Bờ Biển Ngà chia tay World Cup bằng trận thắng dễ

Không mất nhiều sức lực, Drogba và đồng đội vẫn thắng dễ Bắc Triều Tiên 3-0. Chiến thắng này chỉ mang tính chất danh dự cho Bờ Biền Ngà bởi ở trận đấu cùng giờ Bồ Đào Nha đã cầm hòa Brazil để cùng nhau sánh vai đi tiếp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Yaya Toure phấn khích sau bàn mở tỷ số.

Cục diện bảng G gần như đã ngã ngũ trước loạt đấu cuối cùng. Bắc Triều Tiên với hai trận thua đã bị loại. Brazil sớm giành vé vào vòng 16 đội với 6 điểm. Bồ Đào Nha với 4 điểm cùng con số dương 7 bàn thắng chiếm lợi thế gần như tuyệt đối so với Bờ Biển Ngà (1 điểm, âm hai bàn thắng). Để đi tiếp Bờ Biển Ngà cần thắng đậm Bắc Triều Tiên và chờ đợi Bồ Đào Nha thua đậm Brazil.

Có vẻ như Bờ Biển Ngà không mong đợi điều kỳ diệu xảy ra. Bằng chứng là dù cần thật nhiều bàn thắng nhưng họ nhập cuộc khá uể oải trong những phút đầu gặp Triều Tiên. Kiểm soát bóng nhiều, làm chủ khu trung tuyến nhưng không thấy được ở Drogba và các đồng đội tinh thần quyết thắng. Vì lẽ đó, khoảng chục phút đầu tiên, đội bóng mạnh của châu Phi hầu như chỉ giữ bóng, phối hợp luẩn quẩn ở khu giữa sân. Trước sự vật vờ của các học trò, HLV Eriksson không nén được tức giận. Vị HLV từng dẫn dắt đội tuyển Anh liên tục ra sát vạch biên dọc thúc giục các học trò tiến lên. Sự nổi giận của ông có tác dụng tức thì bởi từ phút thứ 10 trở đi, họ đã chơi tích cực hơn. Gervinho, Yaya Toure, Eboue, Boka – những cầu nối tấn công của Bờ Biển Ngà đã di chuyển nhiều hơn, liên tục dồn bóng ra hai bên cánh rồi tạt vào cho đội trưởng Drogba dứt điểm. Trước thế công mạnh mẽ của Bờ Biển Ngà, Bắc Triều Tiên dần luống cuống. Với 4 hậu vệ và hàng tiền vệ 5 người nhưng Triều Tiên không tìm ra biện pháp khắc chế các hướng tấn công của đối phương. Sự bất lực của đội bóng châu Á phần lớn xuất phát từ lý do thể lực. Họ dễ dàng bị các cầu thủ to khỏe của đối phương lấn lướt trong các pha tranh chấp tay đôi, đua tốc độ.

Hàng thủ không vững, hàng công không gây được sức ép, việc lưới của Triều Tiên rung lên là điều tất yếu. Phút 13, hậu vệ Boka dốc bóng bên cánh trái rồi chuyền sệt cho Yaya Toure đang đứng sát vạch 16m50. Sau pha khống chế gọn ghẽ tiền vệ đang đá cho Barcelona sút chìm vào góc xa mở tỷ số cho Bờ Biển Ngà. Sau bàn thắng của Toure, Bờ Biển Ngà hừng hực khí thế. Họ làm chủ hoàn toàn thế trận, liên tục gây sức ép về khu cấm địa của Triều Tiên. Tấn công áp đảo, Bờ Biển Ngà nhanh chóng có bàn thứ hai. Phút 20, Drogba thoát khỏi hậu vệ theo kèm, dứt điểm trúng xà ngang, bóng dội ra đúng tầm băng vào của Romaric và cầu thủ này không bỏ lỡ cơ hội nhân đôi cách biệt bằng pha đánh đầu vào lưới trống. 2-0 cùng thế trận lấn lướt hoàn toàn cho Bờ Biển Ngà. Diễn biến ấy tưởng như sẽ khiến Triều Tiên nhanh chóng sụp đổ. Thế nhưng sau đó, các học trò của HLV Eriksson lại chơi cẩu thả, phung phí hầu như tất cả những cơ hội ngon ăn tạo ra. Phía Triều Tiên, thể lực kém khiến họ gần như không thực hiện được các pha phản công như toan tính.

Cùng lúc đó, Bồ Đào Nha vẫn cầm hòa Brazil 0-0. Thông tin này đã ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của Drogba và các đồng đội. Bằng chứng là Bờ Biển Ngà bước vào hiệp hai mà hầu như đánh mất hết sự hưng phấn có được sau hai bàn thắng của Toure và Romaric. Vì lẽ đó, vẫn chơi chủ động nhưng Bờ Biển Ngà không còn hứng thú với những pha tấn công và cơ hội ghi bàn đã không nhiều lần tìm đến với họ như ở hiệp một. Thậm chí sự chán nản của Bờ Biển Ngà còn tạo điều kiện để Triều Tiên vài lần đưa bóng áp sát khung thành thủ môn Barry. Thế nhưng ở những lần hiếm hoi ấy, Triều Tiên không thể làm nên chuyện khi mà Jong Tae Se quá đơn đọc hoặc quá cá nhân mỗi khi có bóng.

Nhằm thay đổi tình hình, HLV Eriksson lần lượt đưa Salomon Kalou và Dindane vào sân. Sự thay đổi của vị HLV người Thụy Điển không đem đến cho Bờ Biển Ngà nét tươi mới. Drogba và các đồng đội vẫn thiếu tích cực trên sân. Vì lẽ đó, dù kiểm soát bóng vượt trội nhưng mãi đến phút 82, Bờ Biển Ngà mới có bàn thắng thứ 3 do công của Salomon Kalou. Thắng 3-0 nhưng Bờ Biển Ngà vẫn bị loại bởi ở trận đấu cùng giờ, Bồ Đào Nha hòa Brazil 0-0 để cùng đội này đi tiếp vào vòng trong.

Đội hình ra sân:

Bờ Biển Ngà: Barry, Zokora, Kolo Toure, Boka, Eboue, Romaric, Yaya Toure, Tioté, Keita, Drogba, Gervinho.

Bắc Triều Tiên: Myong-Guk, Jong-Hyok, Chol-Jin , Jun-Il, Kwang-Chon, Yun-Nam, Nam-Chol, In-Guk, Yong-Hak, Yong-Jo, Tea-Se

Bàn thắng Touré (14’), Romaric (20’) và Kalou (82’).

Theo VNE

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia; Europa League - Marseille vs Atalanta.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hiện thể thao Việt Nam có 10 vé tham dự Olympic Paris 2024 ở các bộ môn xe đạp, bơi lội, bắn súng, boxing, cử tạ, canoe, rowing và ...
Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ với cú đúp cùng pha lập công của Mane đem về chiến thắng 3-1 cho Al Nassr ở bán kết Cup Nhà vua Saudi ...
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5, OECD có kế hoạch xây dựng ‘Các hướng dẫn mới’ này để giải quyết thông tin sai lệch do AI tạo ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động