Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 3 diễn ra tại Philippines tháng 2/2023. (Nguồn: ASEAN) |
10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đưa ra một dự thảo bí mật về "hướng dẫn đạo đức và quản trị AI".
Bản dự thảo được chuyển tới các công ty công nghệ để lấy ý kiến phản hồi và dự kiến hoàn thiện vào cuối tháng 1/2024, trùng với thời điểm diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN. Các công ty nhận được dự thảo gồm Meta, IBM và Google.
Điều gì đã thúc đẩy các nước ASEAN đưa ra dự thảo này và tác dụng của nó là gì?
Khác biệt văn hóa
Nhân chuyến công du châu Á hồi đầu năm, các quan chức EU đã thuyết phục các chính phủ và công ty công nghệ trong khu vực tuân thủ nguyên tắc về AI mới.
Khác với Đạo luật AI của EU, bản hướng dẫn về AI của ASEAN yêu cầu các công ty xem xét sự khác biệt về văn hóa giữa các nước, đồng thời không quy định các danh mục rủi ro. Giống với tất cả các chính sách của ASEAN trước đây, đây là chính sách tự nguyện và phục vụ cho quy định nội địa.
Tin liên quan |
ASIAD 2023 và dấu ấn ngoại giao thể thao Trung Quốc |
Sở dĩ ASEAN không áp đặt chính sách chung là bởi sự đa dạng văn hóa trong khu vực. ASEAN có gần 700 triệu người và hơn 1.000 dân tộc, do đó, mỗi nước sẽ có nhận thức khác nhau về quy tắc kiểm duyệt thông tin liên quan đến AI. Chẳng hạn như Thái Lan có luật cấm chỉ trích chế độ quân chủ của nước này.
Các giám đốc điều hành công ty công nghệ cho biết, ASEAN có cách tiếp cận tự do và thân thiện với doanh nghiệp hơn, bởi khối không áp đặt quy định mới, trong một khu vực nơi luật pháp địa phương vốn sẵn tính phức tạp.
Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề chính phủ của IBM châu Á, ông Stephen Braim đánh giá cao bản hướng dẫn về AI của ASEAN phù hợp với quy định về AI của các nơi khác, chẳng hạn như Khung quản lý rủi ro AI NIST của Viện Tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia (NIST) của Bộ Thương mại Mỹ.
Hướng đi riêng
Các nước ASEAN sẽ đánh giá bản hướng dẫn một cách định kỳ, đồng thời kêu gọi chính phủ hỗ trợ các công ty thông qua tài trợ nghiên cứu, phát triển và thành lập nhóm Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN về AI.
Trong đó, bản hướng dẫn AI của ASEAN khuyên các công ty nên đánh giá rủi ro AI và đào tạo quản trị AI. Song nó không hướng dẫn chi tiết cách làm cho công ty và cơ quan quản lý địa phương. Bởi vì ASEAN muốn mỗi quốc gia tự tìm cách ứng phó tốt nhất. Bên cạnh ASEAN, các nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có cách tiếp cận tự do về quy định AI.
Các quan chức cấp cao của ba nước ASEAN cho biết, họ lạc quan về tiềm năng của AI với khu vực. Đồng thời, họ tin rằng EU quá vội vã ban hành quy định, trước khi tìm hiểu đầy đủ lợi ích và tác hại của công nghệ này. Dù ASEAN không có quyền ban hành luật, việc khối này cho phép mỗi nước tự đưa ra chính sách của riêng mình đã đưa họ theo một con đường khác với EU.
Mặt khác, lý do EU muốn thúc đẩy bộ quy tắc chung là bởi, khu vực này lo ngại tốc độ phát triển vượt bậc của AI có thể ảnh hưởng đến quyền dân sự và an ninh. Tuy vậy, khối này khó có thể đạt được sự đồng thuận quốc tế về quy định AI. Điều này không giống với chiến dịch về luật bảo vệ dữ liệu trước đó của họ, vốn là một thành công lớn và trở thành khuôn mẫu cho các nền kinh tế khác trên thế giới.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết, dù lưu tâm đến sự khác biệt văn hóa, song họ vẫn coi trọng việc thiết lập nguyên tắc tập thể. Các quan chức EU cho biết thêm, khối này sẽ tiếp tục tổ chức đàm phán với các nước ASEAN để thống nhất các nguyên tắc rộng hơn.
Bộ trưởng phụ trách số hóa Hà Lan Alexandra van Huffelen kỳ vọng vào việc các nước sẽ sớm thu hẹp khác biệt và đạt được đồng thuận về bộ quy tắc AI. (Nguồn: NRC) |
Bộ trưởng phụ trách số hóa Hà Lan Alexandra van Huffelen khẳng định, nếu chúng ta muốn sử dụng AI cho mục đích tốt, chúng ta cần thống nhất các nguyên tắc cơ bản về nhân quyền. Bà Bộ trưởng tin rằng các bên có đủ cơ sở để thu hẹp khác biệt về nhận thức.
Như vậy, trong bối cảnh EU muốn cộng đồng quốc tế tuân theo bộ quy tắc về AI do khối này xây dựng, các nước ASEAN đưa ra bản dự thảo của riêng mình. Cách làm này có 3 tác dụng chính: một là cho phép mỗi quốc gia tự ban hành chính sách riêng; hai là giảm bớt gánh nặng pháp lý cho công ty công nghệ trong khu vực; ba là thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa của từng nước thành viên.
Dù vậy, EU vẫn muốn thúc đẩy bộ quy tắc quốc tế do lo ngại về an ninh dân sự gây ra bởi AI. Do đó các lãnh đạo của khối vẫn đang tìm cách đạt được khuôn khổ nguyên tắc tập thể nhằm đảm bảo AI phục vụ vì mục đích tốt.
| Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9: Trao đổi thực chất và hiệu quả để cải thiện những vấn đề chung của thế giới Ngày 15/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Lễ khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 đã chính thức ... |
| TikTok bị phạt vì vi phạm quy định bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em Ngày 15/9, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu (DPC) của Ireland đã phạt TikTok 345 triệu Euro vì vi phạm quy định bảo vệ quyền ... |
| Bất chấp quyết định của EC, ba nước EU đi 'đường riêng' trong vấn đề nhập ngũ cốc Ukraine Ngày 17/9, Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi Ba Lan, Hungary và Slovakia có thái độ mang tính xây dựng về vấn đề ... |
| Đại sứ Nguyễn Văn Thảo: Việt Nam coi trọng quan hệ với EU nói chung và các thành viên của Liên minh nói riêng Đại sứ Nguyễn Văn Thảo khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác toàn diện với EU nói chung, cũng như quan hệ ... |
| Cần nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về quyền riêng tư và sử dụng mạng xã hội an toàn, tuân thủ pháp luật Hiện nay, còn tồn tại hiện tượng nhiều học sinh, sinh viên vẫn vô tư chia sẻ những nội dung ảnh hưởng đến danh dự, ... |