Bí ẩn về Khu vực 51 và những chiếc máy bay 'kỳ quặc' (Kỳ cuối)

Quang Đào
TGVN. Không chỉ là nơi thử nghiệm những chiếc máy bay của Không quân Mỹ, Khu vực 51 còn là nơi để Mỹ ‘mổ xẻ’ những chiếc máy bay của đối thủ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky cuoi Đừng đùa với... virus corona: Hành khách bịa chuyện bị nhiễm bệnh khiến máy bay phải quay đầu
bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky cuoi Vùng 51 & thử nghiệm tuyệt mật

Khu vực 51 (Area 51), hay tên chính thức là Sân bay Homey, được coi là một trong những khu vực bí ẩn nhất trong lịch sử Mỹ. Hàng chục năm qua, có rất nhiều tin đồn đoán xung quanh việc người dân phát hiện ra những vật thể bay không xác định (UFO) của người ngoài hành tinh tại đây. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ Mỹ thừa nhận sự tồn tại của căn cứ quân sự vào năm 2013, những chiếc UFO đó hóa ra chỉ là những chiếc máy bay có hình thù quái đản mà quân đội Mỹ thử nghiệm trong nhiều năm qua.

Trong số trước, chúng ta đã tìm hiểu qua về máy bay U-2 Dragon Lady, A-12 Oxcart và chiếc máy bay nhanh nhất thế giới SR-71 Blackbird. Tất cả đều là máy bay do thám do Mỹ thiết kế để thu thập thông tin tình báo. Tuy nhiên, khu vực 51 còn là nơi để Mỹ “mổ xẻ”, nghiên cứu những chiếc máy bay của đối thủ.

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky cuoi
Mấy bay phản lực chiến đấu MiG-21 của Liên Xô cất cánh vào tháng 10/1968. (Nguồn: Getty)

MiG-21

Theo các tài liệu giải mật của CIA, cuối những năm 1960, Không quân Mỹ âm thầm nghiên cứu một chiếc máy bay Mikoyan-Gurevich MiG-21 của Liên Xô. Chiếc máy bay tiêm kích phản lực nổi tiếng này được Israel cho Mỹ mượn, sau khi một phi công Iraq đào ngũ sang quốc gia Trung Đông này.

MiG-21 là phản lực chiến đấu siêu âm được chế tạo cho Không quân Liên Xô. Những chiếc MiG-21 đầu tiên được coi là phản lực chiến đấu thế hệ thứ hai nhưng các phiên bản sau này là phản lực chiến đấu thế hệ thứ ba. Cất cánh lần đầu trong tháng 2/1956 và chính thức góp mặt trong biên chế Không quân Liên Xô năm 1959.

MiG-21, tiêm kích đánh chặn đầu tiên của Liên Xô, là máy bay chiến đấu hạng nhẹ, có khả năng di chuyển với vận tốc Mach 2, tương đương khoảng 2.175 km/h. Dài 14,5m với sải cánh 7,15m, nó cũng được coi là mẫu phi cơ đơn giản, dễ sử dụng với chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với phi cơ cùng loại nên được nhiều quốc gia ưa chuộng.

MiG-21 vẫn là chiến đấu cơ phản lực siêu âm phổ dụng nhất trong lịch sử hàng không. Nó chính thức xuất hiện trong chiến tranh Triều Tiên và giành được nhiều lợi thế trước các loại chiến đấu cơ của Mỹ.

Chính vì thế, dưới một chương trình bí mật của chính phủ Mỹ mang tên Have Doughnut, các nhân viên quân sự của Khu vực 51 đã có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm hiểu cách thức hoạt động nhằm đối chiếu với những mẫu chiến đấu cơ khác của Mỹ.

Năm 1968, các phi công Mỹ đã thực hiện 102 chuyến bay thử trên chiếc MiG-21, ghi lại tổng cộng 77 giờ bay trong 40 ngày. Nhờ vậy, Mỹ phát hiện ra rằng tuy chậm hơn các máy bay tiêm kích Mỹ như F-5 và F-105, MiG-21 lại có bán kính quay vòng nhanh hơn. Từ đó, phi công Mỹ được cảnh báo tránh kéo dài các cuộc đối đầu với máy bay Liên Xô trên không.

Tuy nhiên, trong chiến tranh Việt Nam, nhờ sử dụng MiG-21, phi công Việt Nam có thể chọc thủng đội hình bảo vệ xung quanh pháo đài bay B-52. Ngoài ra, mẫu chiến đấu cơ này cũng trở thành nỗi ám ảnh với máy bay cường kích siêu âm F-105 Thunderchief. Khi phi công lái F-105 nhận ra sự hiện diện của MiG-21, họ buộc phải thả toàn bộ bom mang theo để tháo chạy nếu không muốn bị hạ.

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky cuoi
F-117 Nighthawk với hình thù kỳ lạ. (Nguồn: Wikipedia)

F-117 Nighthawk

Trong những năm 1970, Khu vực 51 đã chứng kiến sự phát triển máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ và trên thế giới có khả năng tác chiến thực sự. Đó là chiếc F-117 Nighthawk, do nhà thầu quân sự Lockheed Martin phát triển dưới chương trình bí mật có tên mã Have Blue.

Máy bay này có bề mặt sáng bóng giống như kim cương để phản lại và phá vỡ các chùm radar, cùng với thiết kế dẹt, thân rộng và sải cánh thu gọn về đằng sau, giống hình chữ V. Chính vì thế, F-117 có thể bị nhầm lẫn với những chiếc UFO hình boomerang, vốn là những gì mà công chúng mô tả về một chiếc đĩa bay của người ngoài hành tinh từ những năm 1940.

Tuy rằng chiếc máy bay với vẻ ngoài hiện đại này lần đầu tiên cất cánh tại Khu vực 51 vào tháng 6/1981, nhưng mãi đến cuối năm 1988, mới được chính phủ Mỹ công bố công khai và được coi là một trong những dự án bí mật bậc nhất và giá trị nhất của Lầu Năm Góc.

Cho dù mang ký hiệu “F”, nhưng F-117 lại không có khả năng tác chiến trên không như F-5 hay F-105, mà chỉ được sử dụng trong các nhiệm vụ ném bom. Phi vụ đầu tiên của F-117 là cuộc tấn công của Mỹ vào Panama năm 1989, khi 2 chiếc F-117 Nighthawk đã ném 2 quả bom xuống sân bay Rio Hato.

Sau đó F-117 còn được triển khai với nhiệm vụ ném bom thông minh trong chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, chiến tranh Kosovo năm 1999 và chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai năm 2003. Trong cuộc xung đột ở Nam Tư, ngày 27/3/199, một chiếc máy bay tàng hình F-117 Nighthawk đã bị phòng không Nam Tư bắn hạ bằng tên lửa SAM-3 - tổ hợp phòng không ra đời từ đầu thập niên 1960.

Sự kiện trên cùng với việc Không quân Mỹ đưa chiếc tiêm kích tàng hình F-22A Raptor vào biên chế chiến đấu được cho là những nguyên nhân chính khiến F-117 phải nhận sổ hưu vào ngày 22/4/2008.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng người ta vẫn nhìn thấy F-117 xuất hiện trên bầu trời Khu vực 51. Đáng chú ý là gần đây có báo cáo rằng F-117 đã được âm thầm sử dụng từ vài năm trước để tấn công Syria, điều này cũng chỉ ra rằng những chiếc máy bay “bám bụi” trên vẫn rất thú vị đối với Washington.

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky cuoi
Mẫu Boeing YF-118G Bird of Prey đang được trung bày ở Bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ. (Nguồn: Pinterest)

Boeing YF-118G Bird of Prey

Vào những năm 1990, Boeing – hãng sản xuất máy bay thương mại lớn nhất thế giới, đã bắt tay vào phát triển chiếc máy bay tối mật của riêng mình, mang tên Bird of Prey, trong một dự án do Không quân Mỹ điều hành ở Khu vực 51.

Tuy nhiên, đây là chiếc máy bay chỉ phục vụ nghiên cứu, phát triển chứ không hề có ý định đưa vào sản xuất. Có diện mạo như diều hâu, YF-118G được đặt tên là “Chim săn mồi” vì sự tương đồng với con tàu được người ngoài hành tinh Klingon sử dụng trong bộ phim viễn tưởng Star Trek III: The Search for Spock. Mục đích sinh ra của YF-118G là thử nghiệm những công nghệ máy bay khác nhau và để tìm ra cách thức chế tạo máy bay khó bị mắt thường và radar phát hiện.

Chuyến bay đầu tiên của Bird of Prey ở Vùng 51 vào năm 1996. Nó đã thực hiện 38 chuyến bay trước khi chương trình thử nghiệm kết thúc vào năm 1998. Bird of Prey được công bố tới công chúng vài năm sau đó. Boeing đã tặng lại Bird of Prey cho Bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ, dù vẫn giữ nhiều bí mật liên quan tới chiếc máy bay này.

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky cuoi

Nga hợp nhất hai công ty sản xuất máy bay MiG và Sukhoi

TGVN. Tập đoàn hàng không thống nhất UCA đã công bố kế hoạch hợp nhất hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu nước Nga ...

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky cuoi

Bí ẩn về Khu vực 51 và những chiếc máy bay 'kỳ quặc' (Kỳ 1)

TGVN. Thiết kế của những chiếc máy bay này kỳ quặc đến mức, chúng hay bị nhầm tưởng là đĩa bay của người ngoài hành ...

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky cuoi

Mỹ lại điều máy bay trinh sát từ Nhật Bản tới Bán đảo Triều Tiên

TGVN. Hãng Yonhap ngày 2/2 dẫn nguồn tin từ trang mạng chuyên theo dõi hoạt động bay Aircraft Spot cho biết, Mỹ đã điều máy ...

Quang Đào

Đọc thêm

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để ...
Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Những kẻ khủng bố nhà hát Crocus đã nhanh chóng bị cảnh sát Nga bắt giữ bởi những hình ảnh ghi lại từ camera giám sát.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3-4/4/2024 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Nhân dịp ông Prabowo Subianto được bầu làm Tổng thống Indonesia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga ...
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Chính phủ Niger cho hay, Mỹ sẽ sớm đệ trình đề xuất rút binh lính của họ khỏi quốc gia Tây Phi này.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động