Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

TS. Nguyễn Hùng Sơn
Học viện Ngoại giao
Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế, bởi Mỹ là một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn hàng đầu thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động
Hai ứng cử viên Tổng thống Kamala Harris và Donald Trump có tỷ lệ ủng hộ rất sít sao. (Nguồn: The Bulletin Time)

Tổng thống Mỹ có quyền lực ban hành chính sách đối ngoại, kiểm soát quân sự, và quyền sử dụng vũ khí hạt nhân - những yếu tố có khả năng tác động lớn tới ổn định của cả khu vực và thế giới. Quyết sách của Tổng thống Mỹ về thương mại, an ninh quốc tế và biến đổi khí hậu có tác động mạnh đến các quốc gia khác, từ các cường quốc kinh tế như Trung Quốc và Liên minh châu Âu đến các quốc gia đang phát triển.

Chính sách của Mỹ trong việc hỗ trợ hoặc giảm bớt cam kết với các liên minh và tổ chức quốc tế như NATO, WTO, hay các hiệp định quốc tế (như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu) cũng sẽ ảnh hưởng đến ổn định chính trị và kinh tế toàn cầu.

Với xu hướng hiện tại khi nhiều quốc gia lớn cạnh tranh về thương mại, công nghệ và quân sự, hướng đi của Mỹ trong cuộc bầu cử năm nay được đặc biệt quan tâm.

Dự báo kết quả

Các thăm dò dư luận uy tín ở Mỹ hiện nay cho thấy hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump có tỷ lệ ủng hộ rất sít sao trên phạm vi cả nước Mỹ, nhất là tại các bang chiến trường. Đến ngày 30/10, kết quả thăm dò của Gallup cho thấy ông Donald Trump đang dẫn bà Kamala Harris với tỷ lệ 50/48, trong khi Pew Research lại cho thấy ông Trump đang bám sát bà Harris với tỷ lệ 47/48 điểm phần trăm.

Tại các bang truyền thống, ông Trump thu hút cử tri nhờ quan điểm cứng rắn về nhập cư và ưu tiên kinh tế nội địa. Các bang “đỏ” như Texas và Florida thể hiện ủng hộ rõ rệt cho ông Trump. Ngược lại, bà Harris tập trung vào công bằng xã hội và môi trường, thu hút cử tri tại các bang “xanh” như California.

Ở các bang chiến trường, cuộc đua rất gay cấn. Bà Harris dẫn trước tại Michigan (ba điểm), Pennsylvania và Wisconsin (1-2 điểm), phản ánh ưu tiên về chính sách y tế và giáo dục của cử tri. Ông Trump lại dẫn hai điểm tại Georgia nhờ tập trung vào vấn đề kinh tế và việc làm. Điều đó cho thấy chênh lệnh nằm hoàn toàn trong phạm vi sai số thống kê của các biện pháp lấy mẫu thăm dò hiện nay (tuỳ phương pháp, vào khoảng từ 3-5%).

Kết quả điều tra dư luận cho thấy rất khó dự báo kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay và kết quả cuối cùng có thể phụ thuộc vào các yếu tố bất ngờ, như tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu, thậm chí thời tiết ngày bầu cử!

Tuy nhiên, dự báo bầu cử Mỹ không đơn thuần là dự đoán kết quả ai sẽ đắc cử tổng thống, mà còn bao gồm nhiều khía cạnh dự báo khác liên quan đến các yếu tố cấu thành nên quyền lực chính trị của Mỹ. Bên cạnh cuộc đua vào Nhà Trắng, các cuộc bầu cử Quốc hội, gồm Thượng viện và Hạ viện, cũng là trọng tâm của dự báo. Việc nắm quyền kiểm soát Quốc hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thông qua chính sách của Tổng thống, và tác động lên hiệu quả quản trị quốc gia.

Theo thống kê và quan sát hiện trạng chính trị Mỹ hiện nay, khả năng rất cao là không đảng nào có thể giành được cả ghế tổng thống và đa số trong lưỡng viện của Quốc hội Mỹ, khả năng cao là Quốc hội Mỹ bị chia rẽ, dẫn đến việc Tổng thống Mỹ phải thoả hiệp với Quốc hội trong việc ban hành và thực thi các chính sách lớn.

Việc dự báo còn đi xa hơn là phân tích tác động tiềm năng của kết quả bầu cử. Kết quả này có thể dẫn đến điều chỉnh chính sách đối ngoại và chiến lược quốc tế của Mỹ, hoặc chuyển dịch trong các ưu tiên kinh tế và quốc phòng.

Ví dụ, một chính quyền Dân chủ đẩy mạnh các cam kết về biến đổi khí hậu và nhân quyền, trong khi chính quyền Cộng hòa thường tập trung cải cách thuế và giảm thiểu các rào cản kinh tế trong nước. Kết quả bầu cử thống đốc bang có thể ảnh hưởng đến chính sách bang đối với các vấn đề nhập cư, y tế và giáo dục, tạo nên sự khác biệt lớn trong cục diện chính trị quốc gia.

Bầu cử Mỹ năm 2024 cho thấy có sự phân cực ngày càng sâu sắc trong xã hội Mỹ, một xu hướng từng xuất hiện trong các cuộc bầu cử trước nhưng trở nên rõ ràng hơn sau nhiệm kỳ vừa qua. Các vấn đề chính trị và văn hóa như quyền phá thai, quản lý nhập cư, quyền sở hữu súng và biến đổi khí hậu tiếp tục chia rẽ sâu sắc các nhóm cử tri. Những cuộc tranh luận về tính chính xác, minh bạch của hệ thống bầu cử từ cuộc bầu cử năm 2020 trở thành nội dung được cử tri Mỹ rất quan tâm.

Điểm khác biệt nữa là tác động của công nghệ và truyền thông. Trong thời đại mạng xã hội và tin giả lan tràn, các chiến dịch tranh cử phải đối diện với áp lực lớn trong kiểm soát thông tin. Các nền tảng mạng xã hội và phương tiện truyền thông đã trở thành công cụ quan trọng trong việc định hình hình ảnh ứng viên, nhưng đồng thời có thể bị nghi ngờ là kênh phát tán thông tin sai lệch nhằm hạ uy tín của các đối thủ chính trị.

Một điểm đồng là cả hai bên đều tập trung nỗ lực thu hút các nhóm cử tri dao động tại những bang chiến trường, có thể quyết định kết quả chung cuộc.

Chiến lược chủ đạo

Chiến lược của đảng Dân chủ tập trung vào việc duy trì những thành quả kinh tế và xã hội đã đạt được trong thời gian qua. Ứng viên của đảng Dân chủ tiếp tục cam kết cải thiện y tế, tăng cường phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và thúc đẩy bình đẳng xã hội. Để thu hút nhóm cử tri trẻ tuổi và các nhóm thiểu số, chiến lược của họ bao gồm các thông điệp về biến đổi khí hậu, quyền con người, và cải cách luật pháp nhằm tạo ra một xã hội công bằng hơn.

Trong khi đó, đảng Cộng hòa thường tập trung vào thông điệp tái thiết kinh tế, bảo vệ truyền thống và đẩy mạnh quyền tự do cá nhân. Chiến lược tranh cử của ứng viên đảng Cộng hòa có xu hướng chỉ trích các chính sách hiện tại của Dân chủ và cam kết thay đổi hệ thống thuế, giảm thiểu chi phí kinh doanh, và củng cố an ninh biên giới. Họ nhấn mạnh vai trò của một nước Mỹ mạnh mẽ, độc lập về kinh tế và quân sự, thu hút nhóm cử tri bảo thủ và các doanh nghiệp.

Thu hút sự quan tâm lớn

Các quốc gia ở khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN và chắc chắc cả Việt Nam đều đang theo dõi sát sao cuộc bầu cử Mỹ vì kết quả bầu cử sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề thương mại, an ninh khu vực và chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực này. Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến chính sách của Mỹ với Đài Loan (Trung Quốc).

Một chính quyền Dân chủ có thể sẽ ưu tiên duy trì liên lạc cấp chiến lược và xây dựng mạng lưới đồng minh đối tác để tác động tới môi trường đối ngoại của Trung Quốc, trong khi chính quyền Cộng hòa có thể sẽ sẵn sàng có các bước đi đơn phương cứng rắn với Bắc Kinh, nhất là các biện pháp kinh tế, thương mại như thuế quan.

Nhật Bản và Hàn Quốc có mối quan tâm đặc biệt về vấn đề an ninh trong khu vực, nhất là trong vấn đề Triều Tiên. Cả hai quốc gia này quan tâm chính quyền Mỹ kế nhiệm sẽ duy trì các cam kết phòng thủ và hiệp định an ninh với các nước này ra sao. Các nước này tin rằng một chính quyền Mỹ duy trì ổn định các cam kết với các đồng minh ở Đông Á sẽ góp phần bảo đảm an ninh khu vực.

Các nước ASEAN rất quan tâm chính quyền Mỹ kế nhiệm sẽ nhìn nhận vai trò của tổ chức này ra sao, sẽ ưu tiên chủ nghĩa đa phương hay đề cao chủ nghĩa đơn phương, có thực sự coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN hay sẽ ưu tiên quan hệ song phương với một số thành viên chủ chốt.

Trong bối cảnh thế giới đang có những chuyển biến sâu sắc, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ không chỉ là cuộc đua giữa các ứng viên mà còn là cuộc trưng cầu ý kiến về hướng đi và vai trò, vị thế toàn cầu của Mỹ trong những năm tới. Kết quả này sẽ có tác động sâu rộng đối với cục diện thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi Mỹ xác định là khu vực Mỹ có lợi ích chiến lược lâu dài trong nhiều thập kỷ tới.

Bầu cử Mỹ 2024: 'Mối tình' Mỹ-NATO sẽ ra sao hậu bầu cử

Bầu cử Mỹ 2024: 'Mối tình' Mỹ-NATO sẽ ra sao hậu bầu cử

Mối quan hệ giữa Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bước vào một giai đoạn mới, bất kể ai ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Vì sao vẫn chỉ là cuộc đua giữa Dân chủ và Cộng hoà?

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Vì sao vẫn chỉ là cuộc đua giữa Dân chủ và Cộng hoà?

Chỉ còn gần 10 ngày nữa là cuộc đua giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ sẽ ...

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, cuộc bầu cử được mong chờ nhất trong 4 năm của nước Mỹ sẽ diễn ra, giữa lúc cường ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Gần 44 triệu lá phiếu đã được bỏ, cử tri thủ đô nhập cuộc, các ứng viên dồn lực 'công phá' các 'chiến trường'

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Gần 44 triệu lá phiếu đã được bỏ, cử tri thủ đô nhập cuộc, các ứng viên dồn lực 'công phá' các 'chiến trường'

Chỉ còn tròn 1 tuần trước khi đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), cử tri thủ đô Washington D.C đã bắt đầu ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở giai đoạn nước rút và diễn ra rất ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định trận đấu Southampton vs Liverpool, 21h00 ngày 24/11

Nhận định trận đấu Southampton vs Liverpool, 21h00 ngày 24/11

Nhận định trận đấu Southampton vs Liverpool tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh, được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 24/11.
Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal

Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal

Tài năng trẻ Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal sau khi ghi bàn ấn định chiến thắng 3-0 trước Nottingham.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/11/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/11/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 25/11. Lịch âm 25/11/2024? Âm lịch hôm nay 25/11. Lịch vạn niên 25/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/11/2024: Tuổi Tỵ tiền bạc trắc trở

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/11/2024: Tuổi Tỵ tiền bạc trắc trở

Xem tử vi 25/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 25/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Giành lại màu xanh cho đất

Giành lại màu xanh cho đất

Đôi vợ chồng nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Brazil đã cùng nhau phục sinh một khu rừng, biến vùng đất khô cằn, hoang hóa trở lại thành rừng cây ...
Đánh đổi xứng đáng của ông Trump?

Đánh đổi xứng đáng của ông Trump?

Vấn đề kinh tế, một trong những yếu tố then chốt giúp ông Trump chiến thắng, đã 'bắn trúng hồng tâm'.
Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Hội đồng Liên đoàn Arab dự kiến sẽ tổ chức phiên họp khẩn cấp vào ngày 24/11 theo yêu cầu của Iraq để thảo luận về bức thư được Israel gửi tới HĐBA LHQ.
Ông Trump bổ nhiệm bà Brooke Rollins làm Bộ trưởng Nông nghiệp

Ông Trump bổ nhiệm bà Brooke Rollins làm Bộ trưởng Nông nghiệp

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 23/11 đã bổ nhiệm bà Brooke Rollins, 52 tuổi làm Bộ trưởng Nông nghiệp - một trong những cơ quan liên bang quy mô nhất.
Ukraine bị đánh bật khỏi 40% lãnh thổ tỉnh Kursk của Nga, Kiev ấp ủ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo

Ukraine bị đánh bật khỏi 40% lãnh thổ tỉnh Kursk của Nga, Kiev ấp ủ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo

Ukraine đã bị đánh bật khỏi khoảng 40% diện tích lãnh thổ chiếm được tại tỉnh Kursk (Nga). Kiev đang nghiên cứu phát triển nhiều tên lửa đạn đạo.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Ngày 23/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Moscow chuyển tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng, Mỹ 'choáng' vì mức độ phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Triều

Moscow chuyển tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng, Mỹ 'choáng' vì mức độ phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Triều

Nga chuyển giao tên lửa phòng không và hệ thống phòng không cho Triều Tiên; quan chức Mỹ nêu quan điểm về sự hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động