Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản

Hà Phương
An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật pháp quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại diện cơ quan đối ngoại EU: Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản
Ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương, Cơ quan đối ngoại Liên minh châu Âu (đầu tiên từ phải sang) tham dự Hội thảo quốc tế Biển Đông tại Quảng Ninh ngày 23/10. (Ảnh: PH)

Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương, Cơ quan đối ngoại Liên minh châu Âu (EEAS) khẳng định, luật pháp quốc tế là cốt lõi trong giải quyết các vấn đề trên biển, trong đó có Biển Đông, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực tuân thủ UNCLOS và đàm phán các cơ chế đa phương như COC.

Xin ông cho biết giá trị của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 cũng như tầm quan trọng của UNCLOS trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông?

Tôi muốn truyền tải thông điệp rằng, châu Âu hay châu Á, trong đó có Bỉ và Việt Nam, đều có chung một cam kết đối với luật pháp quốc tế, mong muốn xây dựng thịnh vượng chung. Trong bối cảnh hiện nay, kể từ sau Thế chiến II, an ninh của các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn.

Đối với Liên minh châu Âu (EU), luật pháp quốc tế là yếu tố cốt lõi trong giải quyết xung đột, là kim chỉ nam trong cách chúng tôi nghĩ về thế giới đang vận hành. Nếu như chúng ta không có Hiến chương Liên hợp quốc làm cơ sở trong quan hệ quốc tế, chắc chắn tình hình thế giới sẽ rất hỗn loạn và rơi vào trạng thái nước lớn “bắt nạt” nước bé, không có sự bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia. Vì vậy, tôi cho rằng luật pháp quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng.

Đại diện cơ quan đối ngoại EU: Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản
Ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á - Thái Bình Dương, Cơ quan Đối ngoại Liên minh Châu Âu (EEAS) trả lời phỏng vấn TG&VN. (Ảnh: PH)

Với các vấn đề trên biển, UNCLOS - “bản hiến pháp” của đại dương cũng đóng vai trò cốt yếu trong việc điều chỉnh các hoạt động trên biển giữa các quốc gia theo luật pháp quốc tế, đã được nhiều quốc gia nhất trí và thông qua.

UNCLOS hoàn toàn có thể được coi là "chìa khóa" trong các vấn đề trên biển, là “la bàn” cho các quốc gia ở các vùng biển, trong đó có cả Biển Đông.

Ở Biển Đông, tôi cho rằng ngoài UNCLOS, Phán quyết của Tòa trọng tài (PCA) năm 2016 cũng có vai trò quan trọng và cần sự tuân thủ của các bên liên quan.

An ninh hàng hải ở Biển Đông rất quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới, với cả EU bởi một phần hoạt động thương mại quốc tế lớn đi qua Biển Đông. An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật pháp quốc tế.

Hiện nay, những gì chúng ta có thể làm là xây dựng quan hệ đối tác trong khu vực, xây dựng khả năng phục hồi, thực hiện các dự án chung về an ninh hàng hải để đảm bảo an ninh hàng hải luôn được đảm bảo ở Biển Đông. EU sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và ASEAN để đạt được an ninh hàng hải thông suốt ở Biển Đông, góp phần kiến tạo hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.

Ông đánh giá như thế nào về vai trò của đối thoại chiến lược trong việc xử lý các vấn đề trên biển, tránh leo thang thành xung đột?

Tôi nghĩ rằng đối thoại là một phương cách quan trọng để giải quyết những bất đồng trên biển. Bất kỳ nỗ lực ngoại giao nào để giải quyết xung đột phải được đặt lên tuyến đầu thay vì các hành động đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực.

Việc Trung Quốc và ASEAN đang đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là một hình thức đối thoại như vậy. Ngay cả khi các cơ chế hợp tác được thông qua cũng chưa chắc chắn có thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề, nhưng hoàn toàn có thể quản lý, kiểm soát được tình hình và các quốc gia cần phải tôn trọng các cơ chế đã nỗ lực đạt được.

Tin liên quan
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS 30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Về COC, tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán hiện nay sẽ tiến triển đến một điểm có thể đạt được thỏa thuận, góp phần giảm căng thẳng và giảm nguy cơ hiểu lầm tại Biển Đông. Hiện nay, ASEAN có vai trò quan trọng trong khu vực, với vai trò trung tâm được các nước công nhận và coi trọng.

EU cũng đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN. ASEAN có vai trò cơ bản trong việc thúc đẩy trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế trong khu vực. Ở mức độ nào đó, ASEAN hoàn toàn có thể đoàn kết bảo vệ các giá trị của UNCLOS, bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần tích cực vào việc tăng cường an ninh trong khu vực.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam, với tư cách là một quốc gia trách nhiệm, một nhân tố quốc tế tích cực, có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, là thành viên ASEAN, Liên hợp quốc, hoàn toàn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông.

Chúng tôi tin tưởng mọi tranh chấp có thể được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và ngoại giao, các diễn đàn đa phương. Việt Nam đang cho thấy con đường đối thoại hòa bình là đúng đắn.

Vẫn còn nhiều chặng đường phải đi, khó khăn phải vượt qua nhưng vai trò của ASEAN là căn bản, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với ASEAN, trong đó có Việt Nam trong duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.

Những khía cạnh mà EU đang thúc đẩy hợp tác với khu vực để thúc đẩy hàng hải ở Biển Đông là gì, thưa ông?

Trong thế giới ngày nay, khi kinh tế các nước hội nhập sâu sắc, thương mại quốc tế sôi động, những thách thức về an ninh ở một khu vực có tác động trực tiếp đến khu vực khác. Biển Đông hay Biển Đỏ đều có ý nghĩa rất lớn đối với thương mại của EU. Điều chúng ta có thể làm để bảo đảm lợi ích chung cho tất cả các quốc gia chính là chung tay thực hiện các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bảo đảm an ninh ở các khu vực biển.

Hiện nay, EU đang thúc đẩy các chương trình hợp tác với các nước trong khu vực để đào tạo cảnh sát biển hay tổ chức các chương trình như Hệ thống nhận thức hàng hải - CRIMARIO hướng tới xây dựng năng lực. CRIMARIO là dự án mà các bên tham gia, như lực lượng tuần duyên, hải quân các nước và các cơ quan chống hải tặc hoặc buôn bán người của EU, sẽ cùng dùng chung một nền tảng để trao đổi thông tin trong thời gian thực.

Có thể khẳng định, chúng ta đang cố gắng trở thành những đối tác tin cậy vì an ninh, phòng ngừa thảm họa trong khu vực. Đây là những nỗ lực vô cùng quan trọng.

Xin cảm ơn ông!

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 3/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt ...

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân ...

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhận định trách nhiệm thúc đẩy và duy trì pháp quyền ở mọi cấp độ cần được tất cả các ...

Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai

Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai

Đông Nam Á được đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do vậy, quản lý rủi ro ...

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 15/11/2024: Kim Ngưu tình duyên trục trặc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 15/11/2024: Kim Ngưu tình duyên trục trặc

Tử vi hôm nay 15/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bước tiến mới về quản lý không gian mạng

Bước tiến mới về quản lý không gian mạng

Nhìn từ góc độ các nền tảng mạng xã hội, làm sao để các quy định trong Nghị định số 147/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành phát huy hiệu ...
Quốc hội Peru trao tặng Huân chương Danh dự cấp Đại thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường

Quốc hội Peru trao tặng Huân chương Danh dự cấp Đại thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường

Quốc hội Peru trao tặng Chủ tịch nước Lương Cường Huân chương Danh dự cấp Đại thập tự, phần thưởng cao quý nhất của cơ quan lập pháp Peru dành ...
Cách mạng về tinh gọn bộ máy

Cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự ...
Hàng nghìn người xếp hàng xem loài 'hoa xác chết' 10 năm mới nở một lần

Hàng nghìn người xếp hàng xem loài 'hoa xác chết' 10 năm mới nở một lần

Hoa xác chết, mới nở ở công viên bách thảo Geelong, Melbourne (Australia), tỏa ra mùi thối nồng nặc, thu hút hàng nghìn người xếp hàng để xem.
Ông Trump 'ập đến' cùng tư tưởng nước Mỹ trước tiên, chính quyền Biden vớt vát những nỗ lực cuối cùng, EU bật báo động

Ông Trump 'ập đến' cùng tư tưởng nước Mỹ trước tiên, chính quyền Biden vớt vát những nỗ lực cuối cùng, EU bật báo động

Việc ông Donald Trump đem theo chính sách nước Mỹ trước tiên tái đắc cử tổng thống nước này khiến EU nhìn nhận lại vai trò quân sự của mình.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phiên bản di động