Nhỏ Bình thường Lớn

Bầu cử ở Mỹ tác động thế nào tới quan hệ kinh tế Trung - Mỹ (Kỳ 2)

Sự điều chỉnh của chính quyền mới đối với cán cân thanh toán quốc tế và chính sách tài khóa có những hiệu ứng gì; nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai thế giới, Mỹ và Trung Quốc, cần chú ý đến những rủi ro nào vẫn còn tồn tại trong lĩnh vực kinh tế...? 
TIN LIÊN QUAN
bau cu o my tac dong the nao toi quan he kinh te trung my ky 2 Khai mạc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 8
bau cu o my tac dong the nao toi quan he kinh te trung my ky 2 Bầu cử ở Mỹ tác động thế nào tới quan hệ kinh tế Trung - Mỹ (Kỳ 1)

Báo TG&VN tiếp tục đăng tải cuộc thảo luận giữa ông Chung Vĩ, Phó Tổng biên tập Tạp chí “Ngoại hối Trung Quốc” với hai vị khách mời là chuyên gia kinh tế Hà Phàm và nhà nghiên cứu Mai Tân Dục thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc.

bau cu o my tac dong the nao toi quan he kinh te trung my ky 2
(Nguồn: CBC)

Ông Chung Vĩ: Mỹ dường như có một chút bất an về vị thế quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế và cán cân tài chính của đồng USD. Điều này có thể có liên quan đến mối lo lắng chiến lược toàn cầu của Mỹ. Ví dụ gần đây, mâu thuẫn giữa Mỹ và Saudi Arabia lại thêm phần gay gắt hơn, trong các vấn đề nhạy cảm như chống khủng bố và dự luật yêu nước. Saudi Arabia thậm chí đe dọa không loại trừ khả năng bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ trên quy mô lớn. Tương tự, thị trường cổ phiếu và trái phiếu Mỹ cũng phải đối mặt với áp lực điều chỉnh. Theo hai chuyên gia, sự điều chỉnh của Mỹ đối với cán cân thanh toán quốc tế và chính sách tài khóa có thể có những hiệu ứng lan tỏa gì?

Ông Hà Phàm: Mối ân oán giữa Mỹ và Saudi Arabia phần nhiều bắt nguồn từ yếu tố địa chính trị. Mỹ cảm nhận được chiến tuyến quá dài, mong muốn thu hẹp lại, nên đã thực hiện sách lược “thuật cân bằng” ở Trung Đông. Xuất phát từ cảm giác bất an, Saudi Arabia muốn tăng tính độc lập trong các quyết sách lớn của mình, có thể nhận thấy điều này trong một loạt chính sách gần đây của nước này.

Trong ngắn hạn, vị thế quốc tế của đồng USD sẽ không chịu nhiều thách thức. Sự thay đổi trong cán cân thanh toán trên một mức độ lớn chịu tác động từ sự tăng trưởng kinh tế. Nếu nền kinh tế Mỹ mạnh lên, nhập khẩu sẽ tăng, nhưng xuất khẩu có thể không đồng thời tăng lên. Sự điều chỉnh chính sách tài chính của Mỹ cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có sự nhanh hay chậm của tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phân cực chính trị, sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo, đều sẽ ảnh hưởng đến chính sách tài chính của Mỹ.

Ông Mai Tân Dục: Về lý thuyết, những nỗ lực điều chỉnh chính sách của Mỹ cần theo hướng giảm bớt thâm hụt thương mại và thâm hụt tài chính. Donald Trump đã có những tuyên bố bạo miệng về điều này. Theo đó nhiều người lo lắng dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, kinh tế Mỹ có thể chuyển sang hướng nội và làm tổn hại kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Đồng thời, một số nền kinh tế mới nổi coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh đang hy vọng sẽ nhân rộng con đường thành công tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc, một số lực lượng ở Mỹ cũng tìm cách thông qua các quốc gia này để mở cửa hơn nữa thị trường Mỹ, hỗ trợ họ ngăn chặn Trung Quốc, làm xói mòn thị phần của ngành sản xuất sử dụng nhiều sức lao động truyền thống của Trung Quốc.

Từ một góc độ khác, nếu kinh tế Mỹ trở nên tương đối hướng nội thì cũng có nghĩa là đối thủ cạnh tranh đi sau của Trung Quốc muốn tái tạo con đường thành công của Trung Quốc không phải là việc dễ dàng.

Bên cạnh đó, ứng cử viên Donald Trump chú trọng hơn tới sự phát triển kinh tế trong nước, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, điều đó cũng có nghĩa là cơ hội Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Mỹ, tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng của Mỹ sẽ nhiều hơn.

Về mâu thuẫn giữa Mỹ và Saudi Arabia, nếu Saudi Arabia bán tháo hết tài sản dự trữ đồng USD chính thức của mình, cho dù về chính trị hay kinh tế, nước này sẽ chịu tổn thương nhiều hơn so với số trái phiếu Mỹ mà Saudi Arabia nắm giữ trong tay, mà theo tuyên bố của phía Mỹ chỉ có 116,8 tỷ USD.

Từ những năm 1970, nhu cầu kinh tế của Mỹ đối với Saudi Arabia chủ yếu nằm ở hai phương diện: Saudi Arabia đem lại một nguồn cung dầu mỏ ổn định và đáng tin cậy cho Mỹ; đô la dầu mỏ chảy ngược hỗ trợ đồng USD trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Hiện nay, Mỹ về cơ bản đã đạt được sự độc lập về năng lượng. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers thậm chí còn coi xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt là điểm tăng trưởng lớn của nền kinh tế Mỹ trong những năm tới.

Ngoài ra, khi hệ thống Bretton Woods mới tan rã, Mỹ cần đôla dầu mỏ của Saudi Arabia và các nước khác chảy ngược để hỗ trợ đồng USD ổn định, điều mà hiện nay đã là hoàn toàn khác.

bau cu o my tac dong the nao toi quan he kinh te trung my ky 2
Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh minh họa. (Nguồn: China Expat)

Ông Chung Vĩ: Với tư cách là nền kinh tế lớn thứ nhất và lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc và Mỹ có lợi ích chung rất lớn, có sự bất đồng thậm chí xung đột lợi ích rõ rệt. Trước đây, người ta sử dụng cụm từ “tốt cũng không thể quá tốt, nhưng xấu cũng không quá xấu” để mô tả mối quan hệ Mỹ - Trung. Nhưng cùng với bầu không khí bảo thủ và biệt lập của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, mọi người bắt đầu lo ngại liệu Trung Quốc và Mỹ có khả năng thiết lập lòng tin có hiệu quả, kiểm soát được các xung đột. Theo hai chuyên gia, muốn thiết lập quan hệ nước lớn kiểu mới, Trung Quốc và Mỹ phải chú ý đến những rủi ro nào vẫn còn tồn tại trong lĩnh vực kinh tế?

Ông Hà Phàm: Quan hệ Trung - Mỹ đã bước vào một giai đoạn mới. Trung Quốc có thể cần phải sẵn sàng đối phó với sự xấu đi cục bộ trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Nếu bà Hillary Clinton được bầu, vấn đề an ninh trong quan hệ Trung - Mỹ sẽ trở nên nổi bật hơn, nếu ông Donald Trump được bầu, vấn đề thương mại có thể sẽ trở thành tâm điểm mâu thuẫn.

Sau khi Donal Trump lên cầm quyền, nguy cơ lớn nhất là chính sách của Mỹ sẽ trở nên khó lường hơn, và điều này dễ dẫn đến hiểu lầm và xung đột. Mức độ tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ đang giảm đi.

Xử lý mối quan hệ Trung - Mỹ cần áp dụng đường lối quản lý khủng hoảng, bỏ qua những va chạm nhỏ, tập trung chủ yếu vào các xung đột tiềm tàng và tăng cường khả năng dự báo đối với hành động của các bên, cần có nhận thức khách quan và tỉnh táo đối với sự khác biệt về lợi ích và lập trường của hai bên.

Ông Mai Tân Dục: Nếu Donald Trump lên nắm quyền, sự va chạm chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ có xu hướng giảm, va chạm kinh tế sẽ tăng lên trong một thời gian nhất định, nhưng không thể kéo dài.

Nếu đọc kỹ bài diễn văn về chính sách đối ngoại của Donald Trump hôm 27/4 sẽ thấy ngay phần mở đầu ông nói rõ rằng phải “dùng mục tiêu để thay thế sự mù quáng, dùng chiến lược để thay thế ý thức hệ, dùng hòa bình để thay thế hỗn loạn”. Ông Trump nhấn mạnh rằng nước Mỹ cần hiểu rõ “tăng cường và phổ biến văn minh phương Tây và những thành tựu của nó sẽ có thể kích thích những cải cách tích cực một cách có hiệu quả hơn sự can thiệp quân sự, thay vì cố gắng truyền bá những giá trị phổ quát không phải ai cũng muốn hoặc chia sẻ”.

Có thể dự đoán nếu tương lai của nước Mỹ bước vào thời đại của Trump, sự va chạm trực tiếp về ý thức hệ do Mỹ chủ động khiêu khích sẽ giảm đáng kể, xác suất Trung Quốc và Mỹ đạt một thỏa thuận thực dụng trên nền tảng sức mạnh cũng có thể tăng lên. Nếu Trung Quốc có thể hạn chế những chủ trương của nước Mỹ dưới thời Donald Trump ở nước ngoài thì điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ có cơ hội mở rộng toàn diện ảnh hưởng ở nước ngoài. Khi Trung Quốc tìm cách phát huy vai trò thì cần tích cực xử lý mọi việc ổn thỏa, thận trọng trong phát ngôn và hành động.

Tóm lại, theo quan điểm của hai chuyên gia, nếu bà Hillary Clinton trúng cử, khả năng tương đối lớn là chính sách kinh tế của Mỹ tiếp nối “giai điệu” của Chính quyền Obama. Còn nếu Donald Trump được bầu, chính sách kinh tế và ngoại giao của Mỹ có khả năng càng hướng nội và bảo thủ hơn.

Chuyên gia Hà Phàm và Mai Tân Dục cũng cho rằng, trong tương lai, không nhiều khả năng chính sách tài khóa và tiền tệ của Mỹ sẽ nới lỏng hơn nữa; và không có những đánh giá tích cực về triển vọng của TPP và TTIP hiện đang được Obama thúc đẩy.

Hà Phàm nhấn mạnh việc kiểm soát thận trọng rủi ro và khủng hoảng đối với triển vọng của quan hệ Trung - Mỹ. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Mai Tân Dục lại nhấn mạnh cần làm phai nhạt ý thức hệ đối với học thuyết Trump, nhấn mạnh sự kỳ vọng nhất định đối với những sự trao đổi kinh tế.

bau cu o my tac dong the nao toi quan he kinh te trung my ky 2 Trung - Mỹ: Ván cờ không hồi kết

Mâu thuẫn giữa quyền lực và lợi ích luôn là vấn đề khó rạch ròi trong quan hệ kinh tế Mỹ - Trung.

bau cu o my tac dong the nao toi quan he kinh te trung my ky 2 Mỹ - Trung đối thoại chiến lược và kinh tế thường niên

Có ít nhất 400 quan chức Trung Quốc đang có mặt tại Washington để tham gia Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - ...

bau cu o my tac dong the nao toi quan he kinh te trung my ky 2 Đối thoại Chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung: Ít bất ngờ

Phái đoàn đông đảo của Mỹ với gần 200 thành viên do Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner dẫn đầu ...

H.N (theo Ngoại hối Trung Quốc, số 11/2016)