Bầu cử Tổng thống Mỹ: 'Sắc xanh Dân chủ' có phải màu của hy vọng?

Vũ Đăng Minh
TGVN. Nước Mỹ chia rẽ sâu sắc trong bầu cử, “trao cho thế giới một Tổng thống mới”. Thế giới đan xen giữa hy vọng và lo âu. “Sắc xanh Dân chủ” có là màu của hy vọng? Câu trả lời còn ở phía trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 46 xác lập nhiều kỷ lục về lập quỹ, chi phí vận động tranh cử, số người bầu cử sớm (khoảng 100 triệu), bầu cử qua thư (khoảng 60 triệu). Nhiều người bầu cử sớm thể hiện sự quan tâm đối với tương lai nước Mỹ sau bốn năm đầy xáo trộn.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: 'Sắc xanh Dân chủ' có phải màu của hy vọng?
Bầu cử Tổng thống Mỹ chưa đến hồi kết. Ảnh chụp những người ủng hộ ông Joe Biden và ông Donald Trump "đấu nhau" qua cử chỉ ngón tay bên ngoài Trung tâm TCF ở Detroit, bang Michigan ngày 5/11. (Nguồn: AP)

Bầu cử trong sự chia rẽ sâu sắc

Chính người Mỹ thừa nhận, chưa khi nào mà xã hội chia rẽ sâu sắc như vậy. Sự chia rẽ ngay trong từng bang, hạt, cộng đồng dân cư và từng gia đình, tràn ngập trong các cuộc biểu tình ủng hộ và phản đối, giữa người dân và cảnh sát.

Sự đối lập gay gắt thể hiện trong các cuộc vận động tranh cử và những hành vi, từ ngữ lẽ ra không nên dùng trong tranh luận giữa các ứng cử viên, người đại diện cho giới tinh hoa của một xã hội tự hào là văn minh.

Sự chia rẽ thể hiện tập trung nhất ở chính sách, chiến lược tranh cử của 2 ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Tinh túy của chính sách, chiến lược của 2 ứng cử viên chứa đựng trong khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” của ông Donald Trump và “Đưa nước Mỹ trở lại vĩ đại” của ông Joe Biden.

Rất hiếm điểm chung, hay nói chính xác hơn, chỉ có một điểm chung trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc.

Giới truyền thông cũng chia rẽ, đưa tin có lợi cho người này hoặc người kia, nhưng đều thống nhất ở chỗ cuộc bầu cử khác biệt, rất sít sao và khó dự đoán.

Trong ngày bầu cử chính thức 3/11, 7 hãng truyền thông lớn đưa ra 7 kết quả khác nhau. Mặc dù ông Joe Biden liên tục dẫn điểm cả số phiếu đại cử tri và số phiếu phổ thông, nhưng dư luận vẫn để ngỏ khả năng ông Donald Trump lội ngược dòng.

Cảm xúc người Mỹ lên xuống như tàu lượn. Sắc đỏ của ông Trump lúc đầu nổi trội ở nhiều “bang chiến trường” nhưng sau kiểm phiếu bầu qua thư, sắc xanh của ông Biden lại lấn át. Xuất hiện thuyết âm mưu “đánh cắp cuộc bầu cử” ở một số bang, có nơi phải tạm thu phiếu đại cử tri đã công bố.

Cả đảng “Con Voi” và “Con Lừa” đều dự tính phương án phản công nếu kết quả không thuận lợi. Đảng Dân chủ dựa vào vai trò của Hạ nghị viện theo Hiến pháp, nơi họ chiếm đa số. Đảng Cộng hòa tính nước kiện lên Tòa án tối cao, nơi họ chiếm ưu thế thẩm phán (6/3).

Điều bất ngờ không xảy ra

Sau nhiều đêm thức trắng, người Mỹ vẫn chưa nhận được kết quả chính thức từ ủy ban bầu cử, một số bang tiếp tục kiểm phiếu hoặc kiểm phiếu lại.

Tuy vậy, nhiều nguồn tin cho rằng đến thời điểm 7/11, ông Biden trên thực tế đã có hơn 270 phiếu đại cử tri đúng như dự báo của đa số các tổ chức khảo sát và hãng truyền thông.

Ông Trump chỉ còn cửa kiện lên tòa nhưng xác suất thắng rất nhỏ. Sẽ không xảy ra đảo lộn phút thứ 89 như bầu cử tổng thống năm 2016.

Cũng không có chuyện công nhận thất bại ngay như bà Hillary Clinton năm 2016. Đương kim Tổng thống sẽ tận dụng con bài Tòa án tối cao, đòi loại bỏ các phiếu bầu qua thư, đến sau ngày bầu cử chính thức, vì có sự gian lận (mặc dù không có nhiều chứng cứ xác thực)!

Cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài, người dân Mỹ còn phải qua nhiều “đêm trắng” (năm 2000 là 5 tuần). Không loại trừ va chạm giữa những người biểu tình ủng hộ ông Trump với cảnh sát và người ăn mừng ông Biden thắng cử. Tâm trạng người dân Mỹ vẫn đan xen giữa hy vọng và lo lắng.

Hai đảng, các tổ chức nghiên cứu quốc tế, hãng truyền thông sẽ lý giải một cách đầy đủ nguyên nhân thắng lợi hay thất bại của mỗi ứng cử viên.

Bước đầu có thể đưa ra một vài lý do. Nước Mỹ trong 4 năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump có nhiều xáo trộn sâu sắc, phân hóa về chính trị, sắc tộc, khủng hoảng đa chiều.

Việc ông Trump rút khỏi một số tổ chức quốc tế, giảm bao cấp cho đồng minh, cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc đem lại cho nước Mỹ những lợi ích nhất định. Nhưng 3 năm khởi sắc của nền kinh tế Mỹ đã bị đại dịch Covid -19 xóa bỏ gần như sạch trơn.

Ông Trump được mặc định gắn với phân biệt chủng tộc, mở về kinh tế nhưng bảo thủ về xã hội. Phong cách nói và làm gần như “bất quy tắc” của một doanh nhân mang lại hứng khởi nhất thời nhưng sau đó là lo âu.

Trái ngược lại, ông Joe Biden với phong cách lịch lãm của một chính khách lâu năm mang lại cảm giác an tâm trước nhiều xáo động. Ông Joe Biden luôn cam kết điều hành đất nước với với tư cách một Tổng thống, không có “bang đỏ”, “bang xanh”, chỉ có một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Người dân Mỹ bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Dân chủ với hy vọng tìm lại sự bình an sau 4 năm “lung lay tận gốc” như từ dùng của một số tờ báo. Đáng chú ý các tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech), đại diện cho sự phát triển của quốc gia, được hưởng lợi không ít dưới thời ông Trump cũng ủng hộ ông Biden vì muốn có cú hích mới.

Nhưng sắc xanh chưa hẳn là màu của hy vọng. Sau bầu cử, nước Mỹ vẫn tiếp tục chia rẽ trong sự phản đối của những người ủng hộ cựu Tổng thống, của các vụ kiện tụng…

Tổng thống Joe Biden sẽ phải đối mặt với vấn đề chống đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế, hàn gắn các chia rẽ sắc tộc, chưa cân bằng với Đảng Cộng hòa ở Thượng viện (một số ghế đến tận tháng 1/2021 mới bầu xong) và giảm số ghế chênh lệch ở Hạ viện…

Ông Trump rời bỏ chính trường, nhưng tư tưởng “Nước Mỹ trên hết” đã bén rễ trong xã hội Mỹ sẽ là lực cản cho bất cứ chính sách mới nào không chú ý vấn đề này.

Những lời hứa trước bầu cử chưa hẳn đã thành hiện thực. Hãy nhớ lại, cựu Tổng thống Barak Obama đã có những tuyên bố rất hấp dẫn, nhưng không ít lời hứa đã không được thực hiện trong 2 nhiệm kỳ. Dẫn đến việc người Mỹ quay sang ủng hộ ứng cử viên Trump của đảng Cộng hòa. Liệu điều đó có lặp lại không, câu trả lời còn bỏ ngỏ.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: 'Sắc xanh Dân chủ' có phải màu của hy vọng?
Cả đảng “Con Voi” và “Con Lừa” đều dự tính phương án phản công nếu kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 không thuận lợi...

Thế giới quan tâm với sắc thái khác nhau

Trước và trong ngày 3/11, diễn biến bầu cử Tổng thống Mỹ tràn ngập trang nhất nhiều tờ báo lớn trên thế giới. Với nhiều “tít” rất cuốn hút: “Nước Mỹ đi bầu trong đổ vỡ”, “Thế giới đang chờ đợi các phiếu bầu của người Mỹ”, “Thế giới đang chờ đón Tổng thống tiếp theo của Mỹ” và đặc biệt là “Thế giới sẽ thay đổi nếu thay đổi Tổng thống Mỹ”! hay bài “Người Mỹ đi bỏ phiếu và trao cho thế giới một Tổng thống!” của báo Ashraq Al-Awsat do người Saudi Arabia sở hữu, có trụ sở tại London, đăng trên Twitter…

Điều đó nói lên 2 vấn đề chính. Thứ nhất, vai trò của nước Mỹ đối với phần còn lại của thế giới. Thứ hai, thế giới quan tâm với sự đan xen giữa lo âu và hy vọng về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống mới.

Chủ nghĩa biệt lập, tuyên ngôn “Nước Mỹ trên hết”, cùng với việc ông Trump rút khỏi các tổ chức, cơ chế quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp ước Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công (New Start), coi nhẹ NATO, EU, gây sức ép với đồng minh… gây lo lắng cho nhiều nước.

Thì nay, họ hy vọng ông Joe Biden với tư tưởng “đưa nước Mỹ trở lại vũ đài quốc tế” sẽ ôn hòa hơn, làm thế giới đỡ “giật mình” hơn, coi trọng hợp tác với đồng minh EU và các đồng minh đỡ rơi vào tình cảnh nhạy cảm, khó xử. Hy vọng ông Joe Biden sẽ trở lại với các tổ chức, cơ chế quốc tế quan trọng như TPP (nay là CPTPP), UNFCCC… Thế giới sẽ bớt chia rẽ hơn, tập trung vào khôi phục kinh tế, ứng phó với đại dịch, biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ông Josep Borrell, người đứng đầu đối ngoại EU phát biểu: EU sẵn sàng tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ xuyên Đại Tây Dương (với Mỹ) dựa trên các giá trị chung và lịch sử của chúng ta.

Những chỉ dấu ban đầu cho xu hướng lạc quan là các chỉ số của thị trường chứng khoán Mỹ (Dow Jones, S&P 500, Nasdaq Comosite…) và thị trường châu Á - Thái Bình Dương (MSCI, Nikkei, Topix của Nhật Bản, Kospi của Hàn Quốc…) nổi bật sắc xanh sau khi có kết quả sơ bộ.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế quốc tế cũng quan ngoại chính sách kinh tế của ông Joe Biden có thể dẫn đến sự trì trệ, suy giảm và tăng nợ công của Mỹ…

Nhưng cũng không ít nước kém vui. Nhất là Israel, nước được sự chống lưng mạnh mẽ của Mỹ với vai trò trung gian hòa giải giữa họ với các nước Arab.

Những nước gắn kết chặt chẽ với Mỹ trong chiến lược "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" lo ngại Mỹ giảm cam kết, mất đối trọng với Trung Quốc và họ sẽ phải cài đặt lại chính sách đã định hình trong 4 năm cầm quyền của ông Trump…

Tin liên quan
Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Hàn Quốc theo dõi chặt, Pháp tin tưởng, Trung Quốc muốn gì? Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Hàn Quốc theo dõi chặt, Pháp tin tưởng, Trung Quốc muốn gì?

Trung Quốc, đối thủ số 1 của Mỹ hy vọng Tổng thống mới sẽ có thái độ ôn hòa hơn trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Lời phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đầy chất ngoại giao: Đó là chuyện nội bộ của nước Mỹ, chúng tôi không có quan điểm gì về vấn đề này! Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng hợp tác tốt với Tổng thống mới.

Tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó “trong nền chính trị lớn không có chỗ cho tình bạn” cũng phù hợp với thời điểm hiện tại. Nga bày tỏ tôn trọng sự lựa chọn của người dân Mỹ, sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng. Nhưng không hy vọng nhiều vào sự hợp tác với Tổng thống mới, bởi sự ngăn cản của các đạo luật đã ban hành.

Quan chức Chính phủ Nga bình luận kết quả và cuộc chiến pháp lý chứng tỏ cáo buộc Nga can thiệp kết quả bầu cử năm 2016 là vô căn cứ.

Châu Á - Thái Bình Dương và cạnh tranh Mỹ - Trung khó đột biến

Điểm chung hiếm hoi trong chính sách đối ngoại của Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ. Tổng thống mới không thể đi ngược, chệch khỏi “đường ray”, dù chiến thuật có thể thay đổi. Trước mắt, tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc chưa thể hạ nhiệt ngay, nhưng về lâu dài, có thể cân bằng hơn giữa cạnh tranh, đối đầu và hợp tác.

Mỹ sẽ quan tâm châu Âu hơn trước, nhưng châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á và Biển Đông với vị thế địa chiến lược quan trọng vẫn là trọng điểm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nơi thể hiện “bộ mặt”, vai trò, sự cam kết của Mỹ với khu vực và đồng minh, đối tác.

Nếu đánh mất khu vực trọng yếu này, Mỹ sẽ khó trở lại vũ đài quốc tế như tuyên bố của ông Joe Biden, đồng thời mất khả năng kiềm chế Trung Quốc. Mỹ tiếp tục xoay trục, nhưng không có nhiều thay đổi mang tính tức thời như ông Donald Trump

Dự thảo ngân sách quốc phòng năm 2021 của Mỹ phân bổ 1,4 tỷ USD (tăng thêm 5,5 tỷ USD trong năm 2022) cho “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương” cho thấy kiềm chế Trung Quốc vẫn là chính sách lâu dài. Các hoạt động tự do, an toàn hàng hải (FONOP) sẽ vẫn duy trì, nhưng tần suất có thể điều chỉnh.

Dĩ bất biến ứng vạn biến, gắn kết và chủ động thích ứng

Những thay đổi của Mỹ tác động mạnh mẽ đến khu vực và do đó cũng tác động đa chiều, cả gián tiếp và trực tiếp đến Việt Nam, một nước có nền kinh tế với độ mở cao.

Dưới thời các Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ trước đây, Mỹ và Việt Nam vẫn giữ quan hệ tốt. Ông Bill Clinton, Barack Obama trong thời gian cầm quyền đã nhiều lần đến thăm Việt Nam, đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở khu vực, coi trọng phát triển quan hệ Mỹ-Việt Nam.

Tổng thống Bill Clinton là người tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận năm 1994, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995 và là Tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh, thăm Việt Nam năm 2000.

Năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Mỹ cùng Tổng thống Barack Obama tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của người lãnh đạo cao nhất Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra một trang mới trong quan hệ 2 nước. Năm 2016, Tổng thống Barack Obama thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa cũng 2 lần thăm Việt Nam, khẳng định sự phát triển quan hệ đối tác giữa 2 nước là kỳ tích đặc biệt, tạo nền tảng cho sự tin tưởng và thấu hiểu; cam kết tăng cường, mở rộng hơn nữa quan hệ giữa 2 nước trên cơ sở tầm nhìn chia sẻ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng, cũng như tôn trọng chủ quyền lẫn nhau và luật lệ.

Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đẩy mạnh hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, cân bằng chiến lược với các nước lớn là nền tảng cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ.

Tuy có khác nhau về chiến thuật, nhịp độ trong chính sách của các nhiệm kỳ Tổng thống, nhưng quan hệ Mỹ-Việt Nam vẫn được kế thừa, phát triển.

Những định hình cơ bản trong quan hệ 2 nước vẫn sẽ được duy trì, phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng ta phải theo dõi, sẵn sàng điều chỉnh trước những bước đi chiến thuật mới của Mỹ.

Yếu tố bên ngoài rất quan trọng nhưng bên trong vẫn là nhân tố quyết định. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đẩy mạnh hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, cân bằng chiến lược với các nước lớn là nền tảng cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ, dù Tổng thống thuộc đảng nào, dù chính sách đối ngoại có thay đổi.

Truyền thống dân tộc, thực tiễn những năm qua, đặc biệt là biến động trong đại dịch Covid-19 càng chứng tỏ phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, “Gắn kết và chủ động thích ứng” với mọi thách thức, sự thay đổi là đúng đắn, khoa học.

Tình hình thế giới nói chung, nước Mỹ nói riêng sẽ có biến động. Cái bất biến là đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại độc lập, tự chủ, lợi ích quốc gia, dân tộc. Chúng ta chủ động thích ứng với mọi biến động; gắn lợi ích quốc gia, dân tộc với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của khu vực; gắn kết chặt chẽ với ASEAN và các đối tác khác.

Quan điểm, phương châm đó sẽ đem lại vị thế ngày càng cao cho Việt Nam, tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Năm điểm nhấn trong cuộc chạy đua lịch sử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Năm điểm nhấn trong cuộc chạy đua lịch sử

TGVN. Bầu cử Mỹ năm 2020 chưa kết thúc, song đã để lại nhiều điều thú vị. Dưới đây là năm điểm nhấn đáng chú ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Qua đêm nay, sóng gió có về với mây ngàn?

Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Qua đêm nay, sóng gió có về với mây ngàn?

TGVN. Kết quả bầu cử Mỹ tại Nevada và Arizona, dự kiến công bố trưa 5/11 giờ Mỹ (đêm 6/11 giờ Việt Nam) khó kết ...

Chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ và bất ngờ Việt Nam

Chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ và bất ngờ Việt Nam

TGVN. Ngoại giao luôn chứa đựng những bất ngờ. Nhưng mọi bất ngờ đều dựa trên nền tảng cơ bản. Chuyến thăm Việt Nam của ...

Vũ Đăng Minh

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 29/4. Lịch âm hôm nay 29/4/2024? Âm lịch hôm nay 29/4. Lịch vạn niên 29/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Xem tử vi 29/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay - XSCM 29/4/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. kết quả xổ số Cà ...
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4 - KQXSMT thứ 2. Trực tiếp cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay - XSMT thứ 2 ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4 - KQXSMB thứ 2. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 29/4/2024. SXMB 29/4. xổ số hôm nay 29/4. dự đoán XSMB hôm nay. KQSXMB ...
Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia Ilia Darchiashvili sẽ đến Brussels từ ngày 29-30/4, theo lời mời của Bỉ - Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có đánh giá đúng Israel tuân thủ luật phát quốc tế hay không.
Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi trên chiến trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động