Bầu cử Mỹ: Di sản đối ngoại của Tổng thống Trump và bài toán ông Biden phải giải nếu thắng cử

TGVN. Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, Tổng thống Trump đã thực hiện được một số cam kết nổi bật nhất mà ông đưa ra khi vận động tranh cử năm 2016, chẳng hạn như đánh giá lại mối quan hệ giữa Mỹ và NATO, từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran và rút quân Mỹ ra khỏi "các cuộc chiến tranh bất tận". Tuy nhiên, cho đến giờ vẫn còn nhiều cam kết mà ông chưa thực hiện được.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Mỹ 2020 và Covid-19: Hoả mù đắc dụng
Bầu cử Mỹ 2020: Đảng Cộng hòa chính thức đề cử ông Trump, ông Pence tiếp tục làm 'phó tướng' đắc lực
4043-6fe704ce-5993-4ef1-ad5d-33beb9c4d21d-biden-trump-2up
Nếu Tổng thống Trump bị đối thủ Joe Biden của đảng Dân chủ đánh bại trong cuộc bầu cử vào ngày 3/11 tới, thách thức lớn nhất mà chính quyền mới của Mỹ phải đối mặt là phục hồi vị thế quốc tế của Mỹ. (Nguồn: AP)

Giới phân tích, các cựu quan chức Mỹ và châu Âu cho rằng, nếu ông Trump bị đối thủ Joe Biden của đảng Dân chủ đánh bại trong cuộc bầu cử vào ngày 3/11 tới, thách thức lớn nhất mà chính quyền mới của Mỹ phải đối mặt là phục hồi vị thế quốc tế của Mỹ cũng như lòng tin của các nước đối với cường quốc số 1 thế giới này.

Ông Biden, từng là Phó Tổng thống dưới thời Tổng thống Barack Obama, sẽ tiếp quản một mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương rạn nứt, một mối quan hệ đối kháng sâu sắc (giữa Mỹ) với Trung Quốc và các chiến dịch gây sức ép thông qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào Iran, Syria và Venezuela. Dưới đây là đánh giá tổng quan về các ưu tiên chính sách quan trọng của chính quyền Tổng thống Trump và những thách thức tiềm tàng đối với ông Biden.

Trung Quốc - khó chọn cách ứng xử mới

Chủ đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016 là cáo buộc Trung Quốc đã "ăn cướp" của Mỹ và cam kết sẽ đạt được 1 thỏa thuận thương mại công bằng hơn với Trung Quốc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và tạo việc làm cho người dân Mỹ.

Sau gần 2 năm phát động cuộc chiến tranh thương mại "ăn miếng trả miếng" với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, cho đến giờ ông Trump mới chỉ xoay sở để đạt được giai đoạn 1 của một thỏa thuận thương mại như vậy.

Washington và Bắc Kinh đã áp thuế đối với hàng hàng trăm tỷ USD giá trị hàng hóa của nhau. Đại dịch Covid-19, bắt nguồn từ Trung Quốc và lây lan ra toàn cầu, tiếp tục đẩy mối quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong vòng vài thập kỷ, làm dấy lên những ngại về khả năng xảy ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Giới phân tích cho rằng, Chính quyền ông Biden (nếu ông Biden đắc cử) hầu như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì lập trường cứng rắn này. Tuy nhiên, ông Biden có thể sẽ "hạ giọng" để tạo cơ hội cho các cuộc tiếp xúc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thỏa thuận hạt nhân Iran

Năm 2018, ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với các cường quốc thế giới năm 2015, đồng thời tuyên bố ông có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn. Ông cũng phát động chiến dịch "gây áp lực tối đa" nhằm chặt đứt các nguồn thu nhập của Tehran.

Mặc dù đã gần 2 năm áp đặt các lệnh trừng phạt lên mọi lĩnh vực của Iran, từ nguồn thu dầu mỏ cho tới khoáng sản và Ngân hàng Trung ương Iran, song Washington hiện vẫn chưa thể thay đổi được thái độ của quốc gia Hồi giáo này và cũng chưa đưa được quốc gia này trở lại bàn đàm phán. Thay vào đó, căng thẳng leo thang đã đẩy 2 quốc gia tới bờ vực chiến tranh.

Ông Biden nói rằng, ông sẽ làm việc với Iran thông qua ngoại giao và sẽ tái tham gia thỏa thuận hạt nhân 2015, chỉ cần Iran quay trở lại tuân thủ các hạn chế mà thỏa thuận này đặt ra đối với chương trình hạt nhân của Iran.

NATO và các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Tổng thống Trump liên tục phàn nàn về việc nhiều đối tác của Mỹ trong NATO không đáp ứng các mục tiêu chi tiêu quốc phòng. Ông cũng đặt câu hỏi về tính hữu ích của tổ chức được thành lập năm 1949 này, thời kỳ khởi đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh với Nga. Những lời công kích của ông Trump đối với NATO đã khiến cho mối quan hệ của Mỹ với một số đồng minh châu Âu xấu đi. Tuy nhiên, hiện có thêm nhiều thành viên trong liên minh này tăng chi tiêu quốc phòng để đạt mục tiêu 2% GDP.

Năm nay, ông Trump cam kết sẽ cắt giảm số quân Mỹ tại Đức, cáo buộc Berlin đang lợi dụng Mỹ và không hoàn thành nghĩa vụ đối với NATO. Các nhà phân tích cho rằng, việc hàn gắn liên minh xuyên Đại Tây Dương này sẽ cần thời gian, tuy nhiên đây sẽ là một trong những nhiệm vụ dễ dàng hơn đang chờ chính quyền ông Biden.

Rút quân về nước

Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump hứa sẽ đứng ngoài các cuộc chiến tranh quốc tế và rút quân Mỹ tại Afghanistan về nước. Chiến tranh tại Afghanistan là cuộc chiến tranh dài nhất của nước Mỹ, hiện đã bước sang năm thứ 19.

Washington đã bắt đầu giảm quân số tại Afghanistan sau khi đạt được thỏa thuận với Taliban hồi tháng 2/2020, theo đó lên kế hoạch rút toàn bộ binh lính Mỹ. Tuy nhiên, việc rút quân này sẽ phụ thuộc vào kết quả các cuộc đàm phán giữa Taliban và Chính phủ Afghanistan, những cuộc hội đàm đã bị đình trệ thời gian qua.

Ông Trump cũng đã ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Syria. Quyết định này đã liên tục bị các phụ tá của ông Trump và quân đội phản đối. Tuy nhiên, số quân Mỹ tại Syria cũng đã giảm hơn một nửa.

Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu

Một trong những quyết định gây tranh cãi nhất của ông Trump là việc rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, điều mà ông hứa sẽ thực hiện trong chiến dịch tranh cử 2016.

Ông Trump nói rằng, thỏa thuận này tạo ra một gánh nặng tài chính và kinh tế khổng lồ đối với Mỹ, đồng thời cam kết sẽ đàm phán một thỏa thuận tốt hơn. Thế nhưng, một thỏa thuận mới vẫn chưa thành hình hài. Chiến dịch tranh cử của ông Biden khẳng định, ông Biden sẽ trở lại Thỏa thuận Paris và sẽ đi đầu trong một nỗ lực nhằm buộc các quốc gia lớn nghiêm túc hơn trong việc thực hiện các mục tiêu chống biến đổi khí hậu trong nội bộ của họ.

Trung Đông

Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump cam kết sẽ chuyển Đại sứ quán Mỹ ở Israel tới Jerusalem. Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của thế giới Arập nhưng lại nhận được sự tán dương từ phía Chính phủ Israel và những người ủng hộ chính phủ này, cũng như từ các tín đồ Thiên chúa giáo Phúc âm.

Kế hoạch Hòa bình Trung Đông của ông Trump bị người Palestine phản đối vì kế hoạch này cho phép Israel duy trì kiểm soát các khu định cư tại Bờ Tây, khu vực lâu nay vẫn là đối tượng tranh chấp. Tuy vậy, kế hoạch này cũng nhận được ý kiến tích cực từ phía một số quốc gia Arập.

Trong tháng này, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã bình thường hóa quan hệ với Israel trong một thỏa thuận lịch sử do Mỹ làm trung gian, một động thái được nhiều nhà phân tích cho là một chiến thắng trong chính sách đối ngoại của ông Trump tại thời điểm ông đang tụt lùi so với ông Biden trong các cuộc thăm dò dư luận.

Triều Tiên-ngoại giao "làm tan băng"

Ông Trump đã khiến thế giới kinh ngạc khi tham gia cuộc đàm phán chưa từng có tiền lệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Mặc dù ông vẫn chưa thể thuyết phục được ông Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân, song một số người tin rằng, quá trình ngoại giao "làm tan băng" giữa 2 nước có thể sẽ "đặt nền móng" cho Chính quyền Mỹ tương lai.

Mỹ sẽ cấp phép vaccine ngừa Covid-19 trước bầu cử?

Mỹ sẽ cấp phép vaccine ngừa Covid-19 trước bầu cử?

TGVN. Bloomberg đưa tin, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem xét bỏ qua những tiêu chuẩn theo quy định bình thường của ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020: Bỏ phiếu qua thư có khả thi?

Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020: Bỏ phiếu qua thư có khả thi?

TGVN. Trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có chiều hướng chững lại ở Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 dự kiến vẫn diễn ...

PHÂN TÍCH. Bầu cử Mỹ 2020: Trận chung kết bắt đầu

PHÂN TÍCH. Bầu cử Mỹ 2020: Trận chung kết bắt đầu

TGVN. Cuộc đua tranh ghế Tổng thống tại Mỹ đã thực sự nóng! Bầu cử Mỹ 2020 mang nhiều điểm độc đáo và đặc biệt, ...

Thu Hiền (theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Màn pháo hoa rực rỡ chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TP. Hồ Chí Minh: Màn pháo hoa rực rỡ chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa rực rỡ và đặc sắc đã làm mãn nhãn người dân TP. Hồ Chí Minh và du khách.
EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU mở cuộc điều tra đối với Facebook và Instagram do nghi ngờ không thực hiện đầy đủ các biện pháp chống tin giả.
Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Ngày 30/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này trong 24 giờ qua đã bắn hạ 6 tên lửa chiến thuật ATACMS của Ukraine do Mỹ sản ...
Vietlott 1/5, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 1/5/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 1/5, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 1/5/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 1/5 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 1/5/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia cáo buộc Nga vi phạm các quy định về không phận quốc tế khi can thiệp vào tín hiệu GPS ngày 29/4.
XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 1/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU mở cuộc điều tra đối với Facebook và Instagram do nghi ngờ không thực hiện đầy đủ các biện pháp chống tin giả.
Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Ngày 30/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này trong 24 giờ qua đã bắn hạ 6 tên lửa chiến thuật ATACMS của Ukraine do Mỹ sản xuất.
Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia cáo buộc Nga vi phạm các quy định về không phận quốc tế khi can thiệp vào tín hiệu GPS ngày 29/4.
Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản phản đối chuyến thăm của các nghị sĩ Hàn Quốc tới quần đảo tranh chấp Takeshima, nơi mà Seoul cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Dokdo.
Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Ngày 30/4, Trung Quốc cho biết đại diện Hamas và Fatah đã gặp nhau tại Bắc Kinh để 'thảo luận sâu sắc và thẳng thắn về việc thúc đẩy hòa giải nội bộ Palestine'.
Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động