Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Hà Phương
Đối thoại Biển lần thứ 13 hướng tới nâng cao nhận thức của cộng đồng về các khuôn khổ hiện có và các quy định mới về việc quản lý các vùng biển quốc tế nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu khai mạc Đối thoại Biển lần thứ 13. (Ảnh: Phạm Hằng)

Ngày 14/11, tại Thành phố Cần Thơ, Học viện Ngoại giao phối hợp với Viện Konrad-Adenauer-Stiftung tại Việt Nam (KAS) tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề "Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế". Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả, luật gia trong nước và quốc tế, tham dự dưới hình thực trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Đối thoại, Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao đã điểm lại quá trình đàm phán thông qua Hiệp định trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ).

Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn nhấn mạnh BBNJ là dấu mốc mới của luật pháp quốc tế, một chiến thắng quan trọng của chủ nghĩa đa phương. Tháng 9/2023, dự thảo hiệp định đã được mở ký với mục tiêu sẽ có hiệu lực trong thời gian sớm nhất. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký BBNJ và đánh giá cao tầm quan trọng của Hiệp định này.

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 30 năm UNCLOS chính thức có hiệu lực; UNCLOS được công nhận là “Hiến pháp của biển và đại dương”. Bên cạnh việc đặt ra chế độ pháp lý cho các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, UNCLOS còn thiết lập khuôn khổ pháp lý cho các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, như Biển cả với nguyên tắc “tự do biển cả” và Vùng với nguyên tắc “di sản chung của nhân loại”.

Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn khẳng định UNCLOS sau 30 năm vẫn là "ngọn đèn soi sáng" cho các hoạt động trên biển và đại dương.

“Tôi hy vọng Đối thoại Biển lần thứ 13 sẽ giúp các bên liên quan hiểu nhiều hơn về BBNJ và tìm được sự thấu hiểu chung giữa các nhà khoa học, luật gia để các nước Đông Nam Á có thể chuẩn bị quá trình chuẩn bị và triển khai BBNJ, đưa ra khuyến nghị mới để thúc đẩy hợp tác", Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn nói.

Trong bối cảnh đó, Đối thoại Biển lần thứ 13 hướng tới: (i) Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các khuôn khổ hiện có và các quy định mới về việc quản lý các vùng biển quốc tế nằm ngoài quyền tài phán quốc gia; (ii) đánh giá các cơ hội và thách thức liên quan đến hợp tác thăm dò và bảo tồn tại các vùng biển quốc tế; và (iii) đề xuất các khuyến nghị pháp lý và chính sách cho các quốc gia nhằm thúc đẩy tiềm năng hợp tác ở các vùng biển quốc tế.

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Trưởng đại diện Viện KAS tại Việt Nam Florian Feyerabend phát biểu khai mạc Đối thoại. (Ảnh: Phạm Hằng)

Chia sẻ tại khai mạc, Trưởng đại diện Viện KAS, ông Florian Feyerabend khẳng định ý nghĩa quan trọng của Đối thoại Biển lần thứ 13 và hy vọng đây là diễn đàn để các đại biểu thảo luận sâu sắc về khai thác vùng biển sâu, quản trị khu vực ngoài quyền tài phán của quốc gia, phát triển các nền tảng để thúc đẩy quan hệ hợp tác, xây dựng chính sách trong tương lai.

Đối thoại Biển lần này bao gồm 4 phiên thảo luận với các chủ đề đa dạng. Hiệp định BBNJ: Những nội dung chính và triển vọng (phiên I) sẽ tập trung trao đổi và làm rõ các nội dung cơ bản của Hiệp định BBNJ; đồng thời thảo luận về cách thức Hiệp định này được áp dụng phù hợp với các công cụ pháp lý hiện hành khác.

Sau gần hai thập kỷ thảo luận và đàm phán, Hiệp định BBNJ mới vừa được thông qua đã trở thành hiệp định thực thi thứ ba trong khuôn khổ UNCLOS. Hiệp định điều chỉnh các nhóm vấn đề quan trọng liên quan tới bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia như: Tài nguyên gen biển; các công cụ quản lý vùng (ABMT), bao gồm khu bảo tồn biển (MPA); đánh giá tác động môi trường; xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ; cũng như vận hành các cơ quan và thể chế.

“Triển vọng mới trong các quy định về đáy biển sâu” là chủ đề thảo luận của phiên thứ 2. Trong đó, các diễn giả cùng nhau thảo luận về tầm quan trọng của các hoạt động khai thác đáy biển sâu, các khuôn khổ pháp lý hiện hành và quá trình hình thành các quy tắc quản lý các hoạt động đó. Các đại biểu cũng cùng trao đổi về các vấn đề đặt ra như bộ luật khai thác mới sẽ có những thách thức hoặc trở ngại gì? Mối liên hệ giữa bộ luật này, UNCLOS và Hiệp định BBNJ mới là gì? Làm thế nào để cân bằng các mục tiêu khác nhau về tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội? Làm thế nào để hài hòa sự khác biệt giữa các bên liên quan (chính phủ, các ngành công nghiệp, các nhóm hoạt động môi trường…)?

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13 bao gồm 4 phiên thảo luận chuyên sâu. (Ảnh: Phạm Hằng)

Trong phiên thảo luận về cơ hội và thách thức trong hợp tác tại các vùng biển quốc tế (phiên 3), các đại biểu cùng thảo luận, đánh giá những cơ hội và thách thức trong việc hợp tác tại các vùng biển quốc tế (Biển cả và Vùng), đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định BBNJ đang được mở ký và “bộ luật khai thác” đang trong quá trình đàm phán.

Xoay quanh chủ đề “khai thác và bảo tồn ở vùng biển quốc tế, các khuyến nghị và chính sách”, phiên cuối cùng của Đối thoại Biển lần này tập trung vào thảo luận và đưa ra các khuyến nghị pháp lý và chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác thăm dò, khai thác và bảo tồn tại các vùng biển quốc tế.

Bên cạnh đó, các diễn giả cùng đánh giá các nhân tố để đảm bảo Hiệp định BBNJ có hiệu lực và được thực thi hiệu quả, cũng như những yếu tố giúp đạt được sự đồng thuận về một bộ luật khai thác mới trong tương lai.

Ngoài ra, Phiên thảo luận còn tập trung vào các vấn đề: (i) làm thế nào để có sự tham gia của nhiều bên liên quan và các bên thứ ba; (ii) làm thế nào để thúc đẩy vai trò của các tổ chức quốc tế hoặc các cơ quan chuyên môn ở cấp độ toàn cầu và khu vực; (iii) làm thế nào để tăng cường cơ hội cho cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển; (iv) cách thức giải quyết hòa bình các tranh chấp tiềm tàng; và (v) cách giải quyết các vấn đề liên ngành khác trong lĩnh vực này.

Việt Nam tích cực đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương

Việt Nam tích cực đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương

Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (SPLOS) lần thứ 34 được tổ chức từ ngày 10-14/6. ...

Đối thoại biển Việt Nam-Australia lần thứ 5

Đối thoại biển Việt Nam-Australia lần thứ 5

Ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức Đối thoại biển Việt Nam – ...

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân ...

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp ...

Hiệp định về biển cả - BBNJ: Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS

Hiệp định về biển cả - BBNJ: Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS

Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 14/11, giá dầu thế giới chốt phiên ngày 13/11 với mức tăng nhẹ. Chiều nay, nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ giảm.
Trải nghiệm suối nước nóng - điểm đến lý tưởng mùa Thu Đông tại xứ Đài

Trải nghiệm suối nước nóng - điểm đến lý tưởng mùa Thu Đông tại xứ Đài

Đảo Đài Loan (Trung Quốc) gây ấn tượng bởi văn hóa đặc sắc, thiên nhiên phong phú và là 'thiên đường suối nước nóng' nhờ vào địa hình đặc biệt.
Hiểu thêm về bản sắc của Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Hiểu thêm về bản sắc của Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc Trưng bày tư liệu với chủ đề 'Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh ...
Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung 'hàng nóng' sẽ không xa vời

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung 'hàng nóng' sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc một trung tâm có ảnh hưởng ở Ukraine cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô ...
Cựu tiền đạo Công Vinh trong danh sách đề cử Cầu thủ biểu tượng AFF Cup

Cựu tiền đạo Công Vinh trong danh sách đề cử Cầu thủ biểu tượng AFF Cup

Cựu tiền đạo Lê Công Vinh là cầu thủ Việt Nam duy nhất được Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đưa vào danh sách bình chọn biểu tượng AFF ...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39

Phiên họp 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành ...
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Phiên bản di động