'Bóc băng' màn đấu khẩu ngoại giao Mỹ - Trung

Lê Quân
TGVN. Cuộc đối thoại tuần này giữa các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc có bước khởi đầu đầy khó khăn khi hai bên có màn chỉ trích nhau công khai bất thường trước công chúng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Bóc băng' màn đấu khẩu ngoại giao Mỹ - Trung
Quan hệ Mỹ-Trung được đánh giá đã rơi vào giai đoạn khó khăn chưa từng có. (Nguồn: AFP)

Cuộc đối thoại Mỹ - Trung diễn ra hôm 18/3 tại thành phố Anchorage, bang Alaska là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai bên dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden, và sau những chông gai trong quan hệ song phương hơn 2 năm qua.

Trước cuộc gặp chính thức, hai bên đã có một buổi chụp ảnh họp báo bất ngờ kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ, thay vì 4 phút như kế hoạch.

Hai bên đã có đấu khẩu gay gắt về nhiều vấn đề, từ quan hệ song phương cho đến những lo ngại từ các đồng minh của Washington. Các phóng viên được mời nán lại vì cả hai bên muốn có thêm lời những lẽ phản bác nhau.

Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan. Phía Trung Quốc do Ngoại trưởng Vương Nghị và ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Dưới đây là một số nội dung “đấu khẩu” đáng chú ý taij cuộc đối thoại cấp cao Mỹ - Trung được kênh truyền hình CNBC trích dẫn đăng tải.

Tin liên quan
Truyền thông và chuyên gia Trung Quốc đánh giá đối thoại Mỹ-Trung thế nào? Truyền thông và chuyên gia Trung Quốc đánh giá đối thoại Mỹ-Trung thế nào?

"Quan hệ Trung - Mỹ rơi vào giai đoạn khó khăn chưa từng có"

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với phía Trung Quốc rằng: "Tôi đã nói rằng mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ cạnh tranh ở lĩnh vực cần cạnh tranh, hợp tác ở lĩnh vực có thể hợp tác, và đối đầu ở nơi cần phải vậy. Cuộc đối thoại lần này tại Alaska, tôi nghi ngờ rằng nó có thể diễn ra sôi nổi. Ý định của chúng tôi là nhằm trực tiếp vào các mối quan tâm của chúng tôi, trực tiếp vào các ưu tiên của chúng tôi, với mục tiêu hướng tới một mối quan hệ rõ ràng hơn giữa hai nước trong tương lai.

... Tôi phải nói rằng mới có thời gian ngắn ngủi làm Ngoại trưởng, tôi đã nói chuyện với gần 100 người đồng cấp từ khắp nơi trên thế giới. Và tôi vừa có chuyến thăm đầu tiên đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Tôi phải nói rằng những gì tôi đã nghe được rất khác so với những gì các bạn đã mô tả. Tôi nhận được sự hài lòng sâu sắc về việc Mỹ trở lại và gắn kết lại với các đồng minh và đối tác của mình. Tôi cũng nhận được sự quan ngại sâu sắc về một số hành động mà chính phủ của các bạn đang thực hiện".

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đáp trả: "Trung Quốc chắc chắn trong quá khứ đã không và trong tương lai sẽ không chấp nhận những cáo buộc không có cơ sở từ phía Mỹ. Trong vài năm qua, các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc đã bị kìm kẹp hoàn toàn, khiến quan hệ Trung-Mỹ rơi vào giai đoạn khó khăn chưa từng có.

... Trung Quốc kêu gọi phía Mỹ từ bỏ hoàn toàn hành vi bá quyền, cố ý can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Đây đã là một vấn đề đã kéo dài và cần được thay đổi. Đã đến lúc nó phải thay đổi".

Còn ông Dương Khiết Trì, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói: "Trung Quốc và Mỹ đều là những nước lớn, và cả hai đều thể hiện những trách nhiệm quan trọng. Chúng ta phải đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới, trong nhiều lĩnh vực từ Covid-19, khôi phục các hoạt động kinh tế trên thế giới, và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Có rất nhiều điều mà chúng ta có thể làm cùng nhau và những điều hội tụ mối quan tâm của chúng ta. Vì vậy, những gì chúng ta cần làm là loại bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và cách tiếp cận trò chơi tổng bằng 0.

... Vì vậy, tôi ở đây để nói rằng, trước mặt phía Trung Quốc, Mỹ không có đủ tư cách để lên tiếng rằng Mỹ muốn nói chuyện với Trung Quốc từ một vị thế mạnh. Phía Mỹ thậm chí còn không đủ tư cách để nói những điều như vậy kể cả trong 20 hay 30 năm trở lại đây, bởi đây không phải là cách đối phó với người Trung Quốc. Nếu Mỹ muốn đối phó một cách đúng đắn với phía Trung Quốc, hãy tuân thủ các nghi thức cần thiết và thực hiện đúng đắn mọi việc.

Hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đặc biệt, đây là niềm mong đợi của người dân thế giới. Người Mỹ chắc chắn là một dân tộc vĩ đại, nhưng người dân Trung Quốc cũng vậy".

'Bóc băng' màn đấu khẩu ngoại giao Mỹ - Trung
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại phiên khai mạc đối thoại Mỹ-Trung ở Alaska (Mỹ) ngày 18/3. (Nguồn: AP)

Các mối lo ngại của Mỹ và các đồng minh

Về vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Blinken nêu: "Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về những lo ngại sâu sắc của chúng tôi đối với các hành động của Trung Quốc, bao gồm các hành động ở Tân Cương, Hong Kong, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng vào Mỹ, việc ép buộc kinh tế đối với các đồng minh của chúng tôi. Mỗi hành động này đều đe dọa trật tự dựa trên quy tắc duy trì sự ổn định toàn cầu".

Tiếp sau đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đánh giá: "Ngoại trưởng Blinken đã nêu ra nhiều vấn đề đáng lo ngại từ việc ép buộc kinh tế và quân sự đến việc tấn công vào các giá trị cơ bản mà chúng tôi sẽ thảo luận với các bạn hôm nay và trong những ngày tới.

... Chúng tôi đã lắng nghe từng mối quan ngại này từ khắp nơi trên thế giới, từ các đồng minh và đối tác của chúng tôi và cộng đồng quốc tế rộng lớn trong quá trình tham vấn chuyên sâu mà chúng tôi thực hiện trong hai tháng qua. Hôm nay, chúng tôi sẽ nói rõ rằng ưu tiên hàng đầu của chúng tôi đối với Mỹ là đảm bảo rằng cách tiếp cận của chúng tôi trên thế giới và cách tiếp cận của chúng tôi đối với Trung Quốc mang lại lợi ích cho người dân Mỹ và bảo vệ lợi ích của các đồng minh và đối tác của chúng tôi.

Chúng tôi không tìm kiếm xung đột nhưng chúng tôi hoan nghênh sự cạnh tranh gay gắt và chúng tôi sẽ luôn bảo vệ các nguyên tắc của chúng tôi vì người dân và bạn bè của chúng tôi".

Ông Dương Khiết Trì, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh: "Điều quan trọng nữa là tất cả chúng ta phải cùng nhau xây dựng một kiểu quan hệ quốc tế mới, thể hiện sự công bằng, công lý và tôn trọng lẫn nhau. Về một số vấn đề khu vực, tôi nghĩ vấn đề là Mỹ đã thực thi quyền tài phán và áp bức lâu nay và kéo dài quá mức.

... Bản thân nước Mỹ không đại diện cho dư luận quốc tế và thế giới phương Tây cũng vậy. Kể cả khi đánh giá theo quy mô dân số hay xu hướng của thế giới, phương Tây không đại diện cho dư luận toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng khi nói về các giá trị phổ quát hay dư luận quốc tế về phần nào đó của nước Mỹ, chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ suy nghĩ liệu Mỹ có cảm thấy yên tâm khi nói những điều đó không bởi Mỹ không đại diện cho thế giới. Nó chỉ đại diện cho chính phủ Mỹ".

Các giá trị và nền dân chủ

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan bày tỏ: "Ngoại trưởng Blinken và tôi tự hào về câu chuyện nước Mỹ mà chúng tôi kể tại đây, về một đất nước dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Biden đã đạt được những bước tiến lớn trong kiểm soát đại dịch, giải cứu nền kinh tế và khẳng định sức mạnh, sức mạnh tồn tại của nền dân chủ của chúng tôi. Chúng tôi đặc biệt tự hào về những việc chúng tôi đã làm để phục hồi các liên minh và quan hệ đối tác, nền tảng trong chính sách đối ngoại của chúng tôi".

Tin liên quan
Đối thoại Mỹ-Trung Quốc: Truyền thông Trung Quốc nói Mỹ suy diễn lệch lạc về sự trỗi dậy kinh tế của Bắc Kinh Đối thoại Mỹ-Trung Quốc: Truyền thông Trung Quốc nói Mỹ suy diễn lệch lạc về sự trỗi dậy kinh tế của Bắc Kinh

Về phía Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì cho rằng: "Mỹ có phong cách của riêng mình, nền dân chủ kiểu Mỹ. Và Trung Quốc có nền dân chủ kiểu Trung Quốc. Việc đánh giá Mỹ hành động ra sao để thúc đẩy nền dân chủ của mình không chỉ phụ thuộc vào người dân Mỹ, mà còn cả người dân thế giới. Với trường hợp của Trung Quốc, sau nhiều thập kỷ cải cách và mở cửa, chúng tôi đã có bước đi dài trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

... Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là Mỹ phải thay đổi hình ảnh của chính mình và ngừng thúc đẩy nền dân chủ của riêng mình ở những nơi khác trên thế giới…"

Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Blinken dẫn chứng: "Dấu ấn thể hiện sự lãnh đạo của chúng tôi, sự tham gia của chúng tôi trên thế giới chính là các liên minh và quan hệ đối tác của chúng tôi được xây dựng trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Và đó là điều mà Tổng thống Biden cam kết phục hồi và củng cố. Và một dấu ấn nữa là khả năng lãnh đạo của chúng tôi ở trong nước và đó là nhiệm vụ không ngừng như chúng tôi vẫn nói, để tạo nên một liên minh hoàn hảo hơn.

Và nhiệm vụ đó, về mặt khái niệm, cho thấy sự thiếu sót của chúng tôi. Chúng tôi phạm sai lầm. Chúng tôi có những lúc đảo ngược tình thế, chúng tôi lùi bước. Nhưng những gì chúng tôi đã làm trong suốt lịch sử của mình là đương đầu với những thách thức đó một cách cởi mở, công khai, và minh bạch. Không cố gắng bỏ qua chúng. Không cố gắng vờ như chúng không tồn tại. Không cố gắng che đậy chúng. Và đôi khi điều đó thật đau đớn. Đôi khi nó thật xấu xí. Nhưng mỗi lần như vậy chúng tôi đã trở thành một quốc gia mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn, đoàn kết hơn.

Tôi nhớ rất rõ rằng Tổng thống Biden trong chuyến thăm Trung Quốc khi còn là Phó tổng thống, đã nói rằng không có cuộc cá cược tốt đẹp nào nếu đánh cược chống lại Mỹ, và điều đó vẫn đúng cho đến nay".

TIN LIÊN QUAN
Tiêu điểm quốc tế trong tuần: Đấu khẩu Mỹ-Trung tại Alaska, vaccine AstraZeneca 'an toàn', EU-Anh lại 'có biến'
Đối thoại Mỹ-Trung: Kết thúc đàm phán tại Alaska, khó khăn và trực diện
Đối thoại Alaska: Ông Dương Khiết Trì tuyên bố Mỹ 'không đủ tư cách' để nói chuyện trịch thượng với Trung Quốc
Mỹ-Trung Quốc tiếp tục 'drama' trong đối thoại Alaska, Bắc Kinh cảnh báo đáp trả cứng rắn
Cái lạnh giá của Alaska và triển vọng cho các cuộc đàm phán ngoại giao Mỹ-Trung Quốc
(theo Báo Đầu tư)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết, để xuất hiện tự tin trước ống kính ở Miss Universe 2024, mỗi ngày cô thường dậy từ 4h sáng.
Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024 sắp có kết quả, tính toán của tỷ phú Elon Musk đối với cựu Tổng thống Trump liệu có kết quả? Nếu Phó Tổng thống Harris ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam.
Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS) được thành lập năm 1996.
Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Khu kinh tế (KKT) Vân Phong được đánh giá là 'địa chỉ đỏ' về thu hút đầu tư tại duyên hải Nam Trung Bộ.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động