Bình luận của TG&VN: Chuyển dịch trật tự Trung Đông?

Việc Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran không chỉ tác động đến Tehran, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện Trung Đông – một khu vực luôn trong toan tính chiến lược của các cường quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20181108092307 Mỹ tái khẳng định vai trò đảm bảo sự ổn định cho Trung Đông
tin nhap 20181108092307 Mỹ: Giấc mơ hòa bình Trung Đông bị "bóp nghẹt"

Ngày 5/11, Mỹ đã thể hiện quyết tâm cô lập Iran trên mọi mặt trận bằng việc khôi phục tất cả lệnh trừng phạt vốn được dỡ bỏ theo một thỏa thuận giữa Tehran và Nhóm P5+1 năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Cụ thể, Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt hơn 700 cá nhân và thực thể có liên quan đến Iran, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng, đóng tàu, vận tải và ngân hàng.

Chính sách nguy hiểm

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi đây là đợt trừng phạt mạnh mẽ nhất cho đến nay nhằm vào Iran. Đáp lại, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei cho rằng Tổng thống Donald Trump đã “phá hỏng” uy tín của Washington và sớm muộn sẽ thua trong cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm giữa hai nước. Tổng thống Iran Hassan Rouhani thậm chí còn tuyên bố trên truyền hình: “Chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh kinh tế. Chúng ta sẽ đứng lên chống lại một kẻ thù chuyên ức hiếp”.

tin nhap 20181108092307
(Nguồn: Dân Việt)

Giới quan sát cho rằng, việc Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt Iran nhằm buộc Tehran đàm phán lại việc dỡ bỏ chương trình hạt nhân – tên lửa cũng như làm suy giảm tầm ảnh hưởng của nước này ở Trung Đông. Theo tính toán của Mỹ, tình hình kinh tế Iran ngày càng xấu đi sẽ nhấn chìm quốc gia này vào sự bất ổn, thậm chí dẫn đến thay đổi chế độ.

Trên tờ Le Monde, ông Quentin Lopinot (Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế, Mỹ) nhận định “cú ra đòn” của Washington nhằm đẩy Iran ra khỏi một thỏa thuận không còn mang lại nhiều lợi ích. Sự đổ vỡ đó cũng sẽ khiến các nước đồng minh phải phụ thuộc vào Mỹ trở lại, đồng thời gây nhiều khó khăn cho Tổng thống Rouhani – vốn đang triển khai nhiều chiến lược chính trị - ngoại giao dựa trên thỏa thuận ký kết hồi 2015.

Sâu xa hơn, bước đi đầy tranh cãi này của Washington cho thấy một đặc trưng trong chính sách Trung Đông của chính quyền Trump. Theo đó, Mỹ chủ trương tăng cường quan hệ với các đồng minh truyền thống trong khu vực là Saudi Arabia và Israel. Đây là một chiến lược được đưa ra sau vài năm quan hệ Mỹ - Iran tương đối yên bình, phần lớn dựa vào quyết định “mở cửa” cho Iran của cựu Tổng thống Barack Obama. Chính sách này của ông Obama không hẳn là sự nhượng bộ, mà trên hết là nỗ lực xây dựng một trật tự khu vực bằng cách cân bằng quyền lực giữa các lực lượng chính trị tại Trung Đông cũng như tranh thủ tính thực dụng từ phe bảo thủ của Tổng thống Rouhani. Vì vậy, với quyết định trừng phạt Tehran, chính sách “cân bằng” được thực hiện dưới thời Obama dường như đang phải nhường chỗ cho chính sách ủng hộ vô điều kiện của Trump dành cho Tel Aviv và Riyadh, ngay cả khi các nước này có nguy cơ gây bất ổn khu vực.

tin nhap 20181108092307
Mỹ khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt với Iran vốn được dỡ bỏ theo một thỏa thuận năm 2015 . (Nguồn: AFP)

Nguy cơ bùng nổ xung đột

Tuy nhiên, nói như Reuters, bất chấp “trò chơi vương quyền” mà ông Trump đang bày ra để buộc Iran quay trở lại bàn đàm phán nhằm thay thế JCPOA bằng một thỏa thuận mới mang dấu ấn của Trump, nhiều lập luận cho rằng chiến lược này của Washington sẽ không thành công.

Trước tiên, Mỹ đang tìm cách cắt giảm kim ngạch xuất khẩu dầu của Iran xuống con số 0, nhưng điều này rõ ràng không thực tế. Không có lựa chọn khả thi nào thay thế cho 2,5 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày của Iran, bất chấp việc Saudi Arabia tuyên bố sẽ bù đắp bất kỳ sự thiếu hụt nào. Mặt khác, chuyên gia Hossein Moussavian (Đại học Princeton, Mỹ) nhận định trên PressTV: “Iran đã chịu án phạt hơn 40 năm qua và lần này cũng chẳng có gì mới”. Ông Moussavian cho rằng Iran “sẽ trải qua một giai đoạn khó khăn” song ảnh hưởng sẽ không lớn, bởi “mục tiêu quan trọng trong chính sách an ninh chính trị của Iran là gánh vác một nền kinh tế không phụ thuộc vào dầu mỏ”.

Thứ hai, cuộc thương chiến Mỹ - Trung và việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga khiến Bắc Kinh và Moscow ít có khả năng hợp tác với Washington trong vấn đề Iran. Thậm chí, Mỹ không thể dựa vào sự hợp tác của Liên minh châu Âu (EU), vốn bắt đầu đàm phán hạt nhân với Iran từ 2003 và coi JCPOA là một trong những thành tựu chính của mình. EU ngày càng nhìn nhận các đòn trừng phạt các quốc gia khác là mối đe dọa đến bản sắc và tính độc lập của khối. Ngoài ra, những “tay chơi” chính ở Trung Đông hiện nay như Thổ Nhĩ Kỳ, Oman và Iraq cũng sẽ tiếp tục ủng hộ JCPOA.

Với những lý do trên, nhiều chuyên gia tin rằng Iran sẽ hóa giải các đòn trừng phạt của Mỹ. Dù vậy, cách tiếp cận đơn phương của ông Trump và tương lai JCPOA nhiều khả năng sẽ làm thay đổi cục diện khu vực với việc gây ra sự rạn nứt giữa Mỹ và các đồng minh, trong khi khiến nhiều quốc gia xích lại gần nhau hơn vì lợi ích chung. Trong 6 thập kỷ qua, Mỹ luôn là cường quốc bá chủ ở Trung Đông. Nhưng trong bối cảnh chính trị hiện nay, với việc tái trừng phạt Iran, trật tự khu vực có thể sẽ chuyển dịch từ một hệ thống do Mỹ dẫn đầu sang một trật tự mới, với các “tay chơi” ở Trung Đông và những cường quốc bên ngoài (như Nga, Trung Quốc) sẽ đóng vai trò quan trọng hơn. Kịch bản này rất đáng lo ngại bởi các xung đột sẽ được dịp “sinh sôi nảy nở” ở khu vực vốn đã quá phức tạp như Trung Đông.

tin nhap 20181108092307 “Cú sốc” mới từ Trung Đông

Vụ mất tích của nhà báo Khashoggi đã thổi bùng căng thẳng trong quan hệ giữa Riyadh với Ankara và các nước phương Tây.

tin nhap 20181108092307 Mỹ cáo buộc Iran chi 16 tỷ USD gây bất ổn Trung Đông

Ngày 10/10, trang mạng jns.org cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã công bố một báo cáo “chưa từng thấy”, trong đó đề ...

tin nhap 20181108092307 "Đường lối chính trị của Mỹ đang làm hại khu vực Trung Đông"

Ngày 2/9, Thượng nghị sĩ Mỹ Richard Black đã bày tỏ hoài nghi về khả năng cách tiếp cận của Chính quyền Washington thực sự ...

Quang Chinh

Đọc thêm

ASEAN, New Zealand hướng tới cột mốc 50 quan hệ đối thoại vào năm 2025

ASEAN, New Zealand hướng tới cột mốc 50 quan hệ đối thoại vào năm 2025

Đối thoại ASEAN-New Zealand lần thứ 31 hoan nghênh những bước phát triển tích cực trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-New Zealand
Thúc đẩy hợp tác, gia tăng kết nối Việt Nam-Mauritius

Thúc đẩy hợp tác, gia tăng kết nối Việt Nam-Mauritius

Tổng thống Mauritius đề nghị Việt Nam tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước gia tăng kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa ...
XSMB 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. dự đoán XSMB 20/4/2024

XSMB 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. dự đoán XSMB 20/4/2024

XSMB 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
VCK Futsal châu Á 2024: Đội tuyển Futsal Việt Nam có trận thắng đầu tiên trước Futsal Trung Quốc

VCK Futsal châu Á 2024: Đội tuyển Futsal Việt Nam có trận thắng đầu tiên trước Futsal Trung Quốc

Đội tuyển Futsal Việt Nam thắng Futsal Trung Quốc với tỷ số 1-0 ở lượt trận thứ 2 bảng A vòng chung kết Futsal châu Á 2024.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động