TIN LIÊN QUAN | |
Luật An ninh mạng vẫn bảo đảm quyền tự do, dân chủ |
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Kim, Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ đã giới thiệu những điểm cơ bản của Luật Tố cáo 2018, phân tích những điểm mới so với Luật Tố cáo 2011.
Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Kim phát biểu tại Hội Nghị. (Ảnh: PV) |
Theo đó, Luật Tố cáo năm 2018 đã kế thừa và khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật tố cáo 2011 như quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với 2 nhóm hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quản lý nhà nước ở các lĩnh vực; trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo từ khâu tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin, rút đơn, tạm dừng hay đình chỉ giải quyết tố cáo, tố cáo tiếp…; tổ chức thi hành kết luận nội dung tố cáo; bảo vệ người tố cáo. Luật Tố cáo 2018 được xây dựng nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền tố cáo của công dân là quyền con người.
Đông đảo cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao đã tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV) |
Đồng thời tiếp tục quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Ông Nguyễn Văn Kim nhấn mạnh, công tác giải quyết tố cáo những năm gần đây cho thấy, đơn thư tố cáo giúp cơ quan Nhà nước phát hiện nhiều hành vi tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật, thậm chí tội phạm, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp công dân đã lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai, vu cáo, vu khống làm hại uy tín, danh dự của người khác.
Hội nghị giúp cán bộ phụ trách và các đơn vị trong Bộ Ngoại giao xử lý công việc thuận lợi hơn, đảm bảo được lợi ích của người dân và các bên liên quan. (Ảnh: PV) |
Chính vì vậy, Luật Tố cáo mới có những quy định cụ thể, đầy đủ hơn đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo cũng như người giải quyết tố cáo.
Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao, ông Phạm Việt Anh phát biểu, thông qua Hội nghị này, đông đảo đại diện các đơn vị trong Bộ, Ban Thanh tra nhân dân, cán bộ phụ trách công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Ngoại giao đã có nhận thức sâu sắc hơn, nắm rõ hơn những quy định mới, giúp cán bộ phụ trách và các đơn vị có thể xử lý công việc thuận lợi, phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đảm bảo được lợi ích của người dân và các bên liên quan.
Luật Tố cáo năm 2018 bao gồm 9 chương với 67 điều, trong đó: Chương I những quy định chung, gồm 8 điều; Chương II quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo, gồm 3 điều, từ Điều 9 đến Điều 11; Chương III giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, gồm 28 điều, từ Điều 12 đến Điều 40; Chương IV giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, gồm 3 điều, từ Điều 41 đến Điều 43; Chương V trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo, gồm 3 điều, từ Điều 44 đến Điều 46; Chương VI bảo vệ người tố cáo, gồm 12 điều, từ Điều 47 đến Điều 58; Chương VII trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo, gồm 3 điều, từ Điều 59 đến Điều 61; Chương VIII khen thưởng và xử lý vi phạm, gồm 4 điều từ Điều 62 đến Điều 65; Chương IX điều khoản thi hành quy định về hiệu lực thi hành và quy định chi tiết các điều khoản thi hành Luật, gồm 2 điều, từ Điều 66 đến Điều 67. |
Đề nghị bổ sung quy định tố cáo cán bộ đã nghỉ hưu Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Nhiều đại ... |
Phổ biến kiến thức pháp luật về Luật Khiếu nại và Luật tố cáo Ngày 23/8/2012, Thanh tra Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình phổ biến kiến thức pháp luật về Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật ... |