Bóc mẽ các ‘tử huyệt’ của tàng hình cơ Mỹ

Lê Ngọc
TGVN. Những chiếc tàng hình cơ của Mỹ có khả năng đánh lén, trả đũa tuyệt vời, nhưng dù thế nào thì các Achilles vẫn luôn sở hữu những gót chân chưa hề được nhúng xuống nước sông Styx.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
boc me cac tu huyet cua tang hinh co my Công nghệ tàng hình của 'tiểu-siêu cường' tàu ngầm Thụy Điển khiến hải quân Mỹ lo ngại
boc me cac tu huyet cua tang hinh co my Các chuyên gia Nga phát minh công nghệ tàng hình mới
boc me cac tu huyet cua tang hinh co my
Tàng hình cơ F-22. (Nguồn: Wikipedia)

Mỹ đã dành hàng tỷ USD để chế tạo chiến đấu cơ tàng hình, bao gồm máy bay ném bom, tiêm kích và máy bay không người lái gián điệp…, mà theo các chuyên gia, dưới gốc độ chiến thuật, sự nguy hiểm, lợi hại nhất của Joint Strike Fighter F-35, Lockheed Martin F-22 Raptor hay của máy bay tàng hình nói chung là đánh lén, tấn công khi đối phương không nhìn thấy mình và nhờ vậy, tránh khả năng trả đũa của đối phương.

Điểm yếu trong chính điểm mạnh

Có một điều mà người ta ít đề cập, đó là nếu bỏ qua yếu tố “tàng hình”, so với máy bay thông thường như F-16, Super Hornet hay SU-35 của Nga… F-35 hay F-22 không thể "ngồi cùng chiếu”.

Đơn giản là ưu tiên cho kỹ thuật bao nhiêu thì chấp nhận hạn chế về chiến thuật bấy nhiêu. Về khả năng cơ động, vận động chiến thuật, trang bị vũ khí… F-35 và F-22, không phải là đối thủ không chiến của các máy bay không tàng hình F-16 hay SU-35… hoặc chỉ là "con mồi" quá dễ dàng đối với các hệ thống phòng không hiện đại như S-300, S-400.

Ngoài hạn chế về mặt chiến thuật và vũ khí trang bị, các tàng hình cơ đều có tầm bay giới hạn. Tầm hoạt động 900-1.200 km của F-35 có vẻ không tệ so với các máy bay không tàng hình như Super Hornet hay F-16, F-18, nhưng những máy bay này có thể mang theo thùng dầu phụ dưới cánh, trong khi F-35 không có khả năng này để đảm bảo tính năng “tàng hình”.

Người ta tính rằng, khi triển khai tấn công, các máy bay chiến đấu tàng hình và không tàng hình đều phải tập kết đồn trú tại các điểm xuất phát tấn công là các căn cứ không quân hoặc tàu sân bay gần chiến trường - luôn nằm trong tầm hỏa lực của tên lửa đối phương. Trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, mưa tên lửa sẽ trút xuống các căn cứ không quân đối phương là điều không phải bàn cãi và các máy bay tàng hình sẽ là vật tế thần của chiến thuật chống tiếp cận/chống xâm nhập (Anti Access/Area Denial A2/AD).

boc me cac tu huyet cua tang hinh co my
Các tàng hình cơ F-35B. (Nguồn: wonderfulengineering.com)

Với phạm vi tác chiến không lớn, F-22, F-35 cần phải được tiếp liệu trên không. Các máy bay tiếp dầu được hiện đại hóa, tự động cao để đẩy nhanh quá trình tiếp liệu… nhưng thật không may, các máy bay này có nguy cơ bị bắn hạ ngày càng cao. Phương án hạ gục máy bay tiếp dầu cồng kềnh kém cơ động và không được vũ trang dễ hơn nhiều và chúng luôn là mục tiêu được ưu tiên.

Tên lửa không đối không tầm xa như R-37 của Nga hoặc một số máy bay tàng hình do Nga hoặc Trung Quốc chế tạo cũng có khả năng “lách” máy bay chiến đấu Mỹ để tiêu diệt máy bay tiếp liệu. Nếu không được tiếp liệu, các tàng hình cơ không đủ nhiên liệu để trở về căn cứ hoặc không thể phát huy khả năng tàng hình để giáng đòn tấn công vào đối phương. Bằng không, cần phải có các “máy bay tiếp dầu tàng hình” kèm theo bao nhiêu vấn đề khác phát sinh.

"Hắc tinh" S-400 và vấn đề về tốc độ

Theo Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (Government Accountability Office - GAO) Mỹ, lớp kính bao quanh buồng lái của F-35 sẽ phải có lớp phủ đặc biệt để phản xạ sóng radar, ngăn sóng thâm nhập và thoát ra từ bên trong buồng lái. Nếu không, nó sẽ trở thành một nguồn phản hồi sóng radar lớn. Tuy nhiên, các thử nghiệm đã thất bại liên tục và một khi không được khắc phục, chiếc máy bay đắt đỏ nhất trong lịch sử này dễ dàng trở thành mục tiêu của các hệ thống phòng không hiện đại như S-400.

Tờ Defense News từng tiết lộ, các biến thể F-35B cất hạ cánh thẳng đứng của Thủy quân Lục chiến và F-35C trên tàu sân bay của Hải quân đều bị cái gọi là “lỗi nhóm 1” - là những lỗi có thể ngăn phi công hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau khi chiếc F-35B bay thử nghiệm ở tốc độ Mach 1,3 và chiếc F-35C - Mach 1,4, người ta đã phát hiện thấy lớp sơn tàng hình bị nổi bong bóng và phồng rộp do nhiệt độ từ động cơ duy nhất Pratt & Whitney của chúng.

Theo Svpressa.ru, sau 8 năm không tìm ra giải pháp kỹ thuật, để tránh ảnh hưởng, hiện nay các phi công F-35B và F-35C chỉ được phép bay ở tốc độ Mach 1,2 không quá 80 giây và Mach 1,3 trong tối đa 40 giây. Còn theo trang Popularmechanics, F-35C có thể bay với tốc độ tối đa Mach 1,3 tổng cộng 50 giây, trong khi F-35B bị giới hạn ở Mach 1,3 với 40 giây, nghĩa là, về lý thuyết, tốc độ tối đa Mach 1,6 với các tàng hình cơ này là “không tưởng”. Không những vậy, trong lúc tăng tốc, nếu góc tạo ra bởi cánh và luồng không khí trực diện (góc nâng) vượt quá 20 độ, chiếc F-35B và F-35C có thể trở nên không ổn định và có khả năng bị mất điều khiển.

Việc không thể bay với tốc độ siêu thanh làm giảm khả năng của máy bay, vậy mà ban đầu người ta đã quảng cáo F-35 có thể là máy bay đa năng - ném bom chiến thuật (thậm chí còn được tích hợp bom hạt nhân B-61), tiêm kích, tấn công, trinh sát, đánh chặn, máy bay cảnh báo tấn công tên lửa... Rõ ràng, “tàng hình” không bao giờ là tuyệt đối và không thể có được cả lợi thế kỹ thuật lẫn chiến thuật.

Lợi tàng hình - hại tấn công

Việc thực hiện nhiệm vụ tấn công của các tàng hình cơ đang có vấn đề và bị cản trở bởi hai điều: giảm độ cao xuống mức có thể tấn công các mục tiêu mặt đất, F-35 mất lợi thế dựa trên khả năng tàng hình, nó trở nên có thể nhìn thấy ngay cả bằng trực quan. Một trong những yêu cầu chính đối với máy bay tấn công là khả năng sống sót như SU-25 của Nga và A-10 của Mỹ đang sở hữu, và ở một mức độ lớn, khả năng sống sót được đảm bảo bằng việc sử dụng hai động cơ, thì F-35 chỉ có một.

Một điều bất cập nữa - bất chấp những nỗ lực đã được thực hiện trong một thời gian dài để tinh chỉnh, pháo cỡ nòng 25mm khi bắn vẫn làm thay đổi hướng máy bay. Pháo là một trong những vũ khí quan trọng nhất của máy bay tấn công và điều này đặc biệt đúng với F-35, vì nó chỉ có thể chứa bốn tên lửa, chưa nói đến hệ thống tác chiến điện tử của F-35 hoạt động không thật hoàn hảo.

Với F-22, thực trạng cũng không khá hơn. Các máy bay chiến đấu F-15C cũ hơn đã phải thay thế cho F-22 trong các nhiệm vụ vẫn đang tiếp diễn ở Syria. Kể từ khi được đưa vào hoạt động năm 2005, 187 chiếc F-22 chỉ đạt được tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu khoảng 50%, một trong những tỷ lệ thấp nhất trong tất cả các loại máy bay chiến đấu của Mỹ do các hệ thống phức tạp và lớp phủ hấp thụ radar tinh tế đòi hỏi phải bảo trì chuyên sâu. F-22 Raptor sau mỗi lần cất cánh cần một quá trình vệ sinh và bảo dưỡng rất cẩn thận và mất nhiều thời gian.

boc me cac tu huyet cua tang hinh co my
Hai tàng hình cơ F-35C (bên dưới). (Nguồn: stripes.com)

“Kỵ” radar tần số thấp

Các radar tần số thấp hoạt động trong các băng tần VHF và UHF có thể phát hiện và theo dõi máy bay có tín hiệu radar bé. Người ta thường cho rằng, các radar như vậy không thể hướng dẫn tên lửa vào mục tiêu, nhưng theo một số chuyên gia, máy bay thế hệ mới nhất của Mỹ có thể bị tiêu diệt bằng cách cải tiến xử lý tín hiệu để loại trừ các hạn chế chiều rộng chùm radar và độ rộng xung radar tần số thấp (thông qua thiết kế kích thước và hình dạng của ăng-ten), kết hợp với một tên lửa có đầu đạn lớn và hệ thống dẫn đường giai đoạn cuối riêng.

Một hạn chế truyền thống khác của radar băng tần VHF và UHF là độ rộng xung lớn và tần số lặp lại xung thấp (PRF), có khả năng xác định cự li kém. Xung có độ rộng hai mươi micro giây cự li không thể được xác định chính xác là 30,5km; hai mục tiêu gần nhau không thể được phân biệt thành hai riêng biệt. Việc tăng một phần độ chính xác về cự li đã được giải quyết vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước bằng cách xử lý tín hiệu thông qua quá trình modul hóa tần số trên xung, được sử dụng để nén xung radar. Ưu điểm của việc nén xung là với xung hai mươi micro giây, sai số cự li giảm xuống còn khoảng 54m. Có một số kỹ thuật khác có thể được sử dụng để nén xung radar như khóa chuyển pha.

Các kỹ sư đã giải quyết vấn đề về độ chính xác hướng hoặc góc phương vị bằng cách sử dụng các radar mảng pha. Không giống như các mảng quét cơ học cũ hơn, các radar mảng pha điều khiển các chùm radar bằng điện tử. Các radar như vậy có thể tạo ra nhiều chùm và có thể định hình các chùm đó về chiều rộng, tốc độ quét và các đặc tính khác. Kết quả được áp dụng vào cuối những năm 1970 cho hệ thống chiến đấu của Hải quân Aeg Aegis trên các tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Arleigh Burke.

Như vậy, có thể thấy, các tàng hình cơ đắt đỏ của Mỹ có khá nhiều “tử huyệt”, rất dễ bị đối phương khai thác và hạ “đo ván”.

boc me cac tu huyet cua tang hinh co my

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sắp đón nhận tàu ngầm tàng hình đầu tiên

TGVN. Bộ Quốc phòng Nga hôm 21/11 khẳng định, Hạm đội Thái Bình Dương của nước này sẽ nhận được chiếc tàu ngầm tàng hình ...

boc me cac tu huyet cua tang hinh co my

Radar 'săn mục tiêu tàng hình' của Nga lợi hại thế nào?

TGVN. Truyền thông Nga cho biết, đến cuối năm 2019, lực lượng Phòng không Quân khu phía Nam của Nga sẽ được trang bị hệ ...

boc me cac tu huyet cua tang hinh co my

Hàn Quốc 'khoe' máy bay tàng hình F-35 mới, Triều Tiên cho là mối đe dọa

TGVN. Ngày 1/10, Hàn Quốc đã trình diễn máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới mua nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập các lực ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11: Thị trường tự do tăng 'nóng', USD chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11: Thị trường tự do tăng 'nóng', USD chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11b ghi nhận đồng USD giảm khi cử tri Mỹ đi bỏ phiếu.
Tận dụng M&A để thúc đẩy ngành thực phẩm Halal của Việt Nam

Tận dụng M&A để thúc đẩy ngành thực phẩm Halal của Việt Nam

Ngành thực phẩm Halal tại Việt Nam đang có tiềm năng lớn để phát triển và trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
Kết quả bóng đá hôm nay 6/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 6/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 6/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Sporting chấm dứt chuỗi trận bất bại kỷ lục của Man City

Sporting chấm dứt chuỗi trận bất bại kỷ lục của Man City

Thắng thuyết phục Man City, đội quân của HLV Ruben Amorim đã chấm dứt chuỗi 26 trận bất bại của The Citizens tại Champions League.
Hồng Diễm năng động xuống phố, Việt Hoa đẹp dịu dàng

Hồng Diễm năng động xuống phố, Việt Hoa đẹp dịu dàng

Diễn viên Hồng Diễm phối đồ năng động; Việt Hoa dịu dàng, khoe vai trần gợi cảm...
Đột phá để hiện thực hóa cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đột phá để hiện thực hóa cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động