Bộ trưởng An ninh Indonesia Mahfud MD (áo trắng) trên một tàu quân y ở biển Bắc Natuna (tiếp giáp Biển Đông) ngày 23/11. (Nguồn: Jakarta Post) |
Trung Quốc ngày càng hung hăng
Theo Asia Times, Indonesia sẽ đối đầu hơn nữa với Trung Quốc nếu một liên doanh Anh-Nga xúc tiến dự án phát triển thăm dò khí tự nhiên và đặt đường ống dẫn khí qua ranh giới Biển Bắc Natuna.
Các đối tác Harbour Energy (của Anh) và Zarubezhneft (của Nga) đã công bố tìm thấy một nguồn khí gas có trữ lượng 16,99 tỷ mét khối, trong đó khoảng 45% là dưới dạng chất lỏng ngưng tụ.
Kết quả trên theo sau việc khoan 2 giếng thẩm lượng ở lô Tuna, cách ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia khoảng 10km, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Với việc Ngoại trưởng Mỹ Blinken thăm Jakarta vào tuần trước, diễn biến trên cho thấy quan ngại ngày càng gia tăng về điều mà ông Blinken gọi là “hành động hung hăng” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong thời gian diễn ra hoạt động khoan (từ tháng 8 đến tháng 10), một tàu khảo sát của Trung Quốc – được 2 tàu hải cảnh vũ trang của Trung Quốc hộ tống, đã tiến hành một diễn tập đo đạc lòng biển chuyên sâu quanh giàn khoan thăm dò.
Lúc đó, phía Indonesia đã huy động 9 tàu thuộc hải quân và cơ quan an ninh hàng hải của nước này đến áp đảo các tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ Indonesia vẫn giữ yên lặng về sự xâm nhập của tàu Trung Quốc trong 7 tuần liền, và cũng không thông báo liệu hai bên đã có tương tác ngoại giao nào chưa liên quan đến sự cố.
Nhưng một nguồn cao cấp bên chính quyền Indonesia cho hay, Bộ Ngoại giao Indonesia có gửi một công hàm phản đối lên Trung Quốc và tuyên bố rằng chính phủ Indonesia nghiêm túc trong việc ủng hộ phát triển lô trên ở độ sâu tương đối nông là 100m.
Indonesia tăng mức độ phản ứng?
Trung Quốc đã cho thấy họ sẵn sàng thiết lập hiện diện bên trong “đường 9 đoạn” ở cả vùng biển mà Indonesia tuyên bố chủ quyền thì phía Indonesia sẽ càng phải theo dõi sát sao các động thái của Trung Quốc.
Một nhà phân tích của hải quân Indonesia cho rằng, họ sẽ tiếp tục chứng kiến “sự quấy rối” ở một mức độ nào đó.
Trong khi Indonesia cố tránh "chọn bên" trong thế đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, hành động của Trung Quốc trong vài năm qua đã đẩy Indonesia tới chỗ nâng cao đáng kể hoạt động theo dõi đối với vùng biên giới phía Bắc, sử dụng công nghệ có sẵn và tăng cường tuần tra biển.
Hầu hết các tàu hải quân theo thói quen sẽ tắt hệ thống nhận diện tự động của mình (AIS) để khiến đối phương khó dò tìm ra họ nhưng theo lẽ thông thường, khi đi vào các vùng biển đông đúc, họ cần kích hoạt thiết bị đó. Riêng Trung Quốc thì phớt lờ điều này.
Trong năm 2021, Indonesia đã chặn một tàu khảo sát của Trung Quốc trước đó đã tắt một cách bí hiểm hệ thống hồi đáp của mình tới 3 lần trong hành trình 2 ngày đi qua biển Java và vào eo biển Sunda đông đúc chia tách Java và Sumatra.
Các tàu khảo sát khác của Trung Quốc bị nghi ngờ là đã thả 3 thiết bị không người lái đi ngầm dưới nước để thu thập dữ liệu – các thiết bị này bị phát hiện ở ngoài khơi quần đảo Natuna, Nam Sulawesi, và ở lối vào từ phía bắc của eo biển Lombok trong 2 năm qua.
Trong chuyến thăm Jakarta, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết Washington sẽ nỗ lực bảo vệ “trật tự dựa trên luật lệ”.
Chuyên gia hàng hải Evan Laksmana của Indonesia nhận định gần đây trên báo chí về ý đồ của Bắc Kinh: “Trung Quốc hy vọng rằng các vụ xâm nhập đều đặn của họ của Biển Bắc Natuna cuối cùng sẽ khiến Indonesia chấp nhận 'đàm phán' một thỏa thuận ngầm công nhận các tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc trong khu vực này".
Binh sĩ Indonesia trong một cuộc tập trận ở biển Natuna tháng 10/2021. (Nguồn: Reuters) |
Đánh giá về Luật Hải cảnh của Trung Quốc, bà Hayati Naufus, nhà nghiên cứu chính trị và ngoại giao Trung Quốc (Trung tâm Nghiên cứu Chính trị, Viện Nghiên cứu Khoa học Indonesia) cho rằng Luật Hải cảnh mới do Trung Quốc ban hành chẳng khác nào “đổ thêm dầu vào lửa” ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, sẽ là "mối đe dọa" đối với hòa bình ở khu vực này.
Yêu sách chưa có tiền lệ
Trong thư gửi tới Bộ Ngoại giao Indonesia gần đây, Trung Quốc đã yêu cầu Jakarta ngừng hoạt động thăm dò dầu khí ở biển Natuna (tiếp giáp Biển Đông) vì Bắc Kinh coi khu vực thăm dò này thuộc chủ quyền của mình.
Theo Reuters, đòi hỏi chưa từng có tiền lệ nói trên đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước liên quan đến tài nguyên tại khu vực có tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế.
Ông Muhammad Farhan, thành viên Ủy ban an ninh quốc gia thuộc Quốc hội Indonesia, tiết lộ đòi hỏi trên được đưa ra trong một lá thư các nhà ngoại giao Trung Quốc gửi cho Bộ Ngoại giao Indonesia.
"Câu trả lời của chúng tôi rất kiên quyết, rằng chúng tôi sẽ không dừng hoạt động khoan thăm dò dầu khí vì đó là chủ quyền của chúng tôi".
Ông Farhan nhận định thêm rằng bức thư của Bắc Kinh mang hơi hướng "đe dọa" vì đây là lần đầu tiên các nhà ngoại giao Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy cái gọi là "đường 9 đoạn" để xâm phạm chủ quyền của Indonesia.
Lá thư trên được gửi đi vào thời điểm xảy ra cuộc đối đầu ngoài khơi giữa tàu hai nước.
Ngày 30/6, một giàn khoan đã đến hoạt động tại vùng biển Natuna và không lâu sau đó, Trung Quốc đã điều một tàu hải cảnh tới đây. Indonesia lập tức cũng đưa một tàu tuần duyên đến khu vực này. Trong bốn tháng tiếp theo, các tàu của cả hai bên đã tuần tra tại khu vực gần giàn khoan.
Người dân Indonesia sẽ không được tập trung đông người đón Giáng sinh và Năm mới 2022 Theo hãng thông tấn chính thức Antara ngày 4/12, Indonesia sẽ cấm các hoạt động tập trung đông người trong dịp lễ Giáng sinh và ... |
| Biển Đông: Giải quyết hòa bình các tranh chấp, Trung Quốc sẽ được tôn trọng Trung Quốc với tư cách là một cường quốc trong khu vực nên giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình, ... |