TIN LIÊN QUAN | |
Donald Trump trình bày chính sách kinh tế mới | |
Liên minh Mỹ - Hàn ra sao nếu Donald Trump thắng cử? |
Sau tuyên bố của Tổng thống Barack Obama về việc ông Donald Trump “không phù hợp” để nắm giữ cương vị Tổng thống Mỹ, bão tố nổi lên chống lại ông Trump, tạo ra sự chia rẽ ngày càng sâu sắc hơn trong nội bộ đảng Cộng hòa cũng như trên chính trường nước Mỹ.
"Bạo miệng" gây bão
Ngay trong tuần đầu tiên được đề cử làm ứng viên của đảng Cộng hòa, tỷ phú Trump đã liên tiếp có những phát ngôn gây sốc. Khi Đại hội đảng toàn quốc đang trong ngày làm việc, ông Trump kêu gọi tình báo Nga tìm lại những bức thư điện tử “đã bị xóa”, lưu tại máy chủ cá nhân của đối thủ đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton. Đây thực sự là con dao hai lưỡi, có thể gây tổn hại cho bà Hillary, nhưng lại làm nhiều người Mỹ nghi ngờ tại sao một ứng cử viên Tổng thống lại nhờ vả thế lực bên ngoài can thiệp vào quá trình bầu cử Tổng thống Mỹ.
Ông bà Khizr và Ghazala Khan, cha mẹ đại úy Humayun Khan, hy sinh trên chiến trường Iraq năm 2004. (Nguồn: Reuters) |
Theo các chiến lược gia của cả hai đảng, tranh cãi giữa các ứng cử viên hai bên là điều bình thường. Từ trước tới nay, đa phần các cử tri đều coi những lời lẽ cứng rắn, mạnh bạo mà ông Trump đưa ra chỉ giống như cách để ông bày tỏ quan điểm chính trị, đồng thời ghi dấu ấn nhằm phục vụ cho cuộc đua vào Nhà Trắng.
Nhưng lần này, ông Trump đã vấp phải phản ứng dữ dội từ dư luận, đặc biệt là những người lính đã và đang phục vụ trong quân đội Mỹ sau khi hướng mũi dùi công kích vào các bậc "phụ huynh" đã phải chịu nhiều đau khổ.
Tổng thống Pháp Francois Hollander đã dùng từ "buồn nôn" để gọi những lời lẽ mà ông Trump xúc phạm gia đình Đại úy Humayun Khan, người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ ở Iraq. Sự coi thường dân chúng càng được cho là thể hiện rõ hơn khi ông Trump đề nghị một bà mẹ có em bé đang khóc phải ra ngoài phòng họp trong một cuộc mít tinh mới đây ở Virginia.
Ngày 3/8 vừa qua, cựu nghị sĩ Joe Scarborough, người dẫn chương trình của đài MSNBC, tiết lộ ông Trump đã hỏi đi hỏi lại một chuyên gia đối ngoại rằng, tại sao nước Mỹ không sử dụng những vũ khí hạt nhân mà họ có.
Theo ông Scarborough, thực tế này chứng tỏ ông Trump không hề có kiến thức chuyên sâu về chính sách đối ngoại và thế giới có thể nghi ngờ chính sách hạt nhân nếu ông Trump giành vị trí Tổng thống Mỹ.
Ứng cử viên Tổng thống Donald Trump bế bé Kellen Campbell (phải) và bé Evelyn Keane, trong một buổi vận động tranh cử ở TP. Colorado Springs, bang Colorado, vào ngày 29/7. (Nguồn: AP) |
Chọc giận "người nhà"
Ông Trump không chỉ giỏi gây hấn với người ngoài mà còn chọc giận cả "người nhà" của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với Washington Post (Mỹ), ông Trump đã gây sốc khi tuyên bố chưa sẵn sàng ủng hộ sự tái cử của Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan và Thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain, hai trong số những quan chức cấp cao nhất của đảng Cộng hòa.
Những tranh cãi về ông Trump thực sự gây ra cơn bão trong đảng Cộng hòa. Mới đây, bà Meg Whitman, giám đốc điều hành hãng Hewlett Packard - Quỹ quyên góp của đảng Cộng hòa, đã gọi ứng cử viên Donald Trump là "kẻ mị dân" và công khai tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Bà Meg Whitman thổ lộ trên Facebook của mình: “Việc bỏ phiếu cho một thành viên của đảng Cộng hòa chỉ để thể hiện sự trung thành với Đảng nhưng sẽ lại là sự ủng hộ cho một ứng cử viên lợi dụng cơn tức giận, sự bất đồng, có thái độ bài ngoại và phân biệt chủng tộc".
Trong khi đó, bà Jan Halper - Hayes, Phó Chủ tịch Đối ngoại của đảng Cộng hòa cho rằng, ông Trump "tâm lý không bình thường… và giờ đây nằm ngoài tầm kiểm soát và không nghe bất cứ ai".
Bà Meg Whitman, giám đốc điều hành Quỹ quyên góp của đảng Cộng hòa. (Nguồn: Daily Tech) |
Cơn bão “bạo miệng” của ông Trump đã tạo ra một danh sách dài trong đảng Cộng hòa những người quyết định không bỏ phiếu cho ông. Đứng đầu danh sách này là bà Barbara Bush - cựu Đệ nhất phu nhân, Jeb Bush - cựu thống đốc bang Florida, ứng cử viên Tổng thống vòng đầu năm 2016 và William Cohen, cựu Bộ trưởng Quốc phòng.
Danh sách này còn có những người tuyên bố sẽ bỏ phiếu ủng hộ Hillary Clinton, đứng đầu là Richard Armitage - cựu Thứ trưởng Ngoại giao, Hank Paulson - cựu Bộ trưởng Tài chính và Brent Scowcroft - cựu cố vấn an ninh quốc gia. Cơn bão này chắc chắn sẽ tạo ra tình huống có lợi cho bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới.
Bầu cử Mỹ: Trước hết cần đoàn kết nội bộ trong đảng Đoàn kết đảng là điều mà những chú lừa (đảng Dân chủ) và những chú voi (đảng Cộng hòa) cần làm để tìm kiếm sự ... |
Tổng thống Obama: Ông Trump không phù hợp để làm Tổng thống Ngày 2/8, Tổng thống đương nhiệm Mỹ Barack Obama đã đưa ra nhận định trên khi cho rằng ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald ... |
Thăm dò bầu cử Mỹ: Donald Trump lần đầu dẫn trước Hillary Kết quả thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos công bố ngày 26/7 cho thấy, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump dẫn trước ... |