Bầu cử Mỹ: Donald Trump vội vàng - Joe Biden điềm tĩnh, cử tri sẽ chọn ai cho bước ngoặt lịch sử?

Hiền Thu
TGVN. Cuộc Bầu cử Mỹ năm nay được đánh giá sẽ có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với nền chính trị nước Mỹ cũng như cục diện toàn cầu. Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Trump và ứng cử viên Joe Biden vừa qua lại càng khiến người Mỹ cảm thấy bối rối trước lựa chọn của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
soi chie u van de bien dong tu phien hop da i ho i do ng lhq
Bầu cử Mỹ năm nay được đánh giá có ý nghĩa lịch sử. (Nguồn: BBC)

Cuộc tranh luận ồn ào và hỗn loạn giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden là cơ hội đầu tiên để người dân Mỹ cân nhắc về lựa chọn của họ giữa hai ứng cử viên trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng này.

Tổng thống Trump bỏ lỡ cơ hội

Ông Trump đã bỏ lỡ một trong ba cơ hội ông có trong các cuộc tranh luận tổng thống năm nay để điều chỉnh đường đua mà ông rõ ràng đang bị tụt lại phía sau (căn cứ vào các cuộc thăm dò trên cả nước và tại các bang chiến trường). Những lần ngắt lời ứng cử viên Biden và người dẫn chương trình Chris Wallace của Trump trở thành những lời công kích rời rạc và không tập trung, và không thể làm “tổn thương” đối thủ. Ông Trump đã không thể hiện hình mẫu truyền thống của một tổng thống như những người tiền nhiệm. Những người ủng hộ nòng cốt nhất của ông đánh giá cao việc ông sẵn sàng thổi bùng chính trường. Tuy nhiên, khó có khả năng các cử tri mà ông Trump cần lôi kéo cảm thấy thuyết phục bởi sự thể hiện hùng hổ này của ông.

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa, những người đang chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử vào tháng 11 tới đã rất tức giận trước sự tập trung gần như duy nhất của ông Trump vào các cử tri nòng cốt.

Trước lượng khán giả đông nhất mà ông từng xuất hiện kể từ khi nhậm chức năm 2016, ông Trump lại một lần nữa nhắm vào mục tiêu hẹp đó. Aaron Kall, giám đốc phụ trách các cuộc thảo luận tại trường Đại học Michigan, nói: “Tổng thống Trump cần lôi kéo các cử tri ôn hòa và ở khu vực ngoại ô với việc thúc đẩy chủ nghĩa lạc quan và một chương trình nghị sự tiên tiến cho nhiệm kỳ hai. Thay vào đó, bức tranh ảm đạm về tội phạm và căng thẳng sắc tộc lại bao trùm khắp cả nước”.

Tổng thống đã không có sự chuẩn bị tranh luận bao quát về các vấn đề trước ngày 29/9, nhưng ông đã chuẩn bị trước kế hoạch mà ông vẫn thường thực hiện: ngắt lời ứng cử viên Biden để công kích ông ta, gia đình ông ta và những gì ông Biden đã thể hiện tại Thượng viện và Nhà Trắng.

Ông Trump nói rằng có thể có tới thêm hàng trăm nghìn người Mỹ khác tử vong do Covid-19 nếu ông Biden giữ vị trí tổng thống. Tuy nhiên, không hề có gì chứng minh cho điều đó.

Ông Trump cũng công kích ứng cử viên Biden vì không lớn tiếng hơn trong việc ủng hộ thực thi pháp luật, cho rằng ông Biden không muốn nói ra vì lo sợ mất đi sự ủng hộ của các cử tri cánh tả cấp tiến. Để công kích tuổi tác và trí nhớ của ông Biden, Tổng thống Trump thậm chí còn nói rằng ông Biden, một người hơn ông chưa đầy 4 tuổi không thể nhớ được ông đang nói những gì.

Ứng cử viên Biden thể hiện sự điềm tĩnh

Trong nhiều tháng qua, các chiến lược gia đảng Dân chủ lo ngại rằng ông Biden có thể mất bình tĩnh và “mắc bẫy” của Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, ông Biden, một người đã quen với hai cuộc tranh luận cho chức phó tổng thống và hàng chục cuộc tranh luận với các ứng cử viên khác trong đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2008 và 2020, chủ yếu tỏ ra điềm tĩnh và chỉ thể hiện sự tức giận trước phát biểu của ông Trump xem thường các cựu chiến binh và các thành viên trong quân đội.

Khi con trai út của ông bị công kích, ông Biden đã nói ra những lời tâm huyết nhất: “Con trai của tôi, giống như nhiều người khác, giống như nhiều người mà chúng ta biết, có vấn đề về ma túy”. Ông McKinney nhận xét: “ông Joe Biden đã né tránh những câu nói hớ và sai lầm trong tối 29/9 mà có thể có lợi cho lập luận của Tổng thống Trump rằng ông Biden đã quá già và không phù hợp để trở thành tổng thống”.

Cuộc tranh luận tối 29/9 sẽ giúp thu hẹp tỷ lệ cử tri đang do dự, nhưng không hẳn ở mức độ đáng kể. Trên thực tế, nó có thể dẫn tới hậu quả hiếm thấy đó là làm thu hẹp tổng số cử tri.

Frank Luntz, chuyên gia thăm dò ý kiến của đảng Cộng hòa, người tiến hành cuộc điều tra về cuộc tranh luận này, cho biết một số cử tri chưa quyết định nói rằng họ đã quyết định không đi bỏ phiếu nữa.

Ngay cả trước cuộc tranh luận, các cuộc thăm dò cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ người dân Mỹ vẫn chưa quyết định về lựa chọn của họ. Michael Bitzer, nhà chính trị học tại trường Đại học Catawba, nói: “Đối với một số ít cử tri đang do dự, nếu họ có thể ngồi lại xem hết 1 giờ 15 phút cuộc tranh luận ngắt quãng đó, họ hẳn vẫn chưa biết chắc được họ sẽ đưa ra lựa chọn nào. Đối với đa phần những người Mỹ đã đưa ra lựa chọn, tôi hoài nghi về việc họ đã nhận thấy được điều gì khiến họ thay đổi quan điểm”.

Cuộc bầu cử mang ý nghĩa lịch sử

Hãy xem xét một tiền lệ bất kỳ trong lịch sử bầu cử Mỹ, kết quả của mỗi cuộc bầu cử trong số này đều tác động tới đường hướng và chính sự tồn tại của nền cộng hòa Mỹ. Cuộc bầu cử có kết quả sít sao năm 1800 giữa ông Aaron Burr, một nhân vật vô nguyên tắc với xu hướng độc tài (có thể được ví với Tổng thống Donald Trump thời đó) và cựu Tổng thống Thomas Jefferson là một ví dụ đáng chú ý.

Hay cuộc cạnh tranh năm 1860 mà trong đó cựu Tổng thống Abraham Lincoln đối đầu với ông Stephen Douglas, trong bối cảnh cuộc nội chiến Mỹ sắp nổ ra. Hoặc cuộc bầu cử năm 1932 trong thời kỳ Đại suy thoái, mà những rủi ro khi đó lớn đến nỗi khi có người cảnh báo cựu Tổng thống Franklin D. Roosevelt rằng người ta sẽ coi ông là vị tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ nếu kế hoạch khôi phục kinh tế của ông thất bại, ông Roosevelt đã trả lời: “Nếu chương trình này thất bại, thì tôi sẽ là vị tổng thống cuối cùng của nước Mỹ”.

Các nhà sử học, nhà khoa học chính trị, nhà ngoại giao, quan chức an ninh quốc gia và các chuyên gia khác có sự đồng thuận rất đáng chú ý khi họ đều cho rằng cuộc cạnh tranh vào Nhà Trắng giữa Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và cựu Phó tổng thống Joe Biden tháng 11 tới đây cũng có tác động to lớn không kém gì những tiền lệ lịch sử nói trên. Quả thật, tác động của nó rất có thể còn lớn hơn thế, khi xét tới vai trò trung tâm hiện nay của Mỹ trong hệ thống toàn cầu.

Tổng thống Trump và vợ xác nhận dương tính với Covid-19, ông Biden phải làm sao?

Tổng thống Trump và vợ xác nhận dương tính với Covid-19, ông Biden phải làm sao?

TGVN. Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông và đệ nhất phu nhân Melania Trump đã có kết quả ...

Tranh luận Trump-Biden: Sẽ có quy định mới đảm bảo 'trật tự' sau trận đầu hỗn loạn

Tranh luận Trump-Biden: Sẽ có quy định mới đảm bảo 'trật tự' sau trận đầu hỗn loạn

TGVN. Ngày 30/9, sau cuộc "so găng nảy lửa" đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa và Dân chủ, ...

Cố vấn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ 'bỏ cuộc' vào giai đoạn quan trọng, vì sao?

Cố vấn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ 'bỏ cuộc' vào giai đoạn quan trọng, vì sao?

TGVN. Ông Brad Parscale, Cố vấn cấp cao cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump, xin từ chức để giải ...

(theo The Hill)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Đọc thêm

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động