TIN LIÊN QUAN | |
Bầu cử Mỹ: Ai có thể đánh bại ông Trump? | |
Hậu luận tội, tiền bầu cử Mỹ: Phía cuối con đường |
Tổng thống Trump vẫn còn nhiều điều phải lo lắng trước cuộc bầu cử đang tới gần. (Nguồn: WSJ ) |
"Vận may" thực sự hay "cú hick" tạm thời
Sau khi ông Trump được “tha bổng” tại Thượng viện liên quan đến các cáo buộc luận tội và tự tin đọc một bản Thông điệp Liên bang, nơi ông có thể khoe thế mạnh của Mỹ, trước hết là nền kinh tế, tỷ lệ ủng hộ cho tổng thống đã đạt mức 49%, mức cao nhất kể từ khi ông nhậm chức.
Tuy nhiên, ông Trump có lý do để lo lắng. Việc tha bổng có thể chỉ là một “cú hick” tạm thời và tỷ lệ ủng hộ ông đáng lẽ phải cao hơn thế, nếu đề cập tình trạng kinh tế Mỹ.
Trong hoàn cảnh hiện tại của Tổng thống Trump có thể gợi nhớ lại tiền lệ của cựu Tổng thống George H.W. Bush, người có tỷ lệ ủng hộ tăng lên đến 91% sau Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và thành công trong việc trục xuất lực lượng của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein ra khỏi Kuwait. Trong một cuộc họp tại Phòng Bầu dục vào thời điểm đó, Michael J. Boskin - cựu Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Bush - đã cố gắng thuyết phục đội ngũ chính trị của tổng thống rằng, bất chấp thành công vừa đạt được, Tổng thống vẫn cần một chiến lược tốt hơn để đối phó với một cuộc suy thoái nhẹ vốn đã bắt đầu vào cuối năm 1990.
Ông Boskin đã lấy minh chứng rằng, thậm chí chiến thắng của Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai cũng chẳng thể cứu vãn sự thất bại của Thủ tướng Anh lúc ấy là Winston Churchill trong một cuộc bầu cử được tổ chức chưa đầy 3 tháng sau đó.
Còn trong trường hợp ở Mỹ, ông Bush, vốn đã tiên liệu trước rằng, phe đa số rất lớn của đảng Dân chủ ở cả hai viện trong Quốc hội sẽ ngăn cản bất kỳ điều luật nào mà ông đề xuất, vì vậy, ông Bush đã quyết định trì hoãn một chương trình nghị sự kinh tế táo bạo cho đến sau cuộc bầu cử. Ông Bush hy vọng rằng, một cuộc phục hưng của đảng Cộng hòa sẽ củng cố các cơ hội trong Quốc hội. Tuy nhiên, do sự phục hồi chậm chạp và sự xuất hiện của ứng cử viên bên thứ ba là ông Ross Perot, ông Bush đã bị đối thủ là cựu Tổng thống Bill Clinton đánh bại.
Về phần mình, ông Trump đã tránh khỏi gần như mọi sự đổ lỗi vì đã gây ra những thâm hụt ngân sách lớn. Tuy nhiên, đó là bởi các đề xuất của đảng Dân chủ thậm chí còn làm tăng mức thâm hụt hơn nữa.
Đồng thời, ông Trump có thể khoe về một tỷ lệ thất nghiệp thấp lịch sử, bao gồm cả với những người thiểu số, cũng như mức lương tốt. Ông Trump cũng có thể chỉ ra các thỏa thuận thương mại như Thỏa thuận Mỹ - Mexico - Canada, vốn sẽ bù đắp một phần thiệt hại từ các biện pháp thuế quan của ông.
Ông đã bảo đảm kinh phí để xây dựng lại quân đội và bổ nhiệm 2 thẩm phán có quan điểm bảo thủ cho Tòa án tối cao và nhiều thẩm phán mới cho các tòa án liên bang. Ông đã ký luật cải cách tư pháp hình sự lưỡng đảng và một gói cải cách thuế lớn, cũng như hạn chế một số quy định quá mức dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Tỷ phú Bloomberg sẵn sàng vét sạch tiền đánh bại Tổng thống Trump. (Nguồn: AP) |
Chưa rõ lợi thế thuộc về ai
Các mô hình dự đoán chính trị, chủ yếu dựa trên các điều kiện kinh tế cho thấy, ông Trump có lẽ sẽ giành chiến thắng dễ dàng vào tháng 11 tới, còn trên các thị trường cá cược cũng cho thấy ông nắm trong tay 60% cơ hội - một sự gia tăng khả quan kể từ thời điểm luận tội.
Tất nhiên, vấn đề của Tổng thống Trump là ông luôn bỏ lỡ những tin tốt bằng các cuộc tấn công hàng ngày trên mạng xã hội Twitter, điều này đã khiến một số cử tri mà ông cần rẽ ngoặt sang hướng khác.
Trong khi đó, đảng Dân chủ đang nổi lên các các ứng cử viên tiềm năng như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg. Các cuộc thăm dò cho thấy rằng, bất kỳ nghị sĩ đảng Dân chủ nào hiện đang tham gia chạy đua tranh cử đều sẽ đánh bại ông Trump. Tuy nhiên, những dự đoán đó có thể gây hiểu nhầm, bởi chúng không giải thích được sự vượt trội của ông Trump trong số các cử tri thực tế ở các bang mà ông cần giành được trong Đại cử tri đoàn.
Sau đó, mối đe dọa lớn nhất đối với ông Trump là một cuộc suy thoái kinh tế sẽ làm đảo ngược tình trạng việc làm và tăng lương, đồng thời gây ra một đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà dự báo nhận thấy, kịch bản này ít có khả năng xảy ra.
Một vấn đề khác chính là tâm trạng của các cử tri ở 8-10 bang dao động, nơi mà tỷ lệ ủng hộ các ứng cử viên của các đảng không chênh lệch quá nhiều. Ông Trump vẫn là một nhân vật phân cực mạnh và ván cược tái tranh cử chính là một cuộc trưng cầu dân ý về khả năng của ông lúc đương nhiệm.
Hiện tại, ứng cử viên Bloomberg của đảng Dân chủ đã chi hàng trăm triệu USD cho việc quảng bá, nhiều hơn tất cả các ứng cử viên khác cộng lại và sẵn sàng chi 1 tỷ USD để đánh bại ông Trump. Đến bây giờ, khả năng thắng cử của ông Bloomberg vẫn chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, việc các nghị sĩ đảng Dân chủ đoàn kết và thúc đẩy sự đồng lòng mạnh mẽ, đặc biệt là trong nhóm thiểu số và các cử tri trẻ hơn, rất có thể họ sẽ chiến thắng.
| Ngoại trưởng Mỹ công du châu Âu và Trung Á: Đối tác nhỏ, đối trọng lớn TGVN. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo có chuyến công du châu Âu và Trung Á. Sứ mệnh của ông Pompeo là gì? Chính ... |
| Bầu cử Mỹ 2020: Bang Iowa trì hoãn công bố kết quả bầu cử sơ bộ TGVN. Trưa 4/2 (giờ Việt Nam), đảng Dân chủ tại bang Iowa thông báo hoãn công bố kết quả cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên theo ... |
| Bầu cử Mỹ 2020: 'Phát súng lệnh' đầu tiên đã nổ, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng chính thức bắt đầu TGVN. Đúng 20h tối 3/2 theo giờ Mỹ (tức 8h sáng ngày 4/2 theo giờ Việt Nam), cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên theo ... |