nhẹ

Giá tiêu hôm nay 7/10/2024: Lượng hàng trong dân gần như không còn, thị trường Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng nhẹ

Giá tiêu hôm nay 7/10/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 7/10/2024: Giá vàng hết đà chạy tăng tốc sau hai tháng? Nhanh tay mua vào khi giá giảm

Giá vàng hôm nay 7/10/2024: Giá vàng hết đà chạy tăng tốc sau hai tháng? Nhanh tay mua vào khi giá giảm

Giá vàng hôm nay 7/10/2024 ghi nhận các chuyên gia trong ngành ngày càng thận trọng về triển vọng ngắn hạn của kim loại quý.
Foxconn công bố doanh thu ‘khủng’ nhờ nhu cầu về công nghệ AI

Foxconn công bố doanh thu ‘khủng’ nhờ nhu cầu về công nghệ AI

Hãng Foxconn công bố đạt doanh thu quý III/2024 cao kỷ lục, nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với dòng máy chủ có trang bị công nghệ trí tuệ nhân ...
Siêu giống lúa mới có năng suất cao của Trung Quốc lai lúa nếp và gạo

Siêu giống lúa mới có năng suất cao của Trung Quốc lai lúa nếp và gạo

Siêu giống lúa mới 'Gia Hòa Ưu số 5' do các viện nghiên cứu của Trung Quốc phát triển được quảng bá cho năng suất siêu cao, chất lượng gạo ...
Thay vì áp thuế, Volkswagen kêu gọi EU quan tâm đến đầu tư từ Trung Quốc

Thay vì áp thuế, Volkswagen kêu gọi EU quan tâm đến đầu tư từ Trung Quốc

CEO của hãng sản xuất ô tô Đức Volkswagen kêu gọi Liên minh châu Âu cân nhắc điều chỉnh thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, ...
Xung đột lan rộng ở Trung Đông, giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

Xung đột lan rộng ở Trung Đông, giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

Trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông đẩy giá dầu lên cao thì giá dầu của Nga cũng tăng trở lại.
Xung đột lan rộng ở Trung Đông, giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

Xung đột lan rộng ở Trung Đông, giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

Trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông đẩy giá dầu lên cao thì giá dầu của Nga cũng tăng trở lại.
Israel tăng cường lực lượng gần Gaza, không kích Syria, nhắm tới Iran

Israel tăng cường lực lượng gần Gaza, không kích Syria, nhắm tới Iran

Những động thái tấn công dồn dập của Israel trên nhiều mặt trận khiến xung đột ở Trung Động không có tín hiệu hạ nhiệt.
Hàn Quốc làm sâu sắc chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hàn Quốc làm sâu sắc chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bắt đầu chuyến công du ba nước Đông Nam Á, tham dự các cuộc gặp thượng đỉnh song phương cũng như các cuộc họp ASEAN.
Tổng thư ký Liên hợp quốc: ‘Đã đến lúc phải im tiếng súng’ ở Trung Đông

Tổng thư ký Liên hợp quốc: ‘Đã đến lúc phải im tiếng súng’ ở Trung Đông

Phát biểu nhân dịp cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas sắp tròn một năm, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi nỗ lực chấm dứt sự đau khổ ở Trung Đông.
Israel không kích dữ dội, Lebanon hoãn năm học mới

Israel không kích dữ dội, Lebanon hoãn năm học mới

Trong bối cảnh Israel tăng cường không kích nhóm Hồi giáo Hezbollah, ngày 6/10, Lebanon thông báo sẽ hoãn ngày khai giảng năm học mới.
EU lên án vụ thảm sát ở Haiti, cam kết tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ lâu dài

EU lên án vụ thảm sát ở Haiti, cam kết tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ lâu dài

Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/10 đã lên án “vụ thảm sát khủng khiếp” ở Haiti, cam kết tiếp tục cùng các đối tác trong khu vực giúp Haiti đối mặt với cuộc khủng ...
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Phiên bản di động