Biển Đông: Bên trong những ‘cơn sóng ngầm’

Phương Hằng
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã có những đánh giá tổng thể khi nhìn lại bức tranh Biển Đông trong năm qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ,  Đại sứ Phạm Quang Vinh. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Xin Đại sứ chia sẻ nhận định về tình hình Biển Đông trong năm qua?

Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Năm qua, vẫn có nhiều vụ việc phức tạp xảy ra dù không phải là sự cố hay cọ xát lớn. Biển Đông gắn chung với câu chuyện của thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà năm qua xảy ra không ít vấn đề phức tạp như xung đột tại Ukraine, Biển Hoa Đông hay Eo biển Đài Loan. Theo đó, có một số điểm cần chú ý chung như sau.

Thứ nhất, hai năm qua, dường như không có sự cố lớn trên biển nhưng tôi cho rằng nó chỉ dịu đi hay là khoảng lặng giữa những “cơn sóng ngầm”. Những đòi hỏi chủ quyền quá mức, hoạt động xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia vẫn diễn ra. Bên cạnh đó, việc ban hành những chính sách, cách nhìn không đúng với tinh thần của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, gia tăng sự kiểm soát theo lợi ích của riêng mình… là những động thái cần phải tiếp tục theo dõi.

Thứ hai, các nước có liên quan trong khu vực tiếp tục quan tâm đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Trong năm qua, ASEAN vẫn liên tục nhấn mạnh những nguyên tắc của mình liên quan đến Biển Đông và cách xử lý, quản trị các rủi ro, tranh chấp ở đây.

Các hội nghị của ASEAN, đặc biệt là một loạt các hội nghị cấp cao nhấn mạnh rất rõ rằng, các nước mong muốn khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982; nhấn mạnh không làm phức tạp thêm tình hình, xây dựng lòng tin và thúc đẩy đối thoại ASEAN-Trung Quốc để thực hiện tốt Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, có hiệu quả.

Tiếp nữa, tất cả các nước trong và ngoài khu vực ủng hộ những nguyên tắc chung đó của ASEAN, đặc biệt nhấn mạnh cấu trúc an ninh khu vực lấy ASEAN làm trung tâm, bảo đảm hòa bình, hợp tác của cả khu vực và Biển Đông. Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng, khu vực địa chiến lược, địa kinh tế, do vậy, tất cả các nước có liên quan trong và ngoài khu vực đều phải đóng góp vào việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác tại khu vực này. Để làm được điều đó, con đường duy nhất là đối thoại, thượng tôn pháp luật.

Thứ ba, Việt Nam có vai trò và lập trường nguyên tắc được các nước rất ủng hộ. Cái “mũ” lớn là chúng ta mong muốn một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và hợp tác. Việt Nam rất nhất quán trong câu chuyện Biển Đông, song trùng với những nguyên tắc của ASEAN, nhấn mạnh hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải tại đây, nhấn mạnh không làm phức tạp thêm tình hình, xây dựng lòng tin, thúc đẩy đối thoại; tuân thủ hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và giải quyết hòa bình các tranh chấp. Như vậy, vai trò của Việt Nam hay vai trò của ASEAN trong công việc chung của khu vực hay tại Biển Đông được khu vực và thế giới hoan nghênh.

Bước sang 2023, khi thế giới cơ bản kiểm soát được đại dịch, mở cửa lại hoạt động thì càng cần nhấn mạnh việc đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực này; nhấn mạnh việc quản trị hành vi của các nước có liên quan.

Hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với khu vực và toàn cầu trong bối cảnh hiện nay?

Biển Đông gắn chặt với khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, là khu vực địa chiến lược, địa kinh tế quan trọng của thế giới. Môi trường hòa bình, ổn định của Đông Nam Á hay khu vực rộng lớn hơn phụ thuộc nhiều vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Trong câu chuyện Biển Đông, có nhiều khía cạnh cần chú ý để ứng xử phù hợp.

Một là, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải. Câu chuyện này là lợi ích của tất cả các quốc gia trong và ngoài khu vực, cần phải có trách nhiệm thúc đẩy những mục tiêu này.

Hai là, liên quan đến những bên có tranh chấp, đòi hỏi chủ quyền chồng lấn. Điều này yêu cầu các bên giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Ba là, các bên cần quản trị hành vi, không làm phức tạp thêm tình hình, đối thoại và xây dựng lòng tin. Soi vào điều này mới càng thấy rõ vai trò của ASEAN trong đối thoại, thúc đẩy xây dựng lòng tin.

Hiện nay, các nước đều coi trọng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà trong đó khu vực Đông Nam Á và Biển Đông là trung tâm của khu vực địa chiến lược rộng lớn này. Biển Đông đóng vai trò kết nối giữa các trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, do vậy, càng thu hút sự quan tâm của các nước càng quan tâm tới hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải tại vùng biển này; bảo đảm thượng tôn pháp luật là luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Ngư dân miền trung vươn khơi đánh bắt hải sản. Ảnh: Đăng Khoa
Ngư dân miền trung vươn khơi đánh bắt hải sản. Ảnh: Đăng Khoa

Năm qua đã đánh dấu những dấu mốc quan trọng như 40 năm UNCLOS, 20 năm DOC, Đại sứ kỳ vọng như thế nào về những “bộ công cụ” quản trị tình hình Biển Đông trong thời gian tới, trong đó có triển vọng về COC?

Trước hết, phải nhấn rất mạnh rằng, các nước thành viên Liên hợp quốc, trong đó có Việt Nam đều đánh giá rất cao UNCLOS 1982 và nhất trí đây chính là Hiến chương Biển, bộ luật cơ bản nhất, chứa đựng những nguyên tắc chỉ đạo cao nhất, có tính phổ quát nhất trong tất cả luật pháp quốc tế về biển.

Nhân dịp 40 năm UNCLOS, các nước không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước mà cả việc bảo đảm thực thi Công ước trên thực tế. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông, các nước đều nhấn mạnh các nguyên tắc chỉ đạo của UNCLOS đối với toàn bộ các hoạt động trên biển. Trong bối cảnh hiện nay, các nước càng cần nhấn mạnh việc thực thi UNCLOS.

Trong cấu trúc của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Biển Đông là bộ phận quan trọng của cấu trúc kinh tế và cấu trúc an ninh. Trải qua 40 năm UNCLOS, các quốc gia càng nhấn mạnh các nguyên tắc mà ASEAN đã nêu về thực thi, tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS. Khi khu vực vẫn tồn tại những tranh chấp và chồng lấn đòi hỏi chủ quyền thì ý nghĩa của việc thực hiện UNCLOS về nguyên tắc và thực tiễn càng quan trọng.

Về DOC và COC, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN cuối năm 2022 tại Campuchia, ASEAN đã ra tuyên bố về 20 năm DOC, qua đó thấy rằng DOC thực sự là thành quả nỗ lực của ASEAN với Trung Quốc để lần đầu tiên có được một văn bản quy định các hành vi ứng xử của các bên có liên quan ở Biển Đông, nhấn rất mạnh tới câu chuyện hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải, luật pháp quốc tế và UNCLOS, kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy xây dựng lòng tin - thể hiện rất rõ ở Điều 5 của DOC.

Sau 20 năm, có thể thấy rằng, ASEAN và Trung Quốc cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc đảm bảo thực thi tốt DOC; tiếp tục nỗ lực đàm phán COC, COC cần phải là bộ quy tắc quản trị các hành vi của các bên ở Biển Đông một cách tốt hơn, thực chất, hiệu quả hơn, phục vụ việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải tại khu vực, thực thi tốt hơn luật pháp quốc tế và UNCLOS, tạo điều kiện để các nước hợp tác tốt với nhau, quản trị và xây dựng lòng tin; trong khi tiếp tục thực hiện DOC và thúc đẩy thương lượng COC, các bên liên quan phải tạo môi trường thuận lợi cho thương lượng về COC, quản trị các hành vi trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS và tinh thần DOC. Nếu có những phức tạp trên biển, chắc chắn thương lượng sẽ khó tiến triển.

Điều quan trọng nhất của COC đó là kết quả của văn bản cuối cùng có đáp ứng được những mục tiêu chung đó hay không. Mong rằng, các bên tiếp tục nỗ lực cao nhất đồng thời quản trị các hành vi trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS để thúc đẩy quá trình thương lượng này.

Biển Đông 'chiếm sóng' cuộc gặp Tổng thống Mỹ-Philippines

Biển Đông 'chiếm sóng' cuộc gặp Tổng thống Mỹ-Philippines

Biển Đông nằm trong chương trình nghị sự của cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc: Xây dựng quan hệ bền chặt, trở thành nhân tố 'bất biến' để cùng vượt qua những 'vạn biến' phức tạp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc: Xây dựng quan hệ bền chặt, trở thành nhân tố 'bất biến' để cùng vượt qua những 'vạn biến' phức tạp

Nhận chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên ...

UNCLOS 1982 - Văn kiện pháp lý đồ sộ về hòa bình và phát triển bền vững biển, đại dương

UNCLOS 1982 - Văn kiện pháp lý đồ sộ về hòa bình và phát triển bền vững biển, đại dương

Sau 5 năm họp trù bị và một thập kỷ nỗ lực đàm phán, Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) được thông ...

Tình hình thế giới nổi bật trong năm 2022 và công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Tình hình thế giới nổi bật trong năm 2022 và công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Năm 2022 đầy biến động có thể là một bước chuyển quan trọng trong tiến trình quan hệ quốc tế hiện đại. Đảng và Nhà ...

ASEAN trong năm 2023: 'Sứ mệnh' của Chủ tịch Indonesia và hành trình đầy thử thách

ASEAN trong năm 2023: 'Sứ mệnh' của Chủ tịch Indonesia và hành trình đầy thử thách

Ngày 1/1, Indonesia đã chính thức bắt đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023, bắt đầu "sứ mệnh" lèo lái con thuyền ...

(thực hiện)

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của ...
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của ...
Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac vừa công bố một chiến lược mới về tương lai của thương hiệu trong việc phát triển xe điện.
Hướng dẫn chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 5/2024

Hướng dẫn chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 5/2024

Ngày 22/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Công văn 1065/BHXH-TCKT về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 5 năm 2024.
Sedan Trung Quốc MG7 sẽ ra mắt khách hàng Việt vào tháng 7/2024?

Sedan Trung Quốc MG7 sẽ ra mắt khách hàng Việt vào tháng 7/2024?

Mẫu sedan Trung Quốc MG7 có thể được ra mắt khách hàng Việt vào tháng 7 tới, cạnh tranh với các mẫu sedan hạng D như Toyota Camry hay Kia ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 7/5/2024, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 7/5/2024, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 7/5. Lịch âm hôm nay 7/5/2024? Âm lịch hôm nay 7/5. Lịch vạn niên 7/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động