Bầu cử Mỹ: Mông lung cuộc chiến Tổng thống - truyền thông

Phan Quân
TGVN. Điều mắt thấy, tai nghe từ các kênh truyền thông lớn ở Mỹ liệu đã phản ánh đúng thực trạng cuộc bầu cử Tổng thống nóng lên từng ngày tại Washington? Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Mỹ: Đông Nam Á muốn ai làm Tổng thống Mỹ?
Bầu cử Mỹ 2020: Mỹ tố Nga 'bôi nhọ' ứng cử viên Tổng thống, ông Biden lập kỷ lục
0736-99-tyng-thyng-donald-trump-tham-dy-myt-cuyc-hyp-bao-tyi-nha-tryng-ngay-118-nguyn-getty-images
Tổng thống Donald Trump tham dự một cuộc họp báo với giới truyền thông tại Nhà Trắng ngày 11/8. (Nguồn: AP)

Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ sắp điểm. Đó cũng là lúc Tổng thống Donald Trump sắp kết thúc nhiệm kỳ của mình. Tuy nhiên, những cuộc chiến đeo đuổi ông, từ đối đầu với đảng Dân chủ, ứng cử viên Tổng thống Joe Biden, những cựu quan chức và nhân viên dưới quyền như ông John Bolton, Michael Cohen hay tranh cãi về pháp lý xung quanh tờ khai thuế, xâm hại tình dục…thì chưa. Và có lẽ, cuộc chiến giữa ông chủ Nhà Trắng và giới truyền thông đại chúng tại Mỹ là dai dẳng hơn cả.

Ngay từ trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông đã gọi các kênh truyền thông lớn tại Mỹ như CNN, New York Times, The Washington Post… là “tin giả”. Khi đắc cử Tổng thống, ông đã nhiều lần chỉ đạo cấm cửa một số phóng viên từ các đài này tới họp báo. Những kênh truyền thông được “điểm mặt chỉ tên” cũng chẳng ngại đáp trả bằng một loạt bài xoáy sâu vào chính sách của Nhà Trắng, khai thác triệt để đời tư cá nhân trước và trong thời gian ông Trump làm Tổng thống.

Tuy nhiên, chiến tranh không có kẻ thắng, chỉ có người thua. Cuộc đối đầu giữa ông chủ Nhà Trắng và giới truyền thông Mỹ cũng chẳng phải là ngoại lệ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Người chịu thiệt hại đầu tiên, không ai khác chính là đương kim Tổng thống. Truyền thông đại chúng là một trong những cầu nối hữu hiệu giữa các cử tri và chính giới Washing. Khi cây cầu đó đứt gãy, mọi chuyện khó có thể tốt đẹp. Ông Trump đã gây chiến với giới truyền thông từ đầu nhiệm kỳ và khi bầu cử đang tới gần, hệ quả mà ông phải gánh chịu từ cuộc chiến ấy ngày một rõ.

Cử tri Mỹ, mong muốn tìm kiếm thông tin hữu ích để đưa ra lựa chọn cho cuộc bầu cử sắp tới thông qua công cụ tìm kiếm Google, sẽ chỉ thấy nhiều cái tên quen thuộc như CNN, New York Times, The Washington Post, Vox, với hàng loạt bài nhấn mạnh khoảng cách tỷ lệ ủng hộ giữa ông Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Ứng cử viên Joe Biden

Nhiều người sẽ thắc mắc: “Vậy ông Joe Biden có phải là người hưởng lợi từ cuộc chiến giữa giới truyền thông và ông Donald Trump?” Câu trả lời là không hẳn, mặc dù kể từ khi tham gia tranh cử Tổng thống, tần suất xuất hiện của ông Biden trên truyền thông đại chúng Mỹ tăng mạnh.

Nếu truy cập vào CNN ngày 8/9, người ta sẽ thấy một loạt bài tấn công ông Trump như tuyên bố vô căn cứ về ông Biden trong chiến dịch tranh cử, thị trường chứng khoán ảm đạm hay chỉ trích của một vị tướng về hưu dành cho đương kim Tổng thống. Tất cả thông tin này tạo cảm giác không tốt cho người đọc.

Trong khi đó, những bài báo đề cập ông Joe Biden thường mang giọng điệu tích cực, phần nào phóng đại ưu thế về tỷ lệ ủng hộ của ông so với đương kim Tổng thống Donald Trump, hay chính sách thu hút cử tri ở “hai mặt trận” của ông Biden như trong một bài báo ngày 8/9, dù bản thân sự chênh lệnh này không còn nhiều, đang dần thu hẹp và có thể bị đảo ngược vào bầu cử tháng 11 tới. Quan trọng hơn, điều này có thể tạo ra “cảm giác an toàn giả tạo” đối với đội ngũ tranh cử của ông Joe Biden, một trong các yếu tố làm nên thất bại của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton năm 2016.

1422-99-myt-bai-bao-cya-cnn-vy-byu-cy-tyng-thyng-my-ynh-chyp-man-hinh
Một bài báo trên trang CNN ngày 8/9 về bầu cử Tổng thống Mỹ. (Ảnh: Chụp màn hình)

Giới truyền thông Mỹ

Tuy nhiên, điều này cũng mang đến hệ quả không mong muốn với giới truyền thông Mỹ. Vai trò của truyền thông đại chúng trước thềm bầu cử là cung cấp thông tin trung thực, giúp cử tri xây dựng đánh giá, góc nhìn tổng thể về hai ứng cử viên, qua đó tìm kiếm sự lựa chọn phù hợp. Nếu ai đã từng xem bộ phim The Post (2017), chắc hẳn sẽ khó quên cách tờ The Washington Post, dưới Tổng biên tập nữ đầu tiên Katherine Graham và New York Times, dưới sự chỉ đạo của Tổng biên tập kỳ cựu Ben Bradlee đã đóng vai trò then chốt ra sao trong tiết lộ Hồ sơ Lầu Năm Góc về vai trò của Mỹ tại Đông Nam Á, cũng như phanh phui vụ Watergate, bất chấp áp lực từ Nhà Trắng, qua đó tác động đáng kể tới kết quả cuộc bầu cử Mỹ ngay sau đó.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, ngay cả hai tờ báo này cũng đang sa đà vào chỉ trích ông Trump, nhấn mạnh chậm trễ của Nhà Trắng trong xử lý đại dịch Covid-19 hay thông tin sai lệch về Hydrochloroquine, xoáy vào câu chuyện khai thuế hay đời tư của Tổng thống. Ngược lại, những thành tựu mà ông chủ Nhà Trắng đạt được trong 4 năm qua, dù là kinh tế hay chính trị, lại không được nhắc đến nhiều. Điều này có thể tác động nghiêm trọng đến tính khách quan, toàn cảnh của truyền thông Mỹ về lâu dài.

Cử tri Mỹ

Quan trọng hơn, cuộc chiến giữa giới truyền thông và ông Donald Trump sẽ tác động tiêu cực tới quyết định của cử tri Mỹ. Như đã đề cập, truyền thông đại chúng là một trong những cầu nối hữu hiệu kết nối các cử tri với chính giới. Chọn lọc thông tin là bài toán khó với các quốc gia trong kỷ nguyên thông tin, công nghệ số hiện nay và tại Mỹ, vấn đề này đang hiện hữu hơn bao giờ hết. Việc lạc giữa ma trận những chỉ trích, tâng bốc, trong khi thiếu vắng các thông tin khách quan, mang tính toàn cảnh sẽ khiến cho cử tri Mỹ phân vân trong lựa chọn nhà lãnh đạo tiếp theo. Vì thế, tương lai của xứ cờ hoa sau tháng 11 tới sẽ ngày càng khó đoán định hơn.

Điểm danh khối tài sản 'bốc hơi' hàng trăm triệu USD của Tổng thống Trump

Điểm danh khối tài sản 'bốc hơi' hàng trăm triệu USD của Tổng thống Trump

TGVN. Giá trị các tòa nhà văn phòng của Tổng thống Trump giảm mạnh, bên cạnh các khách sạn thuộc sở hữu của gia đình ...

Bầu cử Mỹ 2020: Khám phá đại bản doanh của đế chế bất động sản Donald Trump

Bầu cử Mỹ 2020: Khám phá đại bản doanh của đế chế bất động sản Donald Trump

TGVN. Dù nằm trong tầm ngắm của các cuộc biểu tình hay điều tra bầu cử Tổng thống Mỹ, tòa tháp Trump tại New York ...

Nhiệm kỳ của ông Trump - Bước ngoặt của chính trường thế giới?

Nhiệm kỳ của ông Trump - Bước ngoặt của chính trường thế giới?

TGVN. Trong bối cảnh nước Mỹ đang bước vào chặng đua nước rút của chiến dịch bầu cử Tổng thống năm 2020 và cả hai ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Đọc thêm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Đến thời điểm hiện tại, có 13 trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024.
Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Được tặng danh hiệu Gương sáng Pháp luật, với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, là sự ghi nhận đối với cán bộ ngoại giao làm công tác pháp luật.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động