Bầu cử Chủ tịch đảng LDP: Nhật Bản sắp có Thủ tướng mới, quan hệ Tokyo-Seoul sẽ đi về đâu?

Thanh Phương
Cả hai ứng cử viên nặng ký cho cuộc đua giành chiếc ghế Thủ tướng Nhật Bản - Bộ trưởng phụ trách vaccine Taro Kono và cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, đều không được kỳ vọng sẽ cải thiện quan hệ Tokyo-Seoul.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản có tân lãnh đạo đảng LDP, quan hệ Tokyo-Seoul đi về đâu?
Giới phân tích Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình bầu cử Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) tại Nhật Bản. (Nguồn: AP)

Quan hệ song phương vẫn còn khúc mắc

Các nhà phân tích Hàn Quốc nhận định, không ai trong số bốn ứng cử viên tranh cử vào vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản có khả năng “phá băng” quan hệ giữa Seoul và Tokyo.

Hai nước láng giềng Đông Bắc Á được cho là vẫn bất đồng với nhau về các vấn đề lịch sử để lại từ thời Nhật Bản chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên (1910-1945), bao gồm việc tranh cãi về khoản bồi thường cho những người lao động Hàn Quốc làm việc cho các công ty Nhật Bản trong Thế chiến II, vấn đề phụ nữ "mua vui" thời chiến và tranh chấp chủ quyền tại đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là Takeshima.

Tờ Nikkei Asia cho rằng, những tranh chấp kéo dài nhiều thập kỷ qua đang cản trở các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do song phương, cũng như khả năng Hàn Quốc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Nhật Bản dẫn đầu.

Các nhà quan sát chính trị ở Hàn Quốc dự báo, có thể phải mất 2 hoặc 3 năm nữa, Nhật Bản và Hàn Quốc mới có thể xoay chuyển quan hệ, do cả hai bên đều không thể hiện ý chí mạnh mẽ để phá vỡ thế bế tắc.

Lee Won-deog, Giáo sư nghiên cứu về Nhật Bản tại Đại học Kookmin cho biết, cả hai ứng cử viên được yêu thích trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng LDP là ông Taro Kono và ông Fumio Kishida đều không có vốn chính trị để tạo ra những thay đổi lớn trong quan hệ song phương.

Giáo sư Lee cũng bổ sung: “Nhật Bản sẽ không chấp nhận lập trường của Hàn Quốc đối với vấn đề người lao động và phụ nữ 'mua vui' thời chiến. Hàn Quốc nắm giữ chìa khóa để giải quyết những vấn đề này".

Ông Lee nói thêm rằng, cuộc bầu cử Tổng thống của Hàn Quốc vào tháng 3 năm sau sẽ có tác động lớn hơn nữa đến quan hệ hai nước.

NÓNG: Triều Tiên lại vừa phóng ít nhất một vật thể bay ra biển Nhật Bản

NÓNG: Triều Tiên lại vừa phóng ít nhất một vật thể bay ra biển Nhật Bản

Kỳ vọng không nhiều

Cuộc đua giành chiếc "ghế nóng" lãnh đạo đảng LDP cầm quyền của Nhật Bản đã gần ngay trước mắt.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, Bộ trưởng vaccine Taro Kono trước đây từng là Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của xứ sở hoa anh đào, nhận được sự ủng hộ từ các đảng viên của đảng cầm quyền.

Nhưng ông Kishida, người cũng từng nắm giữ cương vị tương tự ông Kono, dường như được các nhà lập pháp ủng hộ nhiều hơn.

Có thể thấy, các ứng cử viên tranh cử vị trí Thủ tướng Nhật Bản đã có những quan điểm và phát biểu khác nhau về việc cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.

Ông Taro Kono là con trai của cựu Chánh Văn phòng Nhật Bản Yohei Kono, là phát ngôn viên của chính phủ Nhật Bản vào năm 1993 và từng công khai xin lỗi về “phụ nữ mua vui” thời chiến.

Các nhà phân tích Hàn Quốc có ấn tượng tốt về ông Kono nhờ di sản của ông Yohei để lại, nhưng vẫn tỏ ra hoài nghi về việc liệu ông có nối gót cha hay không.

Lee Bu-hyung, Giám đốc tại Viện nghiên cứu Hyundai cho biết: “Bộ trưởng Kono nói rằng ông ấy sẽ kế tục di sản của cha, nhưng việc giữ lời hứa sẽ không dễ dàng. Ông ấy khó có thể hành động để cải thiện quan hệ với Hàn Quốc do có rất ít sự ủng hộ trong LDP".

Phó Giáo sư quan hệ quốc tế Leif-Eric Easley tại Đại học Ewha Womans ở Seoul cho biết, “ông Kono được biết đến với tuyên bố hướng tới lịch sử của cha, nhưng cũng là người có lập trường cứng rắn đối với các phán quyết của tòa án Hàn Quốc có lợi cho các nguyên đơn lao động thời chiến".

Trong chiến dịch tranh cử, chính trị gia 58 tuổi đã gọi Hàn Quốc là “nước láng giềng quan trọng”, nói rằng Nhật Bản nên nỗ lực hơn nữa để Hàn Quốc hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ láng giềng Nhật-Hàn.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ trích Seoul vì đã tiến hành "chiến dịch tuyên truyền" chống lại Nhật Bản, đồng thời nói thêm rằng, Tokyo cần phải hành động nhanh chóng bằng cách đẩy mạnh việc phổ biến thông tin của chính mình.

Tin liên quan
Sau Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Trong khi đó, ông Fumio Kishida - người giữ cương vị Ngoại trưởng Nhật Bản vào năm 2015, đã ký một thỏa thuận về phụ nữ “mua vui” với chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Park Geun-hye.

Theo thỏa thuận, một năm sau đó, Seoul đã thành lập quỹ hỗ trợ những phụ nữ “mua vui” trước đây bằng cách sử dụng 1 tỷ Yen (khoảng 9 triệu USD) từ Tokyo.

Tuy nhiên, Tổng thống Moon Jae-in đã chỉ trích thỏa thuận này khi ông lên nắm quyền vào năm 2017 và đã giải thể quỹ vào năm sau đó.

Chuyên gia Easley nêu rõ: “Ông Kishida được coi là ôn hòa hơn về chính sách đối ngoại, nhưng thỏa thuận năm 2015 về phụ nữ 'mua vui' không được nhìn nhận tích cực ở xứ sở kim chi”.

Dầu vậy, Giáo sư Lee có quan điểm phản đối ông Kishida khi cho rằng, ông “có sự ủng hộ mạnh mẽ trong LDP, nhưng chính sách của ông ấy khác xa so với định hướng của chúng tôi".

Khi được hỏi về việc cải thiện mối quan hệ với Seoul, ông Kishida nhấn mạnh: “Bóng đang ở trên sân của Hàn Quốc".

Mặc dù ông Kishida coi quan hệ Nhật-Hàn là quan trọng, nhưng ông nói thêm rằng “rất khó để phát triển quan hệ song phương trừ khi Hàn Quốc bắt đầu chơi đúng luật".

Chính trường Nhật Bản và khả năng hình thành

Chính trường Nhật Bản và khả năng hình thành 'cuộc đua tam mã'

Hai ứng cử viên cìn lại và kém nổi bật hơn là bà Sanae Takaichi và Seiko Noda cũng có những phát biểu quan trọng về Hàn Quốc trong chiến dịch tranh cử.

Bà Sanae Takaichi theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn được coi là người ít có khả năng hàn gắn mối quan hệ với Hàn Quốc.

Bà ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật Bản, lập luận rằng những hành động của Tokyo trong chiến tranh bị phóng đại quá mức.

Tuy nhiên, ứng cử viên 60 tuổi này gần đây đưa ra tuyên bố: “Nhật Bản làm tổn thương lòng tự hào của người Hàn Quốc khi sáp nhập Bán đảo Triều Tiên và hệ thống phụ nữ “giải khuây” đã gây nỗi đau cho người dân Hàn Quốc", đồng thời nói thêm rằng những điều như vậy không bao giờ được lặp lại.

Dầu vậy, Seo Kyoung-duk, Giáo sư bộ môn nghệ thuật tự do tại Đại học Nữ sinh Sungshin đã chỉ trích bà Takaichi là thô lỗ khi nói rằng, Hàn Quốc không nên xây dựng bất cứ thứ gì trên đảo Dokdo/ Takeshima.

Trong khi đó, ứng cử viên Seiko Noda phát biểu rằng, các quốc gia nên nhìn về tương lai và tạo ra một môi trường tích cực cho các thế hệ mai sau.

Bà cho rằng, Hàn Quốc tập trung quá nhiều vào quá khứ và nước này cần tôn trọng các thỏa thuận trong quá khứ với Nhật Bản.

Theo nhận định của Giáo sư Lee, mặc dù bà Noda không có nhiều khả năng trúng cử, nhưng bà là lựa chọn tốt nhất để cải thiện mối quan hệ hai nước.

Lý do Tokyo triệu hồi Phó Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc

Lý do Tokyo triệu hồi Phó Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc

Báo Nikkei (Nhật Bản) ngày 1/8 đưa tin Phó Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc Soma Hirohisa đã bị triệu hồi về nước sau ...

Sự cố ngoại giao Nhật-Hàn: Hệ quả khó lường

Sự cố ngoại giao Nhật-Hàn: Hệ quả khó lường

Sự cố ngoại giao ngày 17/7 vừa qua không chỉ đẩy quan hệ Nhật-Hàn vướng căng thẳng mới, mà còn có thể để lại hệ ...

(theo Nikkei Asia)

Xem nhiều

Đọc thêm

UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc Anh đưa người sang Ukraine huấ

UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc Anh đưa người sang Ukraine huấ

Ukraine đã tấn công bằng UAV vào thành phố Kazan của Nga, ngày 21/12, gây thiệt hại cho các tòa nhà dân cư và tạm thời đóng cửa sân bay.
Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng tin rằng 3 khu dân cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ phát triển toàn diện, trở thành hình mẫu của những thôn làng hạnh phúc và ...
Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của LHQ cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường xuyên và dữ dội.
Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Câu chuyện phía sau tài xế lái xe đâm vào khu chợ Giáng sinh ở Đức, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.
Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Người ta tin rằng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, trong đó có việc thả các con tin Israel, sắp được thực hiện.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Phiên bản di động