Biển Đông: Bên trong những ‘cơn sóng ngầm’

Phương Hằng
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã có những đánh giá tổng thể khi nhìn lại bức tranh Biển Đông trong năm qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ,  Đại sứ Phạm Quang Vinh. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Xin Đại sứ chia sẻ nhận định về tình hình Biển Đông trong năm qua?

Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Năm qua, vẫn có nhiều vụ việc phức tạp xảy ra dù không phải là sự cố hay cọ xát lớn. Biển Đông gắn chung với câu chuyện của thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà năm qua xảy ra không ít vấn đề phức tạp như xung đột tại Ukraine, Biển Hoa Đông hay Eo biển Đài Loan. Theo đó, có một số điểm cần chú ý chung như sau.

Thứ nhất, hai năm qua, dường như không có sự cố lớn trên biển nhưng tôi cho rằng nó chỉ dịu đi hay là khoảng lặng giữa những “cơn sóng ngầm”. Những đòi hỏi chủ quyền quá mức, hoạt động xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia vẫn diễn ra. Bên cạnh đó, việc ban hành những chính sách, cách nhìn không đúng với tinh thần của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, gia tăng sự kiểm soát theo lợi ích của riêng mình… là những động thái cần phải tiếp tục theo dõi.

Thứ hai, các nước có liên quan trong khu vực tiếp tục quan tâm đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Trong năm qua, ASEAN vẫn liên tục nhấn mạnh những nguyên tắc của mình liên quan đến Biển Đông và cách xử lý, quản trị các rủi ro, tranh chấp ở đây.

Các hội nghị của ASEAN, đặc biệt là một loạt các hội nghị cấp cao nhấn mạnh rất rõ rằng, các nước mong muốn khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982; nhấn mạnh không làm phức tạp thêm tình hình, xây dựng lòng tin và thúc đẩy đối thoại ASEAN-Trung Quốc để thực hiện tốt Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, có hiệu quả.

Tiếp nữa, tất cả các nước trong và ngoài khu vực ủng hộ những nguyên tắc chung đó của ASEAN, đặc biệt nhấn mạnh cấu trúc an ninh khu vực lấy ASEAN làm trung tâm, bảo đảm hòa bình, hợp tác của cả khu vực và Biển Đông. Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng, khu vực địa chiến lược, địa kinh tế, do vậy, tất cả các nước có liên quan trong và ngoài khu vực đều phải đóng góp vào việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác tại khu vực này. Để làm được điều đó, con đường duy nhất là đối thoại, thượng tôn pháp luật.

Thứ ba, Việt Nam có vai trò và lập trường nguyên tắc được các nước rất ủng hộ. Cái “mũ” lớn là chúng ta mong muốn một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và hợp tác. Việt Nam rất nhất quán trong câu chuyện Biển Đông, song trùng với những nguyên tắc của ASEAN, nhấn mạnh hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải tại đây, nhấn mạnh không làm phức tạp thêm tình hình, xây dựng lòng tin, thúc đẩy đối thoại; tuân thủ hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và giải quyết hòa bình các tranh chấp. Như vậy, vai trò của Việt Nam hay vai trò của ASEAN trong công việc chung của khu vực hay tại Biển Đông được khu vực và thế giới hoan nghênh.

Bước sang 2023, khi thế giới cơ bản kiểm soát được đại dịch, mở cửa lại hoạt động thì càng cần nhấn mạnh việc đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực này; nhấn mạnh việc quản trị hành vi của các nước có liên quan.

Hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với khu vực và toàn cầu trong bối cảnh hiện nay?

Biển Đông gắn chặt với khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, là khu vực địa chiến lược, địa kinh tế quan trọng của thế giới. Môi trường hòa bình, ổn định của Đông Nam Á hay khu vực rộng lớn hơn phụ thuộc nhiều vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Trong câu chuyện Biển Đông, có nhiều khía cạnh cần chú ý để ứng xử phù hợp.

Một là, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải. Câu chuyện này là lợi ích của tất cả các quốc gia trong và ngoài khu vực, cần phải có trách nhiệm thúc đẩy những mục tiêu này.

Hai là, liên quan đến những bên có tranh chấp, đòi hỏi chủ quyền chồng lấn. Điều này yêu cầu các bên giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Ba là, các bên cần quản trị hành vi, không làm phức tạp thêm tình hình, đối thoại và xây dựng lòng tin. Soi vào điều này mới càng thấy rõ vai trò của ASEAN trong đối thoại, thúc đẩy xây dựng lòng tin.

Hiện nay, các nước đều coi trọng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà trong đó khu vực Đông Nam Á và Biển Đông là trung tâm của khu vực địa chiến lược rộng lớn này. Biển Đông đóng vai trò kết nối giữa các trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, do vậy, càng thu hút sự quan tâm của các nước càng quan tâm tới hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải tại vùng biển này; bảo đảm thượng tôn pháp luật là luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Ngư dân miền trung vươn khơi đánh bắt hải sản. Ảnh: Đăng Khoa
Ngư dân miền trung vươn khơi đánh bắt hải sản. Ảnh: Đăng Khoa

Năm qua đã đánh dấu những dấu mốc quan trọng như 40 năm UNCLOS, 20 năm DOC, Đại sứ kỳ vọng như thế nào về những “bộ công cụ” quản trị tình hình Biển Đông trong thời gian tới, trong đó có triển vọng về COC?

Trước hết, phải nhấn rất mạnh rằng, các nước thành viên Liên hợp quốc, trong đó có Việt Nam đều đánh giá rất cao UNCLOS 1982 và nhất trí đây chính là Hiến chương Biển, bộ luật cơ bản nhất, chứa đựng những nguyên tắc chỉ đạo cao nhất, có tính phổ quát nhất trong tất cả luật pháp quốc tế về biển.

Nhân dịp 40 năm UNCLOS, các nước không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước mà cả việc bảo đảm thực thi Công ước trên thực tế. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông, các nước đều nhấn mạnh các nguyên tắc chỉ đạo của UNCLOS đối với toàn bộ các hoạt động trên biển. Trong bối cảnh hiện nay, các nước càng cần nhấn mạnh việc thực thi UNCLOS.

Trong cấu trúc của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Biển Đông là bộ phận quan trọng của cấu trúc kinh tế và cấu trúc an ninh. Trải qua 40 năm UNCLOS, các quốc gia càng nhấn mạnh các nguyên tắc mà ASEAN đã nêu về thực thi, tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS. Khi khu vực vẫn tồn tại những tranh chấp và chồng lấn đòi hỏi chủ quyền thì ý nghĩa của việc thực hiện UNCLOS về nguyên tắc và thực tiễn càng quan trọng.

Về DOC và COC, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN cuối năm 2022 tại Campuchia, ASEAN đã ra tuyên bố về 20 năm DOC, qua đó thấy rằng DOC thực sự là thành quả nỗ lực của ASEAN với Trung Quốc để lần đầu tiên có được một văn bản quy định các hành vi ứng xử của các bên có liên quan ở Biển Đông, nhấn rất mạnh tới câu chuyện hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải, luật pháp quốc tế và UNCLOS, kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy xây dựng lòng tin - thể hiện rất rõ ở Điều 5 của DOC.

Sau 20 năm, có thể thấy rằng, ASEAN và Trung Quốc cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc đảm bảo thực thi tốt DOC; tiếp tục nỗ lực đàm phán COC, COC cần phải là bộ quy tắc quản trị các hành vi của các bên ở Biển Đông một cách tốt hơn, thực chất, hiệu quả hơn, phục vụ việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải tại khu vực, thực thi tốt hơn luật pháp quốc tế và UNCLOS, tạo điều kiện để các nước hợp tác tốt với nhau, quản trị và xây dựng lòng tin; trong khi tiếp tục thực hiện DOC và thúc đẩy thương lượng COC, các bên liên quan phải tạo môi trường thuận lợi cho thương lượng về COC, quản trị các hành vi trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS và tinh thần DOC. Nếu có những phức tạp trên biển, chắc chắn thương lượng sẽ khó tiến triển.

Điều quan trọng nhất của COC đó là kết quả của văn bản cuối cùng có đáp ứng được những mục tiêu chung đó hay không. Mong rằng, các bên tiếp tục nỗ lực cao nhất đồng thời quản trị các hành vi trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS để thúc đẩy quá trình thương lượng này.

Biển Đông 'chiếm sóng' cuộc gặp Tổng thống Mỹ-Philippines

Biển Đông 'chiếm sóng' cuộc gặp Tổng thống Mỹ-Philippines

Biển Đông nằm trong chương trình nghị sự của cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc: Xây dựng quan hệ bền chặt, trở thành nhân tố 'bất biến' để cùng vượt qua những 'vạn biến' phức tạp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc: Xây dựng quan hệ bền chặt, trở thành nhân tố 'bất biến' để cùng vượt qua những 'vạn biến' phức tạp

Nhận chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên ...

UNCLOS 1982 - Văn kiện pháp lý đồ sộ về hòa bình và phát triển bền vững biển, đại dương

UNCLOS 1982 - Văn kiện pháp lý đồ sộ về hòa bình và phát triển bền vững biển, đại dương

Sau 5 năm họp trù bị và một thập kỷ nỗ lực đàm phán, Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) được thông ...

Tình hình thế giới nổi bật trong năm 2022 và công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Tình hình thế giới nổi bật trong năm 2022 và công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Năm 2022 đầy biến động có thể là một bước chuyển quan trọng trong tiến trình quan hệ quốc tế hiện đại. Đảng và Nhà ...

ASEAN trong năm 2023: 'Sứ mệnh' của Chủ tịch Indonesia và hành trình đầy thử thách

ASEAN trong năm 2023: 'Sứ mệnh' của Chủ tịch Indonesia và hành trình đầy thử thách

Ngày 1/1, Indonesia đã chính thức bắt đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023, bắt đầu "sứ mệnh" lèo lái con thuyền ...

(thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev đã gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam-Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, công tác tại Bulgaria.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin tức địa chính trị 'nóng hổi' thị trường nóng rẫy, còn cơ hội ...
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Phu nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính tìm hiểu văn hoá ‘xứ sở Samba’ và quốc đảo Vùng Caribe

Phu nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính tìm hiểu văn hoá ‘xứ sở Samba’ và quốc đảo Vùng Caribe

Phu nhân Thủ tướng, bà Lê Thị Bích Trân đã có nhiều hoạt động tìm hiểu văn hoá của Brazil và Cộng hoà Dominica.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở ...
Israel cáo buộc lừa đảo mạng từ Iran gia tăng; vụ sát hại công dân tại UAE gây chấn động

Israel cáo buộc lừa đảo mạng từ Iran gia tăng; vụ sát hại công dân tại UAE gây chấn động

Israel đối mặt với những cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi; cảnh báo công dân không tới UAE sau vụ công dân nước này bị sát hại tại ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động