Biểu tình ở Thái Lan: Người dân gọi, Chính phủ trả lời

Lưu Huỳnh
Bình luận Chính trị
TGVN. Trong thời khắc khó khăn, người ta thường tìm kiếm sự thay đổi căn bản, dù đôi khi, đó không hẳn là điều họ thực sự mong muốn. Câu chuyện của Thái Lan cũng vậy. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Xoa dịu căng thẳng, Thái Lan khởi động quá trình sửa đổi Hiến pháp
Thái Lan nêu quan điểm về vấn đề Biển Đông
5522-34-8-baiphu-thailan
Đoàn người biểu tình sử dụng ký hiệu nhằm biểu đạt thông điệp tìm kiếm sự thay đổi ở Thái Lan. (Nguồn: AFP)

Dưới cái nắng oi ả ngày Chủ nhật (16/8), bất chấp nguy cơ lây nhiễm Covid-19, 10.000 người đã tụ tập tại Tượng đài Dân chủ ở thủ đô Bangkok. Kẻ mang quạt, người che ô. Khẩu trang đen, trắng, xanh nhạt lốm đốm trong đoàn biểu tình đông đúc. Những âm thanh nhốn nháo nhưng đồng lòng. Bài hát từ bộ phim Harry Potter, hay kiểu chào 3 ngón tay từ bộ phim Trò chơi Sinh tử là một trong nhiều cách họ truyền tải thông điệp của mình.

Trong thời khắc khó khăn, người ta thường tìm kiếm sự thay đổi, dù nó đôi khi không hẳn là điều họ muốn. Câu chuyện của Thái Lan cũng vậy. Đoàn người biểu tình kêu gọi sửa đổi Hiến pháp, để có thể lần nữa tìm kiếm những người thực sự đại diện cho lá phiếu, quyền lợi của họ. Một số ít thậm chí cho rằng đã đến lúc Thái Lan từ bỏ chế độ quân chủ lập hiến, nền tảng tối quan trọng và không thể chạm tới trong gần 90 năm qua. Tuy nhiên, đó có thực sự là điều họ mong muốn?

Trước hết, như nhiều quốc gia khác trong đại dịch Covid-19, Thái Lan đang trải qua thời khắc khó khăn. Theo thống kê của Văn phòng Hội đồng Kinh tế Quốc gia và Phát triển Xã hội Thái Lan, GDP quý II dự đoán sẽ giảm 12%, thấp kỷ lục trong hơn hai thập kỷ kể từ cuộc Khủng hoảng Tài chính châu Á năm 1998. Xuất khẩu giảm 28,3%, đầu tư tư nhân giảm 15%, tiêu dùng tư nhân giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn thu đến từ du lịch, một trong những ngành kinh tế chủ chốt của Thái Lan, có thể sụt giảm xuống chỉ còn 618 tỷ Baht (tương đương 20 tỷ USD), chỉ bằng chưa đầy 1/3 so với năm 2019 và dự kiến có thể còn thấp hơn nữa.

Theo Văn phòng trên, đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ tác động lâu dài và gây áp lực lớn lên nền kinh tế Thái Lan, khiến GDP quốc gia đối mặt với khả năng suy giảm tới 7,3-7,8% năm 2020.

Quan trọng hơn, sau cuộc bầu cử Thái Lan năm 2019 với kết quả bỏ phiếu sít sao và đảng Tương lai Mới của tỷ phú, Chủ tịch Thanathorn Juangroongruangkit, nhân vật được nhiều người ưa thích, buộc phải giải thể, một bộ phận cử tri Thái Lan, đặc biệt là thế hệ trẻ, đã cho rằng tiếng nói của mình chưa được lắng nghe.

Đây là hai động lực chính đằng sau cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ năm 2014 với 10.000 người góp mặt, thể hiện rõ nét ước vọng của một bộ phận người dân Thái Lan về một cuộc sống tốt đẹp hơn. May mắn thay, nguyện vọng chính đáng ấy đã được lắng nghe.

Tin liên quan
Xoa dịu căng thẳng, Thái Lan khởi động quá trình sửa đổi Hiến pháp Xoa dịu căng thẳng, Thái Lan khởi động quá trình sửa đổi Hiến pháp

Ngày 18/8, Chủ tịch Hạ viện Chuan Lekpai đã chấp nhận kiến nghị do phe đối lập, bao gồm đại diện đảng Pheu Thai, Prachachat, Puea Chat, Thai People Power và Seriruamthai, đệ trình về sửa đồi điều 256 Hiến pháp, mở đường cho việc thành lập một cơ quan soạn thảo Hiến pháp mới. Theo điều này, mọi thay đổi Hiến pháp cần sự ủng hộ của ít nhất 1/3 Thượng viện, hoặc 84 Thượng nghị sỹ. Theo ông Chuan, quá trình xác minh tính hợp pháp của kiến nghị sẽ được bắt đầu ngay lập tức và kiến nghị có thể được đưa vào chương trình nghị sự của Hạ viện trong 15 ngày.

Về phần mình, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết các nỗ lực đang được tiến hành để xem xét các yêu cầu sửa đổi Hiến pháp, chỉ ra rằng Hạ viện đã thành lập một ủy ban để nghiên cứu việc sửa đổi các điều lệ. Đồng thời, Chính phủ có kế hoạch tổ chức diễn đàn để lắng nghe ý kiến của sinh viên tham gia biểu tình.

Chiều cùng ngày, Nội các Thái Lan đã phê chuẩn kế hoạch vay 214 tỷ Baht (tương đương 6,87 tỷ USD) nhằm bù đắp vào khoản thu tới tháng 9 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trước đó, Bộ Tài chính Thái Lan cho biết nguồn thu của Chính phủ trong 8 tháng đầu năm tài khóa (tháng 10 - tháng 5) chỉ đạt 1.500 tỷ Baht, thấp hơn 11,2% so với kế hoạch.

Nội các Thái Lan cũng phê chuẩn kế hoạch 114 tỷ Baht (3,66 tỷ USD), hỗ trợ cho vay tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước đó, nước này đã thông qua gói hỗ trợ trị giá 1.900 tỷ Baht (tương đương 61,19 tỷ USD) nhằm khắc phục hệ quả từ đại dịch, song việc triển khai chưa đạt kỳ vọng.

Trong bối cảnh hiện nay, đây là hai thay đổi chính sách lớn và cần thiết của Bangkok. Tuy nhiên, liệu từng đó đã đúng và đủ để đáp ứng nguyện vọng, khôi phục lòng tin nơi một bộ phận cử tri hay chưa, vẫn là câu hỏi chưa lời giải đáp.

Kinh tế Thái Lan suy giảm mạnh nhất ASEAN+3 do Covid-19

Kinh tế Thái Lan suy giảm mạnh nhất ASEAN+3 do Covid-19

TGVN. Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể ...

ASEAN là một phần bản sắc của đất nước Thái Lan

ASEAN là một phần bản sắc của đất nước Thái Lan

TGVN. Là một trong những thành viên sáng lập, ASEAN đã và sẽ tiếp tục là trụ cột chính, là hòn đá tảng trong chính ...

9 binh sỹ mắc Covid-19, Thái Lan đình chỉ kế hoạch huấn luyện với Mỹ

9 binh sỹ mắc Covid-19, Thái Lan đình chỉ kế hoạch huấn luyện với Mỹ

Bộ Quốc phòng Thái Lan cho biết, nước này đã đình chỉ kế hoạch cho lục quân tiến hành khóa huấn luyện chung với quân ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Ngày 5/11, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tốn giấy mực nhất mỗi 4 năm. Cho đến giờ phút ấy, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì.
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố, Tehran sẽ đáp trả mọi hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ và an ninh của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động