BPSOS và những chiêu trò chống phá

QUỐC ANH
Baoquocte.vn. Tổ chức phản động Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) thường xuyên thực hiện chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
BPSOS và những chiêu trò chống phá
Chính sách nhất quán, xuyên suốt của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Tổ chức các diễn đàn trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam; thu thập tài liệu, thông tin để vận động các nước, cơ chế nhân quyền quốc tế can thiệp, gây sức ép với Việt Nam; khích lệ, hậu thuẫn số đối tượng chống đối trong nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc... là những gì mà tổ chức phản động Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) thường xuyên thực hiện để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền.

Bản chất phản động của BPSOS

BPSOS (Boat people SOS - Ủy ban cứu người vượt biển) do Phan Lạc Tiếp (SN 1933), nguyên là sĩ quan Hải quân Việt Nam cộng hòa và Nguyễn Hữu Xương, nguyên giáo sư Đại học San Diego, thành lập năm 1980, có trụ sở tại Sandiego, Carlifornia (Mỹ) với mục đích giúp đỡ người Việt “tị nạn” tại Mỹ.

Năm 1990, Phan Lạc Tiếp và Nguyễn Hữu Xương đã chuyển giao cho Nguyễn Đình Thắng (SN 1958 tại TP. Hồ Chí Minh, quốc tịch Mỹ) giữ vai trò Chủ tịch điều hành BPSOS. Sau khi tiếp nhận, Thắng đã hướng lái hoạt động của tổ chức ngày càng đi sâu vào các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, trở thành một tổ chức phản động lưu vong chống phá quyết liệt ở cả trong và ngoài nước, xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia Việt Nam.

Nguyễn Đình Thắng triệt để lợi dụng danh nghĩa của tổ chức NGO hoạt động trên lĩnh vực “cứu trợ thuyền viên”, “người tị nạn” để xin kinh phí hoạt động trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, Canada. Song Thắng và BPSOS đã sớm bộc lộ bản chất trục lợi vì mục đích cá nhân.

Điển hình, ngày 10/7/2019, Nguyễn Đình Thắng đã bị Tòa thượng thẩm Quận Cam, California đã phán quyết phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền làm thất thoát, bồi thường danh dự cho bà Holly Ngô (nguyên là phó Ban Tài chính của BPSOS) vì biển thủ ngân quỹ, dùng tiền quỹ để chi tiêu cá nhân.

Nhiều năm qua, dưới danh nghĩa tư vấn, hỗ trợ tị nạn cho những người xuất cảnh trái phép, Nguyễn Đình Thắng và BPSOS đã dùng đủ mọi chiêu trò lừa phỉnh, tự tô vẽ cho mình như một tổ chức nhân đạo có tầm ảnh hưởng lớn tác động được cả giới chức Mỹ và Cao ủy tị nạn LHQ để đưa họ định cư tại Hoa Kỳ hay các nước phương Tây. Tuy nhiên, đây chỉ là những lời hứa hẹn viển vông. Thực tế, hàng ngàn người Việt Nam xuất cảnh trái phép đang bị bỏ mặc, sống chui lủi, đói khổ trong các trại tị nạn ở Thái Lan.

Tận dụng sự hỗ trợ của một số chính khách nước ngoài và các tổ chức phương Tây thiếu thiện chí với Việt Nam để tham gia một số diễn đàn quốc tế.

Thông qua đó, Nguyễn Đình Thắng thường xuyên có phát biểu xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam; phát động các chiến dịch như “Thỉnh nguyện thư”, “Người Mỹ gốc Việt đòi tài sản”... vận động chính giới các nước thông qua dự luật nhân quyền nhằm áp đặt chế tài, gây sức ép đòi Việt Nam trả tự do cho số đối tượng chống đối trong nước bị bắt và xử lý, vận động một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ gây sức ép với Việt Nam, cản trở nỗ lực nâng tầm quan hệ song phương Việt Nam-Mỹ...

Bên cạnh đó, BPSOS xây dựng các kế hoạch hoạt động với mưu đồ “chuyển hóa nền dân chủ Việt Nam” theo mô hình phương Tây, đề ra mục tiêu lôi kéo, tập hợp lực lượng hình thành khoảng 1.000 hội, nhóm xã hội dân sự trong nước dưới danh nghĩa hoạt động “dân chủ, nhân quyền”.

Thông qua các nhóm này, BPSOS đã thu thập thông tin, xây dựng báo cáo, tập hợp hàng trăm hồ sơ về các vụ việc mà chúng cho là “vi phạm nhân quyền” tại Việt Nam trong khoảng 15 năm gần đây để tuyên truyền, vu cáo Việt Nam “đàn áp dân chủ, nhân quyền”, “không có tự do tôn giáo” tại các diễn đàn quốc tế; qua đó vận động Chính phủ Mỹ và cộng đồng quốc tế can thiệp, gây áp lực với Việt Nam.

Móc nối với các tổ chức hoạt động lưu vong khác hoạt động chống phá Việt Nam. Điển hình khi Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) vào tháng 2/2020, BPSOS cùng một số tổ chức người Việt phản động ở nước ngoài đã ký tên vào cái gọi là “Thư gửi Nghị viện EU” phản đối Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) cho phép Việt Nam tham gia EVFTA và EVIPA, hay lợi dụng tình hình dịch diễn biến phức tạp, chúng đã gửi thư chung đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính Mỹ áp dụng chế tài theo Luật Magnitsky toàn cầu đối với Việt Nam vì “leo thang vi phạm nhân quyền”, “đàn áp tôn giáo”…

Quá trình hoạt động của BPSOS cho thấy chúng chủ trương móc nối, tạo dựng cơ sở và tổ chức huấn luyện cho số đối tượng chống đối trong nước, nhằm thúc đẩy xã hội dân sự, hình thành các hội, nhóm tôn giáo đối lập tại Việt Nam.

BPSOS móc ngoặc với các tổ chức phản động lưu vong, nhiều lần tập huấn cho các đối tượng chính trị cực đoan trong nước, hướng dẫn số đối tượng này cách thức hoạt động, thu thập thông tin. Ở nước ngoài chúng tuyển lựa những phần tử có tư tưởng chống đối, bất mãn chế độ và dùng số này như những nhân chứng sống để tiếp cận giới chức phương Tây, gửi những bản báo cáo, thỉnh nguyện thư, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo, dù những thông tin này hoàn toàn thiếu căn cứ do chúng tự xuyên tạc, bịa đặt nhằm hạ thấp vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

BPSOS thường xuyên tổ chức các diễn đàn dưới hình thức trực tuyến qua nền tảng mạng xã hội, gần đây nhất là 4 hội luận trong khuôn khổ Hội nghị tự do tôn giáo hay niềm tin khu vực Đông Nam Á (SEAFORD) 2022 với nhiều nội dung xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, tạo cớ vận động các nước, các cơ chế nhân quyền quốc tế gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Thực tế đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Việt Nam là một nước đa tôn giáo, đa số tín đồ chức sắc tôn giáo là nhân dân lao động yêu nước, có tinh thần dân tộc, đoàn kết, tương trợ nhau. Trải qua các thời kỳ lịch sử nhiều tín đồ chức sắc đã tích cực tham gia vào sự nghiệp cách mạng, đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo;...thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc...”.

Hiến pháp 2013 đã khẳng định: "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24); nghiêm cấm “xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Tinh thần này đã được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng thực hiện trên thực tế.

Với các chủ trương, chính sách, pháp luật đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo, trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện phát triển như hiện nay. Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam có hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (tăng hơn 57.000 người so với năm 2020), chiếm 27% dân số cả nước.

Có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tính đến năm 2020, khu vực Tây Nguyên hiện có khoảng 580 nghìn tín đồ đạo Tin lành thuộc 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 311 chi hội, 183 nhà thờ, hơn 1.700 điểm nhóm được chính quyền địa phương được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung...

Đối với các nhóm người theo tôn giáo chưa được công nhận về mặt tổ chức hoặc chưa được cấp đăng ký hoạt động, chính quyền địa phương vẫn bảo đảm tự do sinh hoạt tôn giáo cho các tín đồ tại gia đình, điểm nhóm đăng ký với chính quyền hoặc địa điểm hợp pháp.

Không những vậy, Việt Nam còn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo có mở rộng quan hệ quốc tế. Hằng năm có hàng trăm chức sắc tôn giáo trong nước được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ở nước ngoài; nhiều chức sắc nước ngoài được vào Việt Nam tham gia hoạt động tôn giáo.

Hơn thế, Việt Nam còn là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo lớn của thế giới như: Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới tại Đồng Nai; Đạo tin lành kỷ niệm 100 năm truyền đạo tại Việt Nam; Giáo hội phật giáo đã tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2019 tại Hà Nam...

BPSOS và những chiêu trò chống phá
Năm 2019, Việt Nam lần thứ 3 đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak. (Nguồn: TTXVN)

Các quyền tự do tôn giáo ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Kinh sách của các tổ chức tôn giáo được phép xuất bản bằng 13 thứ tiếng dân tộc. Tôn giáo luôn là một bộ phận không thể tách rời trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hơn 6.200 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Cần nhấn mạnh rằng, cũng như hoạt động bình thường khác của xã hội, sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều phải trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam; nghiêm cấm và xử lý nghiêm bất kỳ ai lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật. Dù ở quốc gia nào, hoạt động tôn giáo đều cần phải có sự quản lý để bảo đảm hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và tuân thủ luật pháp. Không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc, điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần luật pháp quốc tế.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng ở một số địa phương đã đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của một số tín đồ, giáo dân; bắt giữ, xử lý một số chức sắc, tín đồ tôn giáo và công dân vì đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống người thi hành công vụ, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương… Các cơ quan báo chí đưa tin đầy đủ, rõ ràng, hoàn toàn không có chuyện chính quyền cản quyền tự do tôn giáo, “bắt bớ” các tu sĩ và các tín đồ tôn giáo như BPSOS đã rêu rao.

Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam có hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (tăng hơn 57.000 người so với năm 2020), chiếm 28% dân số cả nước. Có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động.

Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân thực sự được tôn trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn, đó là một thực tế không thể phủ nhận được; điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Năm 2019, trong video clip “David Lee - Tâm tình chiều 2/5/2019” phát trên Youtube của mình, ông Davis Lee, người Mỹ gốc Việt đã nêu rõ: “Một số linh mục hễ mở miệng ra là đi ngược giáo huấn của Giáo hội Công giáo, lại được tung hô như “anh hùng dân tộc” như linh mục Nguyễn Duy Tân hoặc vài ba linh mục Dòng Chúa cứu thế. Linh mục nào chân mộc với lòng yêu thương thì bị chụp mũ Cộng sản”...

Đặc biệt, với những thành tựu đạt được trong đảm bảo quyền con người những năm qua, Việt Nam đã được các nước ASEAN tín nhiệm lựa chọn là đại diện duy nhất ứng cử thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp quốc trong nhiệm kỳ 2023 - 2025.

Thực tiễn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là minh chứng rõ ràng, đanh thép bác bỏ mọi nhận xét thiếu khách quan, những luận điệu xuyên tạc, vu cáo. Việt Nam hoan nghênh những ý kiến đóng góp tích cực, xây dựng để góp phần thúc đẩy đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, tại điều kiện cho các tôn giáo phát triển, đồng hành cùng dân tộc trên cơ sở thượng tôn pháp luật.

Đồng thời, kiên quyết đấu tranh với hành vi lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để kích động chống phá Đảng, Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia. Chính vì vậy, việc nhận diện bản chất núp bóng nhân quyền, dân chủ để đi ngược lại lợi ích của đất nước như tổ chức BPSOS là cần thiết để đồng bào tôn giáo cũng như toàn thể nhân dân thêm tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, cảnh giác trước sự kích động, lôi kéo.

'Lật mặt' các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo

'Lật mặt' các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo

Lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo, nhiều tổ chức phản động đội lốt tôn giáo, trong đó nổi lên gần đây là tổ ...

Tuyên truyền về bất tuân dân sự trước Ngày bầu cử: Hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm

Tuyên truyền về bất tuân dân sự trước Ngày bầu cử: Hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm

Việc tuyên truyền về bất tuần dân sự trước Ngày bầu cử của các thế lực thù địch, phản động là hành vi vi phạm ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 11/5/2024: Giá cà phê có diễn biến mới ngày cuối tuần, dự báo về thị trường thời điểm này?

Giá cà phê hôm nay 11/5/2024: Giá cà phê có diễn biến mới ngày cuối tuần, dự báo về thị trường thời điểm này?

Giá cà phê hôm nay 11/5/2024: Giá cà phê có diễn biến mới ngày cuối tuần, dự báo về thị trường thời điểm này?
Hội chợ sách nổi lớn nhất thế giới Logos Hope cập bến Durban, Nam Phi

Hội chợ sách nổi lớn nhất thế giới Logos Hope cập bến Durban, Nam Phi

Logos Hope, hội chợ sách nổi lớn nhất thế giới, đang được tổ chức tại bến du thuyền Nelson Mandela ở Durban, tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi từ ngày 8/5-2/6.
Biến đổi khí hậu gây khô nóng có thể làm giảm nguy cơ sốt rét

Biến đổi khí hậu gây khô nóng có thể làm giảm nguy cơ sốt rét

Nóng và khô do biến đổi khí hậu mang lại sẽ làm giảm số khu vực thích hợp cho việc truyền bệnh sốt rét từ năm 2025 trở đi.
Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công...
Cơ quan vũ trụ Nam Phi cảnh báo bão Mặt trời nghiêm trọng quét qua Trái đất

Cơ quan vũ trụ Nam Phi cảnh báo bão Mặt trời nghiêm trọng quét qua Trái đất

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nam Phi - SANSA ngày 10/5 (giờ địa phương) đã đưa ra cảnh báo thời tiết không gian khắc nghiệt 3 ngày tới.
Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết một điều. Ông Tập ca ngợi quan hệ ở mức tốt nhất lịch ...
Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Việt Nam sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các khuyến nghị và thông báo lập trường đối với những khuyến nghị này trước phiên họp 57 của Hội đồng Nhân quyền.
Kiên quyết phản đối những luận điệu vu cáo định kiến về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Kiên quyết phản đối những luận điệu vu cáo định kiến về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Chiều 9/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng bình luận một số thông tin liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu...
Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ IV

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ IV

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR...
Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Hoàng hậu Bỉ Mathilde tham dự Hội nghị 'Quyền trẻ em châu Âu: Từ cam kết đến hiện thực' tại Cung điện Egmont ở Brussels, Bỉ từ ngày 2-3/5.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động