Bầu cử Mỹ: 90 phút đấu khẩu 'kinh hoàng', ứng cử viên chưa hả hê, cử tri thất vọng

Thu Hiền
TGVN. Sau cuộc tranh luận bão táp giữa hai ứng cử viên Bầu cử Mỹ, cử tri đa phần có phản ứng tiêu cực khi thứ họ thấy đơn giản chỉ là một màn đấu khẩu hơn thua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Mỹ: 90 phút đấu khẩu 'kinh hoàng', ứng cử viên chưa hả hê, cử tri thất vọng
Ai chiến thắng trong cuộc Bầu cử Mỹ vẫn khó đoán định dù 3/11 đang tới gần. (Nguồn: AP)

Ngày 29/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump của đảng Cộng hòa và ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ đã gặp nhau tại thành phố Cleveland, bang Ohio trong một cuộc tranh luận trực tiếp kéo dài 90 phút mà giới quan sát gọi là “một trận bão kinh hoàng”.

Dưới sự điều phối của phóng viên Chris Wallace, người dẫn chương trình của kênh Fox News, hai ứng cử viên đã tranh luận về 6 vấn đề gồm: Tòa án Tối cao, dịch Covid-19, tính liêm chính của cuộc bầu cử, nền kinh tế Mỹ, sắc tộc và bạo lực tại các thành phố và thành tích chính trị của mỗi ứng cử viên.

Tổng thống Trump trốn thuế thu nhập cá nhân

Ngay trước khi diễn ra cuộc tranh luận, ông Biden đã có một “vũ khí lợi hại” để chống lại ông Trump. Tối 27/9, tờ New York Times đưa tin rằng, ông Trump đã không trả một đồng thuế thu nhập cá nhân nào trong tổng số 10 năm thuộc giai đoạn từ 2000-2015. Ngoài ra, trong năm thắng cử (2016) và năm đầu tiên làm tổng thống (2017), ông Trump chỉ nộp 750 USD thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách liên bang - một con số thấp ở mức phi lý.

Ban vận động tranh cử của ông Biden đã nhanh chóng tranh thủ tin tức này, đăng tải một nội dung quảng cáo trên mạng nhấn mạnh rằng, những người lao động như giáo viên, nhân viên cứu hỏa và y tá đều trả mức thuế thu nhập cá nhân cho liên bang ở mức trung bình cao hơn đáng kể so với Tổng thống Trump.

Trong cuộc tranh luận, ông Trump khẳng định đã trả hàng triệu USD tiền thuế thu nhập liên bang trong năm 2016 và 2017. Khi bị đối thủ Joe Biden yêu cầu ông công khai tờ khai thuế, Tổng thống Trump cho biết ông Biden sẽ thấy được điều đó ngay sau cuộc tranh luận, tuy nhiên ông từ chối đưa ra thông tin cụ thể số tiền ông đã trả thuế thu nhập liên bang trong hai năm 2016 và 2017.

Chính sách ứng phó với dịch Covid-19 của ông Trump

Không có vấn đề nào chi phối cuộc bầu cử tổng thống năm nay nhiều hơn đại dịch Covid-19. Dịch bệnh không chỉ buộc cả hai bên phải cân nhắc lại cách thức vận động tranh cử mà cách thức Tổng thống Trump ứng phó với dịch bệnh đã trở thành một nội dung quan trọng mà ông Biden thường sử dụng để tấn công Tổng thống Trump. Cuộc tranh luận là một cơ hội để ông Biden tấn công trực tiếp về vấn đề này.

Trong khi đó, ông Trump vẫn lặp đi lặp lại quan điểm của mình về dịch bệnh: Ông đổ lỗi cho Trung Quốc, nhấn mạnh chính quyền đang tăng cường xét nghiệm sàng lọc bệnh nhân và đề cập khả năng sẽ sớm phê duyệt một loại vaccine phòng bệnh.

Trên thực tế, tại cuộc tranh luận, khi bị đối thủ truy vấn về trách nhiệm của Chính phủ Mỹ đối với đại dịch và việc Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, ông Trump phát biểu không thể biết được có bao nhiêu người chết vì Covid-19 ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nga… vì các nước này không đưa ra câu trả lời thẳng thắn và con số thực tế.

Ngoài ra, khi bị ứng cử viên Biden chỉ trích về việc ông thường xuyên nghi ngờ tính hiệu quả của việc đeo khẩu trang, ông Trump cũng bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề này khi nói rằng “các nhà khoa học hàng đầu trong chính quyền đã thay đổi quan điểm”.

Đề cử thẩm phán Tòa án Tối cao

Việc đảng Cộng hòa thúc đẩy phê chuẩn đề cử thẩm phán Tòa án Tối cao chỉ vài tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống, bỏ qua cả nguyên tắc do chính họ đặt ra 4 năm trước, khiến vấn đề này trở thành trọng tâm trong cuộc tranh luận.

Nếu bà Amy Coney Barrett do ông Trump đề cử được phê chuẩn vào vị trí này, phe bảo thủ sẽ có tỉ lệ đa số 6/3 tại Tòa án Tối cao, là lợi thế lớn để họ thúc đẩy được các mục tiêu rất lớn như bãi bỏ Chương trình Obamacare và lật ngược quyết định mang tính bước ngoặt trong năm 1973 trong vụ “Roe kiện Wade” với nội dung hợp pháp hóa việc nạo phá thai trên toàn nước Mỹ.

Trong buổi tranh luận, Tổng thống Trump đã khẳng định việc đề cử người thay thế cố thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg là quyền của ông, bởi ông và đảng Cộng hòa đã thắng trong cuộc bầu cử và cũng giành thắng lợi tại Thượng viện.

Chỉ trích quan điểm trên của Tổng thống Trump, ông Biden khẳng định, việc bổ nhiệm nên thực hiện sau cuộc bầu cử, đồng thời cho rằng, “nỗ lực thúc đẩy nhanh chóng người thay thế cố Thẩm phán Ginsburg của Tổng thống Trump đơn giản là muốn đưa người của đảng Cộng hòa vào Tòa án Tối cao Mỹ”.

Vấn đề sắc tộc và bạo lực

Nội dung tranh luận liên quan đến sắc tộc sẽ khiến các các lập luận cốt lõi của hai ứng cử viên va chạm trực tiếp với nhau.

Kể từ khi khởi động chiến dịch tranh cử, ông Biden nói rằng, việc ông Trump không lên án những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng tuần hành ở Charlottesville, bang Virginia năm 2017 chính là động lực chính khiến ông tham gia tranh cử năm nay. Lập luận của ông Biden rằng, “linh hồn của quốc gia” đang bị đe dọa một phần dựa trên những bình luận và hành động phân biệt chủng tộc của ông Trump mà đã khuyến khích những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng trên khắp đất nước.

Trong khi đó, ông Trump dành nhiều thời gian tại Đại hội Toàn quốc của đảng Cộng hòa để chỉ trích các hoạt động phá hoại tài sản và cướp bóc xảy ra trong các cuộc biểu tình tương đối hòa bình tại một số thành phố và cam kết sẽ đàn áp các cuộc biểu tình này. Ông cũng cảnh báo rằng, việc ông Biden thắng cử sẽ dẫn đến nhiều hỗn loạn hơn.

Tại cuộc tranh luận tối 29/9, ông Trump đã từ chối tố cáo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, đồng thời nhấn mạnh rằng, hầu hết những hoạt động bạo lực ông chứng kiến đều đến từ những người theo cánh tả, không phải từ cánh hữu.

Ông Biden kiên cường trước đòn “tấn công như vũ bão”

Trong cuộc tranh luận, Tổng thống Trump đã sử dụng sở trường tấn công ồ ạt để áp đảo đối thủ Joe Biden mà ông Trump thường gọi là “lão già lụ khụ”. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như ông Trump mong đợi.

Ông Biden đã thể hiện tốt trong cuộc tranh luận này, công thủ vững chắc, không mắc phải sai lầm mà đôi lúc còn dồn ông Trump vào thế bị động. Theo truyền thông của Pháp và Mỹ, sở trường đấu khẩu thô bạo của ông chủ Nhà Trắng không áp đảo được ông Joe Biden mà còn bị đối thủ phản kích hiệu quả.

Trong suốt thời gian tranh luận, Tổng thống Trump đã tìm đủ cách để “chụp mũ” ông Joe Biden là chính trị gia cực tả hoặc là “con tin” của phe cực tả, là một “ông già lẩm cẩm”, quên cả tên trường cũ, học dốt và tốt nghiệp hạng chót.

Trong khi đó, ông Joe Biden cũng không thiếu “tính chiến đấu” nhưng trầm tĩnh hơn. Ứng cử viên của đảng Dân chủ cũng đáp trả bằng bằng nhiều hình thức, từ lập luận vững chắc cho đến lăng mạ ông Trump là “thằng hề”.

Ai chiếm ưu thế?

Tranh luận giữa hai ứng cử viên là sự kiện then chốt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để giúp cử tri đánh giá kỹ hơn về các ứng cử viên. Cuộc tranh luận đã chứng tỏ ông Joe Biden có bản lĩnh đối đầu với Tổng thống Trump. Kết quả thăm dò do hãng CBS thực hiện ngay sau cuộc tranh luận cho thấy 48% cử tri cho rằng ông Biden chiến thắng, trong khi 41% nghiêng về ông Trump.

Kết quả cuộc thăm dò nói trên của CBS cũng cho thấy, có đến trên 8/10 số người theo dõi sự kiện đều đánh giá không khí chung của cuộc tranh luận là “tiêu cực”, bao gồm cả số người ủng hộ trung thành của mỗi ứng cử viên. Chỉ có 17% số người theo dõi nói rằng, họ có được thêm thông tin từ cuộc tranh luận, trong khi phần lớn đều cảm thấy “khó chịu”.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, 90 phút tranh luận “bão tố” không thay đổi nhiều sự lựa chọn của cử tri. Kết quả một cuộc thăm dò khác do Politico/Morning Cónult cho thấy, 86% cử tri cho biết, họ đã có quyết định từ lâu. Một trong những kết quả thăm dò gần nhất cho thấy, ông Biden hơn ông Trump 10 điểm (53%-43%).

Tuy vậy, không có gì chắc chắn, ông Ron Bonjean, một chiến lược gia của đảng Cộng hòa, nói rằng, mỗi bên đều ghi điểm ở mức độ nhất định nhưng nhìn chung, việc hai bên chỉ trích nhau về cá nhân có thể làm không ít cử tri thất vọng nhiều hơn là cảm thấy được khuyến khích.

Từ nay đến ngày bầu cử 3/11, ông Trump và ông Biden còn tranh luận với nhau thêm 2 lần nữa. Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo không nên kết luận vội vã bởi trong năm 2016, bà Hillary Clinton đã chiếm thế thượng phong trong cả 3 lần tranh luận với ông Trump, nhưng kết quả cuối cùng là ông Trump vẫn giành thắng lợi.

Chuyên gia Mỹ dự báo: Triều Tiên sẽ có chính sách gì sau bầu cử Mỹ ?

Chuyên gia Mỹ dự báo: Triều Tiên sẽ có chính sách gì sau bầu cử Mỹ ?

TGVN. Học giả Mỹ Marcus Noland, một chuyên gia về kinh tế chính trị, phân tích trên trang mạng nghiên cứu East West Center về ...

Tranh luận Trump-Biden: Sẽ có quy định mới đảm bảo 'trật tự' sau trận đầu hỗn loạn

Tranh luận Trump-Biden: Sẽ có quy định mới đảm bảo 'trật tự' sau trận đầu hỗn loạn

TGVN. Ngày 30/9, sau cuộc "so găng nảy lửa" đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa và Dân chủ, ...

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cảm ơn 'sự tán thành toàn diện' đối với chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cảm ơn 'sự tán thành toàn diện' đối với chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ

TGVN. Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cho rằng Covid-19 'đã không ngăn cản được chủ nghĩa đa phương hoạt động ở cấp cao nhất'.

(theo Reuters, CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Ngày 5/11, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tốn giấy mực nhất mỗi 4 năm. Cho đến giờ phút ấy, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì.
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố, Tehran sẽ đáp trả mọi hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ và an ninh của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động