Bất động sản mới nhất: Quy định về giá đất TPHCM năm 2022. (Nguồn: VNE) |
BĐS khan hiếm, doanh nghiệp ôm đất, đầu cơ?
Theo Dân trí, tại hội thảo "Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường BĐS trong giai đoạn hiện nay" do Hiệp hội BĐS tổ chức ngày 25/11, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia đã chia sẻ thêm về nguyên nhân gây khan hiếm nguồn cung vừa qua.
Ông Nghĩa cho biết, hiện tại nguồn cung khan hiếm rất nghiêm trọng và theo nhiều chuyên gia nguyên nhân là vấn đề pháp lý. Tuy nhiên theo ông Nghĩa, còn có nguyên nhân khác là rất nhiều doanh nghiệp "mua gom và đầu cơ dự án".
"Thậm chí còn có nhiều quan điểm cho rằng đây là thời điểm tốt để mua gom BĐS, nên rất nhiều doanh nghiệp lớn thu gom rất nhiều đất để phát triển dự án nhưng thực chất chỉ phát triển có lệ, trong khi các doanh nghiệp khác cần lại thiếu đất, thiếu dự án trầm trọng", TS Xuân Nghĩa chia sẻ.
Cũng theo vị chuyên gia, thực trạng này đã dẫn đến hiện tượng lãng phí đất đai nghiêm trọng, khiến thị trường rơi vào rủi ro. Cụ thể, nhiều tập đoàn lớn nhưng âm dòng tiền nhiều năm nay song họ lại không hề lo lắng vì mục đích của họ là đầu cơ dự án.
"Hậu quả là "tiếng kêu" về giá BĐS trong nhiều năm trở lại đây rất nhiều. Nhiều người trẻ nghĩ 1,5 tỷ đồng có thể mua được một căn chung cư "ngoài vành đai", cách xa trung tâm, nhưng giá thực tế có thể đã lên đến 2,5 tỷ đồng.
Vì vậy, nên chăng thành lập một bộ phận rà soát lại toàn bộ quỹ đất trong thành phố để thu hồi hoặc đánh thuế thật mạnh", ông Nghĩa đề xuất.
TPHCM không tăng giá đất năm 2022 vì dịch Covid-19
Theo Laodong, Văn phòng UBND TPHCM vừa thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình tại cuộc họp nghe báo cáo về phương án xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, lãnh đạo UBND TPHCM thống nhất hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 giữ nguyên như năm 2021. Nguyên nhân bởi trong năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, việc điều chỉnh tăng cục bộ một số khu vực dẫn đến sự so bì, khiếu nại của người sử dụng đất.
Trước đó, quá trình lấy ý kiến, Sở Tài chính và Tài nguyên - Môi trường TPHCM đưa ra 2 phương án: Giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất như năm 2021 và tăng 0,5%.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật tuần (19-25/11): Dự trữ ngoại hối của Nga cao kỷ lục, Gazprom-Moldova bớt căng về khoản nợ khí đốt, Ukraine chấp nhận hạ phí |
Hầu hết đơn vị liên quan đồng tình phương án 1, vì vậy, Sở Tài chính và Tài nguyên - Môi trường đề nghị UBND TPHCM chọn phương án giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất cho năm tới.
TPHCM phân làm 5 khu vực để áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất. Khu vực một là quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận. Khu vực hai gồm Thành phố Thủ Đức, quận 6, 7, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú. Khu vực ba là quận 8, 12, Bình Tân. Khu vực bốn gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn. Huyện Cần Giờ được xếp vào khu vực năm.
Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 ở TPHCM cao nhất là 2,5 lần so với bảng giá đất UBND TPHCM ban hành ở khu vực một. Hệ số thấp nhất là 1,5 lần ở khu vực năm. Đất của hộ gia đình, cá nhân có hệ số 1,5 lần cho tất cả khu vực.
Kinh doanh BĐS nhỏ lẻ cần bao nhiêu vốn pháp định?
Theo quy định hiện hành, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán kinh doanh BĐS sẽ không còn bắt buộc phải có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên.
Theo Điều 10 Luật kinh doanh BĐS năm 2014 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng; trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2021 sẽ không còn bắt buộc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên.
Quy định mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh BĐS (vốn ít vẫn được phép kinh doanh).
Đồng thời, tại Điểm b Khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư năm 2020 cũng sửa đổi quy định về thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với dự án BĐS được chấp thuận nhà đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, thẩm quyền, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Thứ hai, đối với dự án BĐS không thuộc trường hợp nêu trên, thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS thực hiện như sau:
UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS đối với dự án do UBND cấp tỉnh quyết định việc đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.
Sắp ra mắt FLC Eo Gio Sun Bay
Tâm điểm của du lịch Quy Nhơn - thiên đường Eo Gió, nơi sở hữu cảnh sắc hoang sơ và bình yên ngày càng thu hút mạnh mẽ giới xê dịch tìm đến hậu giãn cách.
Nhằm mang đến diện mạo mới cho Eo Gió và gia tăng trải nghiệp hấp dẫn, một tổ hợp thương mại giải trí sôi động mang tên FLC Eo Gio Sun Bay do FLC làm chủ đầu tư sắp ra mắt tới đây sẽ là mảnh ghép hoàn thiện bức tranh thiên đường du lịch Quy Nhơn, khi nơi đây vẫn đang thiếu vắng các sản phẩm du lịch thương mại phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách.
Nằm cách cửa ngõ trung tâm thành phố Quy Nhơn 18km, ngay cạnh làng chài Nhơn Lý, FLC Eo Gio Sun Bay sở hữu tọa độ trung chuyển dễ dàng và thuận tiện.
Được quy hoạch bài bản với hệ thống golf villa, shophouse và hàng loạt tiện ích về giải trí, ẩm thực, mua sắm; FLC Eo Gio Sun Bay sẽ mang tới những trải nghiệm nghỉ dưỡng hoàn toàn khác biệt về một eo biển ngập tràn ánh nắng, đa dạng các hoạt động vui chơi sôi động đủ sức níu chân du khách cả ngày lẫn đêm.
Đặc biệt với lợi thế nằm cách quần thể 5 sao FLC Quynhon Beach & Golf Resort 50m, tổ hợp sẽ được liên kết với toàn bộ hệ tiện ích tiêu chuẩn quốc tế như: 2 khách sạn FLC Luxury Hotel Quy Nhon và FLC Grand Hotel Quy Nhon, sân golf 36 hố ven biển, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ, vườn thú FLC Safari Park Quy Nhon…
FLC Eo Gio Sun Bay được hưởng lợi từ quần thể 5 sao FLC Quy Nhơn. (Nguồn: FLC) |
Hòa Phát đề xuất bổ sung hơn 1.600ha đất thực hiện loạt dự án lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh ngày 24/11, đại diện Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất đã đề xuất khoảng 300 ha ở phía Nam Khu liên hợp 1 và 2 qua đường Trì Bình - Dung Quất, thuộc xã Bình Đông để đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hợp kim sắt.
Bên cạnh đó, đại diện Hòa Phát Dung Quất xin bổ sung diện tích khoảng 79 ha để mở rộng dự án Nhà máy Hòa Phát Dung Quất 2; đề xuất bổ sung quy hoạch 796 ha thuộc địa phận xã Bình Thuận để đầu tư dự án Hòa Phát Dung Quất 3; bổ sung 361 ha về phía tây của khu công nghiệp để mở rộng quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Phát.
Ngoài ra, công ty đề nghị bổ sung 128 ha tại xã Bình Dương để đầu tư Khu dân cư đô thị hỗn hợp phục vụ tái định cư cho các dự án.
Trên cơ sở đề xuất của các nhà đầu tư, ý kiến của sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh thống nhất chuyển đổi toàn bộ 600 ha đất thuộc quy hoạch Khu đô thị Dốc Sỏi và Khu Đô thị-Công nghiệp Dung Quất (trừ giai đoạn 1A) và 175 ha tại điểm kết nối đường Trì Bình - Dung Quất, đường cao tốc sang đất đô thị, thương mại, dịch vụ.
Tại khu vực Đông Bắc của Khu Kinh tế Dung Quất, đối với vị trí 300 ha theo đề xuất của Hòa Phát Dung Quất, tỉnh thống nhất chuyển sang quy hoạch đất công nghiệp.
Đối với vị trí 79 ha, đề nghị Hòa Phát Dung Quất làm việc, trao đổi với các doanh nghiệp khác để thương lượng, thỏa thuận và chuyển đổi vị trí, để việc đầu tư được đồng bộ. Phần đất 361 ha giao Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh làm việc lại với Bộ Quốc phòng trong thời gian đến.
Đối với khu 796 ha, thống nhất đưa vào quỹ đất dự trữ phát triển. Đối với phần diện tích 128 ha tại xã Bình Dương, đề nghị Hòa Phát Dung Quất nên cân nhắc trước khi đầu tư.
| Kinh tế thế giới nổi bật tuần (19-25/11): Dự trữ ngoại hối của Nga cao kỷ lục, Gazprom-Moldova bớt căng về khoản nợ khí đốt, Ukraine chấp nhận hạ phí Nga sẵn sàng cung cấp liên tiếp khí đốt cho châu Âu, đồng ý gia hạn nợ cho Moldova, giao thương toàn cầu đang chậm ... |
| Bất động sản mới nhất: Hà Nội sắp có 'hàng hiệu' giá 35.000 USD/m2, shophouse hết thời hoàng kim, cuối năm nên chờ bắt đáy? Việt Nam sắp có 2 dự án "hàng hiệu giá khủng", shophouse ế ẩm, hết thời hoàng kim, cuối năm có nên chần chừ khi ... |