Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: Kiến trúc sư của một chính sách đối ngoại đổi mới

GS.TS. Phạm Quang Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là một trong số các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận ra cơ hội chấm dứt với mô hình chính sách đối ngoại cũ, được định hình bởi yếu tố ý thức hệ và đưa ra một chính sách mới tập trung vào lợi ích quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: Kiến trúc sư của một chính sách đối ngoại đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 15 (tháng 5/1982). (Nguồn: tư liệu)

Gửi “thông điệp mới” tới thế giới

Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1989 và Liên Xô sụp đổ năm 1991 đã tạo ra những thay đổi to lớn mang tính cấu trúc đối với chính trị thế giới cũng như Việt Nam. Việt Nam trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đã chuyển sang một vị thế cân bằng hơn, nhấn mạnh lợi ích quốc gia và hội nhập khu vực.

Ngày nay, trong chính sách đối ngoại, Việt Nam đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, bao gồm giữ vững môi trường hòa bình thông qua độc lập, tự cường, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại.

Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam diễn ra dần dần theo thời gian, được hình thành bởi sự kết hợp của các yếu tố bên ngoài và bên trong, đồng thời phản ánh nhận thức của Việt Nam đối với môi trường khu vực.

Qua “sự nghiệp” của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, có thể thấy, đổi mới ở Việt Nam là công cuộc không hề đơn giản và dễ dàng, nhưng qua đó cũng cho thấy Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã đóng một vai trò quan trọng như thế nào vào thời khắc có tính bước ngoặt của đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là người có thể nhận ra cơ hội để Việt Nam chấm dứt mô hình chính sách đối ngoại cũ được xác định bởi ý thức hệ và đưa ra một chính sách mới tập trung vào lợi ích quốc gia. Ông cũng là kiến trúc sư của một chiến lược an ninh mới và một chính sách đối ngoại cởi mở.

Theo Washington Post, ông Thạch sẽ được nhớ đến như một trong những nhà ngoại giao giỏi nhất của Hà Nội vào thời điểm Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, ông Nguyễn Cơ Thạch, một người thông thạo tiếng Pháp và tiếng Anh, đã giúp thế giới hiểu về một Việt Nam đổi mới, năng động, sáng tạo.

Từ… tư duy mới

Sinh năm 1921 trong một gia đình nông dân không ruộng đất ở làng Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Phạm Văn Cương (sau là Nguyễn Cơ Thạch) xung phong tham gia phong trào cách mạng từ khi mới 16 tuổi.

Trước khi trở thành thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào tháng 9/1945, ông Nguyễn Cơ Thạch đã trải qua 5 năm (từ tháng 5/1940 đến tháng 4/1945) trong các nhà tù thực dân Pháp khác nhau ở Nam Định, Sơn La, Hỏa Lò, Hòa Bình.

Sau hai năm làm thư ký cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Nguyễn Cơ Thạch đã trải qua các vị trí khác nhau ở Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Hà Đông, Ủy ban Liên khu 3 cho đến năm 1954 khi bắt đầu công tác tại Bộ Ngoại giao với tư cách là Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao.

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: Kiến trúc sư của một chính sách đối ngoại đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch hội đàm với Ngoại trưởng Pháp Roland Dumas, tháng 2/1990.

Kể từ đó, ông Nguyễn Cơ Thạch đảm nhiệm các chức vụ khác nhau như Tổng lãnh sự quán tại Ấn Độ (1956), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (1962), Trợ lý ông Lê Đức Thọ trong Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (1972), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1980), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1987). Tháng 10/1991, ông được Bộ Chính trị “phân công” tham gia nhóm nghiên cứu các vấn đề đối ngoại.

David Elliott, Giáo sư ngành Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Pomona College là một người thầy tôi vô cùng ngưỡng mộ. Ông rất hiểu Việt Nam, nói tiếng Việt rất giỏi, ngày nào cũng đọc báo Nhân Dân và từng gặp Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nhiều lần những năm 1990. Theo Giáo sư David Elliott, chính Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là người đã được Bộ chính trị giao nhiệm vụ nghiên cứu phân tích bản chất của quá trình chuyển đổi này.

Trong giai đoạn đó, ông Nguyễn Cơ Thạch có cơ hội nhìn nhận đánh giá tình hình của thời kỳ quá độ: “Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang tạo điều kiện cho sự phân công lao động quốc tế mới trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước lớn và nhỏ cũng ngày càng mở rộng trên quy mô lớn hơn”.

Chính Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, vài năm sau khi Liên Xô sụp đổ, đã kết luận rằng, có nhiều yếu tố khác trong hệ thống quốc tế có thể làm đối trọng với sức mạnh của Mỹ.

Ông Nguyễn Cơ Thạch còn là người đã đưa ra nhận xét về những yếu tố mới như sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự khôi phục của nước Nga và các thế lực kinh tế: “Việc Trung Quốc vươn lên như một siêu cường kinh tế và sự tan rã của Liên Xô đã dẫn đến những thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa các nước lớn. Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản đã ủng hộ mạnh mẽ chế độ mới ở Nga và ủng hộ cải cách ở Nga, trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng căng thẳng… Thế giới lưỡng cực và ba cực đã trở nên đa cực. Và thế giới đang chuyển từ Chiến tranh Lạnh và các cuộc chạy đua vũ trang sang kỷ nguyên cạnh tranh kinh tế”.

Giáo sư David Elliott cho rằng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch là người đưa ra những ví dụ điển hình nhất về tư duy mới trong lĩnh vực ngoại giao và an ninh. Tuy nhiên, ông không giải thích ông Nguyễn Cơ Thạch đã tiếp thu được từ đâu về định dạng “kịch bản” phân tích các vấn đề chiến lược và chính sách đối ngoại, tại sao ông lại áp dụng quan điểm thực tế về những thay đổi quốc tế cuối những năm 1980 vào chủ trương điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Nhân vật nổi bật nhất

Theo Giáo sư David Elliott, ông Nguyễn Cơ Thạch đã sống trong một giai đoạn quá độ, chứng kiến các cuộc tranh luận sôi nổi của các nhà lãnh đạo, dẫn đến các quyết định quan trọng trong sự nghiệp của các cá nhân và cả dân tộc. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch từng là nhân vật nổi bật nhất của nền ngoại giao Việt Nam trong một thập kỷ.

Sau thời gian dài cống hiến cho ngành ngoại giao, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nghỉ hưu với mong muốn tạo cơ hội cho thế hệ trẻ được tham gia, rèn luyện và cống hiến.

Việt Nam ngày nay hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào hệ thống quốc tế và khu vực. Không nghi ngờ gì khi cho rằng, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là một trong số các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể nhận ra cơ hội để Việt Nam chấm dứt với mô hình chính sách đối ngoại cũ được định hình bởi yếu tố ý thức hệ và đưa ra một chính sách mới tập trung vào lợi ích quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là kiến trúc sư của một chiến lược an ninh mới và một chính sách đối ngoại cởi mở có giá trị và tính thời sự cho đến tận hôm nay.

Ông là kiến trúc sư của một chiến lược an ninh mới và một chính sách đối ngoại cởi mở có giá trị và tính thời sự cho đến tận hôm nay.

Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị năm 1988 nằm trong số các văn kiện mà Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch là một trong những tác giả chính và có thể coi là bước ngoặt trong việc hình thành chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam. Theo đó, Ðảng nêu rõ trạng thái "đấu tranh và hợp tác cùng tồn tại hòa bình" và nhận định "với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa hơn".

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã đặt nền móng cho tư duy đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam bằng cách bình thường hóa với Mỹ và trở thành thành viên của tất cả các tổ chức quốc tế, bao gồm ASEAN vào năm 1995 và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và câu chuyện đổi mới tư duy, phương pháp làm việc

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và câu chuyện đổi mới tư duy, phương pháp làm việc

Không chỉ tham gia cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ ...

Những dự báo 'không thể ngờ tới' của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch

Những dự báo 'không thể ngờ tới' của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch

Trong ký ức của Đại sứ Trương Triều Dương về Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Bộ Kinh tế và Xã hội Số (DES) của Thái Lan vừa trình dự luật nhằm bảo vệ người dân tốt hơn khỏi những kẻ lừa đảo trực tuyến.
Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Hãy chọn ngay một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp: Người ấy cảm thấy hối hận ra sao sau khi chia tay.
Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ 'cách tốt nhất' để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ 'cách tốt nhất' để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao Jeffrey DeLaurentis khẳng định cách tiếp cận chính trị thay vì cô lập Cuba là thành công và đến nay vẫn còn giá trị.
Kết quả xổ số hôm nay, 22/12: XSMN 22/12/24 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt-Lâm Đồng

Kết quả xổ số hôm nay, 22/12: XSMN 22/12/24 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt-Lâm Đồng

XSMN 22/12 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/12/2024. Kết quả xổ số hôm nay 22/12, được các công ty Xổ số Tiền Giang, Kiên Giang và ...
Marcus Rashford tuyên bố sẵn sàng rời MU, đồng đội 'nổi sóng'

Marcus Rashford tuyên bố sẵn sàng rời MU, đồng đội 'nổi sóng'

Các đồng đội của Marcus Rashford đã rất tức giận sau khi tiền đạo người Anh tuyên bố muốn tìm kiếm thử thách mới.
UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc Anh đưa người sang Ukraine huấ

UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc Anh đưa người sang Ukraine huấ

Ukraine đã tấn công bằng UAV vào thành phố Kazan của Nga, ngày 21/12, gây thiệt hại cho các tòa nhà dân cư và tạm thời đóng cửa sân bay.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động