TIN LIÊN QUAN | |
Chủ tịch EuroCham: Cùng “mở khóa” EVFTA | |
Chuyên gia Italy: EVFTA là một Hiệp định đôi bên cùng có lợi toàn diện |
EVFTA chứa đựng nhiều cơ hội và kỳ vọng mở ra triển vọng mới cho quan hệ hợp tác hai bên. |
Trả lời phỏng vấn TG&VN nhân sự kiện Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc EP phê chuẩn EVFTA và EVIPA với số phiếu ủng hộ áp đảo cho thấy các nghị sĩ và các quốc gia thành viên EU thực sự coi trọng, đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam và quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU; khẳng định vị thế Việt Nam và chính sách của EU tiếp tục tăng cường gắn kết với châu Á - Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng.
Theo ông, đâu là những kỳ vọng lớn nhất ở EVFTA?
EVFTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay, chứa đựng nhiều cơ hội và kỳ vọng mở ra một triển vọng mới cho quan hệ hợp tác hai bên phát triển ngày càng sâu rộng, toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi và hiệu quả hơn; đóng góp vào thúc đẩy xu thế chung về liên kết kinh tế quốc tế và phát triển bền vững;
EVFTA khi được thực thi, nhất là việc dỡ bỏ thuế quan, xúc tiến đầu tư, thúc đẩy công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, cải thiện quy tắc xuất xứ và chứng nhận xuất xứ; cải thiện môi trường tạo thuận lợi thương mại - hỗ trợ kỹ thuật tăng cường nhận thức và áp dụng những tiêu chuẩn của thị trường EU… sẽ mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu, thu hút đầu tư và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu…
Với EVFTA, Việt Nam có cơ hội đa dạng hóa thị trường và đối tác, tạo chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường EU nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung. Sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên còn góp phần thúc đẩy Việt Nam tiếp tục cải cách hoàn thiện thể chế, nâng cao tiêu chuẩn lao động và đời sống của nhân dân, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo chiều sâu và tăng trưởng bền vững.
TS. Nguyễn Minh Phong |
Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam?
EVFTA mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường EU đầy tiềm năng với 508 triệu dân, quy mô khoảng 18 nghìn tỷ USD, hiện là thị trường xuất khẩu và xuất siêu lớn thứ hai của Việt Nam. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế từ Việt Nam và nâng lên 99% dòng thuế sau 7 năm; trong khi Việt Nam xóa bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU trong năm đầu tiên và nâng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm.
Lĩnh vực đầu tư mà EVFTA hướng tới không chỉ nhằm vào nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất, xuất nhập khẩu mà còn cả những lĩnh vực dịch vụ đang "sôi sục" trong trào lưu cách mạng công nghệ 4.0 như: viễn thông & công nghệ thông tin, kiến trúc & tư vấn kỹ thuật, dịch vụ môi trường. Khi phát triển các dịch vụ này đạt trình độ quốc tế, Việt Nam chẳng những bớt phần nhập khẩu mà còn có thể xuất khẩu nhiều dịch vụ chất lượng cao, tăng đột phá kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, cửa ngõ kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU tại châu Á.
Cam kết đầu tư trong EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tham gia đầu tư vào thị trường các bên. Theo đó, hai bên sẽ đối xử bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau, đặc biệt, các bên còn thống nhất cơ chế giải quyết tranh chấp chặt chẽ nhưng thân thiện để các khúc mắc, nếu có, sẽ được xem xét, khách quan, thấu đáo và phán quyết cuối cùng được tuân thủ.
Bên cạnh cơ hội, đâu là những những áp lực đối với doanh nghiệp khi thực thi EVFTA, thưa ông?
Với cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung, tương hỗ nên hai bên ít có cạnh tranh trực tiếp và các cam kết mở cửa thị trường trong EVFTA là có chừng mực, với lộ trình đủ dài, vừa với sức vươn lên của các doanh nghiệp Việt. Việc thực hiện EVFTA dự kiến tạo áp lực cạnh tranh gay gắt ở một số lĩnh vực như: logistics, hóa chất, phương tiện vận tải, sắt thép, dược phẩm, chăn nuôi và nông sản chế biến... trong khi tạo nhiều cơ hội và động lực mới cho Việt Nam.
Theo đó, cùng với những lợi ích gián tiếp khác, việc thực hiện EVFTA dự kiến sẽ giúp Việt Nam tăng 20% xuất khẩu sang EU vào năm 2020, tăng gần 43% vào năm 2025 và tăng gần 45% vào năm 2030; tăng 4-6% GDP vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Việc 85,6% số dòng thuế sẽ được EU ngay lập tức dỡ bỏ sau khi EVFTA có hiệu lực giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Việt Nam xóa bỏ 48,5%, tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu, cũng sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ…
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã có 16 hiệp định thương mại với các đối tác nhưng việc phát huy hiệu quả chưa được như mong muốn. Để EVFTA không đi vào tình trạng này, theo ông, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp nên làm gì?
Trong khi chờ đợi các thủ tục cần thiết để Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định, các bộ, ban, ngành, các địa phương và doanh nghiệp cần khẩn trương xây dựng kế hoạch và các kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp triển khai Hiệp định để có thể tận dụng tốt các cơ hội, đồng thời ứng phó với những thách thức có thể phát sinh khi thực thi.
Chủ tịch EuroCham: Cùng “mở khóa” EVFTA TGVN. Chia sẻ với TG&VN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier khẳng định, doanh nghiệp hai bên ... |
Để khai thác những động lực tích cực, cần chú ý tuân thủ và vượt qua các đòi hỏi rất cao liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ, minh bạch môi trường kinh doanh, xuất xứ và chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, minh bạch thông tin, bảo vệ môi trường. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ hàng hóa, cũng như chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam là yêu cầu quan trọng hàng đầu.
Doanh nghiệp cần nắm chắc nội dung và lộ trình cam kết Hiệp định; chủ động rà soát và tái cơ cấu đầu tư, lao động; áp dụng công nghệ cao và cơ chế quản trị tiên tiến; cập nhật các hàng rào kỹ thuật từ các thành viên EU để đáp ứng tốt, cũng như tận dụng được các cơ hội phát triển mới.
Trong một FTA thế hệ mới như EVFTA, bên cạnh các cam kết mang tính truyền thống về mở cửa/tiếp cận thị trường, số các cam kết mang tính quy tắc (rules), có ý nghĩa ràng buộc cách hành xử chính sách của các bên, là rất lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Việc thực thi các cam kết đòi hỏi rà soát và điều chỉnh về cơ chế, trong một số trường hợp còn điều chỉnh cả bộ máy và phương thức thực hiện. Hơn thế nữa, phần lớn các cam kết dạng này đều phải thực hiện ngay khi FTA phát sinh hiệu lực hoặc trong một thời hạn rất ngắn sau đó. Điều này đặt ra thách thức lớn không chỉ về năng lực mà cả về nguồn lực thực thi đối với Việt Nam.
Để thực thi hiệu quả các cam kết từ góc độ các nghĩa vụ bắt buộc, cần thiết phải thiết lập một cơ chế chung, thống nhất, ở cấp Chính phủ với các mục tiêu như rà soát hệ thống pháp luật, để điều chỉnh đồng bộ pháp luật, kiểm soát tiến độ, hiệu quả điều chỉnh pháp luật theo cam kết…
Việc hiện thực hóa các quyền trong cam kết FTA trên thực tế không chỉ đòi hỏi những thay đổi về nhận thức hay năng lực, mà còn đặt ra những thách thức đáng kể về mặt thiết chế/cơ chế, trong đó có về cơ chế minh bạch hóa thông tin để có thể sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại; về thiết chế liên quan tới các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ (SPS); về tư vấn, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực thi các cam kết, áp dụng cam kết, gắn trực tiếp với quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả thực thi EVFTA cần chú ý rà soát các yêu cầu, thiết lập danh mục các vấn đề về mặt thiết chế cần được xử lý; đảm bảo thực thi các nghĩa vụ và tận dụng hiệu quả các quyền theo cam kết. Việc chuẩn bị các yếu tố cần thiết, cũng như xây dựng các tiêu chí, dự liệu các giải pháp vượt qua các thách thức này là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể đạt được những động lực và lợi ích kỳ vọng từ các hiệp định mới quan trọng này. Những điều này không dễ nhưng không phải là không thể.
Xin cảm ơn ông!
Thông cáo báo chí chung về Đối thoại Việt Nam - Liên minh châu Âu về quyền con người 2020 TGVN. Ngày 19/2, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành Đối thoại thường niên về quyền con người. |
EVFTA: Giảm thuế rồi, điều gì quan trọng nhất đối với doanh nghiệp? TGVN. Sau hành trình 10 năm nỗ lực để hạ cánh thành công ‘chuyến bay’ mang tên EVFTA, Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt ... |
Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA và EVIPA: Quyết định quan trọng tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-EU TGVN. Vào 18h00 ngày 12/2 theo giờ Việt Nam, tại phiên toàn thể diễn ra tại Strasbourg, Pháp, Nghị viện Châu Âu (EP) đã bỏ ... |