'Bóng hồng' tỏa sáng ngành ngoại giao Australia

MỘC LAN
Với bộ máy lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) hiện thời có cả nữ bộ trưởng và thứ trưởng, không ngạc nhiên khi rất nhiều vị trí đại sứ của nước này ở nước ngoài là phụ nữ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bóng hồng ‘phủ bóng’ ngành ngoại giao Australia
Bà Frances Adamson, Bí thư Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, ở sân bay Canberra chờ chuyến bay hồi hương của công dân nước này trong bối cảnh dịch Covid-19 vào tháng 5/2020. (Nguồn: Getty Images)

Nhìn vào danh sách đại sứ của nhiều quốc gia phương Tây, không ít lời nhận xét rằng đó là tập hợp của các đại sứ nam với những gương mặt cũ. Nhiều ý kiến cho rằng cần có các gương mặt nữ giới, đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, cộng thêm những gương mặt đại diện cho cộng đồng người bản địa.

Theo một số chuyên gia, hãy tránh để bị hiểu nhầm rằng vị trí đại sứ chỉ là "lãnh địa" của nam giới hoặc là phần thưởng cho các chính trị gia nghỉ hưu.

Với nhiều sáng kiến bình đẳng giới và nhu cầu hiện đại hóa ngành ngoại giao, cơ cấu các trưởng cơ quan đại diện của Australia ở nước ngoài thay đổi rõ nét, từ số lượng các chính trị gia được bổ nhiệm cho đến sự xuất hiện của các gương mặt nữ ở các địa bàn trọng yếu.

Vị trí hấp dẫn các chính trị gia

Các học giả của Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy hiện đang nghiên cứu về quá trình bổ nhiệm các đại sứ của Australia dựa trên cơ sở dữ liệu về ngoại giao của Viện.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thêm tài liệu từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, các nguồn khác của chính phủ và các thông tin thứ cấp nhằm đưa ra đánh giá về những thay đổi trong việc bổ nhiệm đại sứ của nước này từ năm 1974.

Trong thời gian đó, chính phủ đã cử 880 đại sứ đến 158 thành phố trên khắp thế giới.

Dữ liệu cho thấy Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã đạt được những tiến bộ đáng kể sau 47 năm.

Một trong những thay đổi đó là với các địa bàn quan trọng, chính phủ Australia ngày càng chú trọng đến việc bổ nhiệm các chính trị gia giữ vai trò đại sứ ở các địa bàn quan trọng.

Năm 1974, trước khi Thủ tướng Whitlam kết thúc nhiệm kỳ vào năm 1975, chỉ có hai cựu chính trị gia giữ vị trí đại sứ. Đó là Đại sứ John Armstrong (cựu Thượng nghị sĩ liên bang) với nhiệm kỳ ở London, và Đại sứ Vincent Gair (cựu thủ hiến Queensland) ở Dublin. Vị trí đại sứ do các chính trị gia nắm giữ này chiếm 2% tổng số vị trí đại sứ vào thời điểm đó.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia hiện có mạng lưới hơn 120 Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán trên khắp các châu lục, với hơn 6.000 nhân viên, bao gồm cả nhân viên người nước ngoài được thuê làm việc ở các cơ quan đại diện Australia ở nước ngoài.

Ngược lại, chính phủ của các Thủ tướng Abbott, Turnbull và Morrison đã bổ nhiệm 17 cựu chính trị gia ở nước ngoài; 10 người hiện đang tại nhiệm, chiếm 8% tổng số vị trí đại sứ hiện tại của Australia.

Số lượng các cuộc bổ nhiệm chính trị gia tăng có nghĩa là các chính trị gia hiện không chỉ được bổ nhiệm vào địa bàn truyền thống như ở Washington và London. Nhiều địa bàn trước đây do các nhà ngoại giao chuyên nghiệp giữ chức trưởng cơ quan đại diện thì hiện do các chính trị gia đứng đầu.

Năm 2020, chính trị gia Will Hodgman được bổ nhiệm làm Đại sứ ở Singapore và Barry O’Farrell giữ chức Đại sứ ở Ấn Độ đánh dấu lần đầu tiên hai vị trí này được lãnh đạo bởi các cựu chính trị gia.

"Trái ngọt" của các sáng kiến bình đẳng giới

Bên cạnh sự gia tăng hiện diện của các chính trị gia, tỷ lệ các nữ đại sứ của Australia chiếm vị trí gần ngang bằng nam giới được đánh giá là kết quả của hàng loạt các sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia nhiều năm qua.

Tin liên quan
Nữ Đại sứ chiếm lĩnh sân khấu ngoại giao Anh  - xu thế thức thời hay cuộc đọ sức muộn màng? Nữ Đại sứ chiếm lĩnh sân khấu ngoại giao Anh - xu thế thức thời hay cuộc đọ sức muộn màng?

Trước năm 1974, Dame Annabelle Rankin là nữ duy nhất của Australia, là cựu Bộ trưởng nội các cấp cao được bổ nhiệm làm Đại sứ Australia tại New Zealand từ năm 1971. Năm 1974, chỉ có duy nhất bà Ruth Dobson được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Copenhagen.

Hiện nay, Australia có 47 phụ nữ đang giữ chức trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Australia ở các nước. Lần đầu tiên Australia đã cử nữ đại sứ đến Jakarta, Tokyo và Seoul.

Bí thư Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia Frances Adamson được đánh giá là người tích cực thúc đẩy vai trò ngày càng lớn hơn cho phụ nữ trong ngành ngoại giao. Bà Adamson tin rằng phụ nữ hoàn toàn có thể tự tin đảm nhiệm vị trí đại sứ ở nước ngoài.

Kể từ khi bà Frances Adamson được bổ nhiệm vào hàng ngũ lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Thương mại 2016, số lượng phụ nữ Australia làm đại sứ đã tăng gấp đôi, từ 19% số vị trí năm 2016 lên 39% vào năm 2021.

(Ngày 19/5/2021, bà Frances Adamson được thông báo bổ nhiệm làm Thống đốc bang Nam Australia, sẽ nhận nhiệm sở vào tháng 10, trở thành nữ Thống đốc thứ ba của bang này).

Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Marise Payne và người tiền nhiệm Julie Bishop cũng được đánh giá là những người tiên phong trong công tác thúc đẩy bình đẳng giới, đem đến sự cân bằng đáng kể trong tỷ lệ nam và nữ ở các vị trí lãnh đạo quan trọng trong ngành ngoại giao.

Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2021

Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2021

Sáng ngày 12/7, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng công tác 6 tháng ...

Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở Hiến chương LHQ và UNCLOS 1982

Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở Hiến chương LHQ và UNCLOS 1982

Ngày 12/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 5 năm Toà ...

(theo Interpreter)

Bài viết cùng chủ đề

76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động