Bầu cử Mỹ: Nếu không tái đắc cử, Covid-19 không phải là lý do duy nhất để Tổng thống Trump đổ lỗi

Thu Hiền
TGVN. Rõ ràng, Covid-19 là một "tiếng sét" bất thình lình không mong muốn đến với Tổng thống Trump trong những giai đoạn quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, nếu thất bại, Covid-19 không phải là căn nguyên duy nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
1354-president-trump-accepted-the-republican-nomination-for-president-on-thursday-night-caroline-amenabar-npr
Tổng thống Trump được cho là đang gặp phải rất nhiều vấn đề trong những giai đoạn bầu cử quan trọng. (Nguồn: QT)

Cuộc đối đầu về "điều không mong muốn"

Một số lượng lớn cử tri Mỹ đang bắt đầu bỏ phiếu bầu Tổng thống thông qua bưu điện thay vì phải đi đến địa điểm bỏ phiếu giữa mùa đại dịch. Mặc dù Tổng thống Trump đang cố gắng phủ nhận hình thức bỏ phiếu qua thư, song chiến dịch tranh cử dường như đang làm mất đi ngày càng nhiều cử tri hơn.

Tổng thống Donald Trump được cho là đã xử lý một cách vụng về dịch Covid-19. Đại dịch đã cướp đi sinh mạng của khoảng hơn 200.000 người Mỹ, khiến số cử tri chọn hình thức bỏ phiếu qua bưu điện thay vì phải đến tận địa điểm đặt hòm phiếu gia tăng với con số chưa từng có tiền lệ.

Điều này đồng nghĩa với việc ông Trump hoặc ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden có thể “chiến thắng” ở một bang nào đó vào ngày 3/11, nhưng kết quả có thể thay đổi khi tất cả số phiếu bỏ qua bưu điện được kiểm đếm.

Khả năng có thể xuất hiện các kết quả kiểm phiếu gây tranh cãi, nhất là khi kết quả cho thấy ông Trump không giành phần thắng về mình. Điều này có thể biến một trong những cuộc bầu cử mang tính chất hệ lụy nhất trong lịch sử của Mỹ thành một mớ hỗn loạn.

Cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong bối cảnh đầy khó khăn thách thức giống như ngoại cảnh của thời chiến: đại dịch Covid-19, sự sụp đổ của nền kinh tế Mỹ, và 22 triệu việc làm đã "bốc hơi" mà không có hy vọng mảy may nào về khả năng những công ăn việc làm này sẽ được khôi phục.

Những vụ cháy rừng kỷ lục nhấn chìm bờ biển Phía Tây càng như "bồi thêm lửa" cho bầu không khí lo lắng...

Cuộc bầu cử cũng sẽ là cuộc đối đầu chủ yếu về điều mà cả hai chính đảng của Mỹ không mong muốn. Đảng Dân chủ muốn biến cuộc bầu cử trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về cách hành xử của đương kim Tổng thống, những vấn đề lớn dưới thời ông Trump và tình trạng tham nhũng của chính quyền.

Trong khi đó, đảng Cộng hòa lại muốn sử dụng cuộc bầu cử để đưa ông Biden trở thành tâm điểm của sự chú ý nhằm hạ thấp vị thế của ông Biden, coi vị cựu Phó Ttổng thống Mỹ chỉ như một con rối của phe cánh tả trong đảng Dân chủ.

Chiến lược gần đây của ông Trump là nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi cho những phụ nữ sống tại vùng ngoại ô, nhóm cử tri mà ông cần giành sự ủng hộ. Đương kim Tổng thống sử dụng chiến thuật tung tin gây hiểu nhầm trong cộng đồng cử tri nữ này khi nói rằng đảng Dân chủ ủng hộ nhà ở giá rẻ, hàm ý rằng ông Biden sẽ gây ra tình trạng tội phạm và bạo lực tới vùng lân cận của họ.

Thế nhưng, chiến thuật này của ông Trump cho tới nay cũng không thu hút được sự ủng hộ của tầng lớp nữ giới này. Ngoài ra, nỗ lực cũng không thể thuyết phục được tầng lớp cử tri dao động để họ nghĩ rằng ông Biden, một chính trị gia ôn hòa lâu đời, sẽ chịu sự kiểm soát của cánh tả.

Những bước đi vội vàng

Việc ông Biden, nếu trở thành Tổng thống, sẽ làm việc hiệu quả tới đâu phụ thuộc nhiều vào việc liệu đảng Dân chủ, hiện kiểm soát Hạ viện, có khả năng kiểm soát cả Thượng viện Mỹ hay không. Để làm được điều này, đảng Dân chủ cần có thêm 3 ghế trong Thượng viện.

Trong bối cảnh ông Biden đang dẫn trước ông Trump trong các cuộc thăm dò dư luận toàn quốc cũng như chiếm được sự ủng hộ của nhiều Nghị sĩ ở Thượng viện, việc đảng Dân chủ nắm được quyền kiểm soát Thượng viện dường như khả thi.

Đảng Dân chủ ca ngợi ông Biden như một người đàn ông lịch sự và chuẩn mực. Không giống như ông Trump, ông Biden không khoét sâu vào sự thù địch chủng tộc và không gây chia rẽ quốc gia.

Trải qua những mất mát gia đình to lớn, ông Biden thể hiện bản thân là một người đối nghịch tính cách với một Tổng thống Donald Trump thiếu lòng cảm thông. Đảng Dân chủ đang sử dụng sự đối nghịch này một cách rất hiệu quả.

Việc lựa chọn nữ Nghị sỹ Kamala Harris có mẹ là người Ấn Độ và cha là người Jamaica làm liên danh tranh cử là điều dễ hiểu trong nội bộ đảng Dân chủ.

Mặc dù những toan tính cốt lõi của ông Biden vẫn chưa thực sự được hé lộ, song sự lựa chọn này cho thấy ông Biden đã thực hiện cam kết mà ông đã đặt ra từ mùa Xuân, thời điểm mà vị thế ứng cử viên Tổng thống của ông không mấy thuận lợi để có thể lựa chọn một nữ giới là phó tướng của mình.

Thế nhưng, tình thế đòi hỏi ông buộc phải lựa chọn một liên danh tranh cử là người da màu, và đảng Dân chủ hy vọng bà Kamala Harris có thể truyền năng lượng cho tấm vé Tổng thống của ông Biden.

Theo các cuộc thăm dò dư luận được cho là đáng tin cậy hơn so với các cuộc điều tra cách đây 4 năm, ông Biden hiện đang dẫn đầu ở các bang “dao động”, đủ để đạt được 270 phiếu đại cử tri cần thiết.

Tuy nhiên, nhiều đảng viên Dân chủ vẫn chưa hết bàng hoàng trước chiến thắng của ông Trump do số phiếu đại cử tri đem lại trong cuộc đua hồi năm 2016. Khi đó, chỉ một cách biệt mong manh tại 3 bang Michigan, Wisconsin và Pennsylvania đã đủ giúp ông Trump vượt lên trên đối thủ tranh cử, cho dù vị tỷ phú người Mỹ thua đậm xét theo số phiếu bầu phổ thông.

Hiện nay, ông Biden dẫn trước không quá cách biệt tại các bang “dao động”, bởi vậy lo ngại của đảng Dân chủ vẫn còn rất lớn. Đây có thể là lý do mà cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg quyết định cam kết tài trợ 100 triệu USD để giúp ông Biden chiến thắng tại bang “chiến trường” Florida.

Hiện nay, trong bối cảnh đại dịch có xu hướng xảy ra cùng một lúc với dịch cúm mùa, Covid-19 ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông Trump dường như vẫn không hiểu rằng ông không thể đẩy lùi sự lây lan dịch bệnh nếu cửa hàng mở cửa trở lại, học sinh đi học trở lại và các trận thể thao chuyên nghiệp được tổ chức.

Ngay cả quyết tâm của ông Trump để có thể tuyên bố việc phát triển thành công vaccine trước ngày bầu cử thì rõ ràng bất kỳ loại vaccine nào được thông qua sử dụng vào thời điểm đó cũng là một mối hoài nghi.

Nếu ông Trump thất bại vào tháng 11 tới, ông chỉ còn có thể đổ lỗi cho chính mình.

Bầu cử Mỹ năm 2020: Một số bang quan trọng bắt đầu tổ chức bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

Bầu cử Mỹ năm 2020: Một số bang quan trọng bắt đầu tổ chức bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

TGVN. Các trung tâm bỏ phiếu tại 4 bang của Mỹ gồm Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa vào ngày 18/9, cho ...

Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc đua sít sao tại các 'bang chiến trường'

Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc đua sít sao tại các 'bang chiến trường'

TGVN. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump và ông Joe Biden gần ngang ngửa ở các "bang chiến trường" như Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.

‘Bóng ma’ tin giả ám ảnh bầu cử Mỹ 2020

‘Bóng ma’ tin giả ám ảnh bầu cử Mỹ 2020

TGVN. Các trang mạng xã hội đang có các bước đi để hạn chế thông tin sai lệch và tin giả lan truyền trên nền ...

(theo Project-syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Đọc thêm

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng rất mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 6/5/2024: Giá vàng thế giới bế tắc, lộ điểm yếu lớn, vẫn là một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn

Giá vàng hôm nay 6/5/2024: Giá vàng thế giới bế tắc, lộ điểm yếu lớn, vẫn là một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn

Giá vàng hôm nay 6/5/2024 trên thị trường thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Nga Putin nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi hôm nay 6/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5 - xổ số hôm nay 6/5. trực tiếp xổ số miền Trung 6/5. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 6/5/2024. xổ số miền Trung thứ 2. ...
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Nga Putin nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine cho rằng Nga có kho dự trữ tên lửa nhất định và sẵn sàng sản xuất thêm. Ngoài ra, nước này hay sử dụng mục tiêu giả để đánh lạc hướng Kiev.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động