TIN LIÊN QUAN | |
"Niệm"- Sự hội ngộ thú vị của Giáo sư Ngô Xuân Bính và những người bạn Việt Nam | |
69 tác phẩm tranh đóng góp vào Mỹ thuật Việt Nam và Ngoại giao Văn hóa |
Bức tranh đá quý chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được nghệ nhân quốc gia Đào Trọng Cường thay mặt các tác giả tặng cho Bộ Ngoại giao. |
Với hơn hai trăm bức tranh thuộc thể loại sơn mài, khắc gỗ, đá quý, tranh kết hợp, các họa sĩ đã mang đến cho công chúng một món ăn tinh thần đậm giá trị văn hóa truyền thống nhưng vô cùng mới lạ cả về ý tưởng, bút pháp cho đến nghệ thuật tạo hình trên các chất liệu từ cổ điển đến hiện đại. Có thể nhận thấy, những tác phẩm đồ sộ giống như “bữa tiệc hội họa” đã khiến cho “Niệm” xứng đáng trở thành một hiện tượng trong giới nghệ thuật.
Triển lãm đã nhận được hoa chúc mừng từ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, cùng với sự tham dự của đại diện lãnh đạo của một số Bộ, ngành, Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung phát biểu tại khai mạc Triển lãm. (Ảnh: T.P) |
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam khẳng định, ngoại giao văn hóa có tác dụng to lớn trong việc xây dựng lòng tin, làm sâu sắc và thắt chặt hơn quan hệ giữa các quốc gia. Ngoại giao văn hóa là nhiệm vụ chung không chỉ của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước mà cả các doanh nghiệp, các địa phương, mọi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết, thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã tích cực đồng hành với các cơ quan, địa phương và cá nhân, tổ chức nhiều hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm quảng bá văn hóa, nghệ thuật thể hiện bản sắc và giá trị riêng của Việt Nam ra thế giới, từ nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, phim ảnh đến ẩm thực...
Tiêu biểu cần phải kế đến Chương trình Mỹ thuật Việt Nam và Ngoại giao văn hóa trong hai năm qua đã đưa hàng trăm tác phẩm hội họa với nội dung phong phú từ nhiều chất liệu khác nhau của các họa sĩ Việt Nam tới nhiều nơi trên thế giới.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung đánh giá, “Niệm” tranh mang thông điệp tư duy tâm tưởng với các bức tranh chủ yếu là sơn mài và sơn khắc – chất liệu cổ truyền của hội họa phương Đông. Các họa sĩ đều đã nhiều lần tham gia các triển lãm tranh lớn trong và ngoài nước, đạt nhiều giải thưởng và danh hiệu uy tín quốc gia và quốc tế.
Bức tranh khổ lớn được họa sĩ Ngô Xuân Bính tặng cho Bộ Ngoại giao. (Ảnh: T.P) |
“Đây là những sáng tạo nghệ thuật mới phần nào thể hiện sự giao thoa văn hóa và nghệ thuật giữa Việt Nam và thế giới, sẽ cần thời gian để khẳng định giá trị. Bộ Ngoại giao quyết định bảo trợ cho triển lãm này chính là nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động Ngoại giao văn hóa, đồng thời khuyến khích những hình ảnh sáng tạo trong nghệ thuật Việt hòa nhập và được bạn bè thế giới biết đến. Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ những hoạt động văn hóa nghệ thuật sáng tạo, đưa tinh hoa truyền thống và bản sắc Việt hội nhập với thế giới đa văn hóa sắc màu hiện đại”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tại đây, thay mặt cho các tác giả, Nghệ nhân Quốc gia Đào Trọng Cường đã gửi lời cám ơn Bộ Ngoại giao đã bảo trợ cho triển lãm, sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và tình cảm của đồng nghiệp, bạn bè, cũng như công chúng yêu hội họa đã dành cho triển lãm. Họa sĩ Ngô Xuân Bính cũng cho biết, ông và các đồng nghiệp tại Việt Nam đã chuẩn bị gần hai năm cho buổi triển lãm này. Những tác phẩm được trung bày ngày hôm nay chính là tâm huyết sáng tạo đặc biệt để họ hướng về cội nguồn, “Niệm” về quê hương đất nước.
Những bức tranh khổ lớn gây ấn tượng mạnh với người xem. (Ảnh: T.P) |
Dù mỗi người một phong cách khác nhau nhưng khán giả xem tranh vẫn nhận thấy sự hài hòa, đồng điệu đến kinh ngạc của những bậc thầy về mỹ thuật, nghệ thuật hội họa.
Với sở trường vẫn là những bức sơn mài trắng độc đáo, nội dung sáng tạo biến hóa muôn hình muôn vẻ, Lê Văn Thìn đã mang đến những tác phẩm để đời với hồn xưa trong nghệ thuật đương đại. Họa sỹ Đặng Tin Tưởng gây chú ý cho người xem bởi sự phong phú về bút pháp và khả năng thay đổi bố cục một cách thông minh, hợp lý với nhiều tác phẩm đồ sộ về các danh thắng, kiến trúc cổ. Đặc biệt, trong “Niệm” còn có thêm một chất liệu đá quý của họa sĩ, Nghệ nhân Quốc gia Đào Trọng Cường.
Triển lãm “Niệm” sẽ kéo dài trong 2 tháng tại Bảo tàng Hà Nội. Ngay ngay đầu, triển lãm đã thu hút sự tham gia của đông đảo công chúng yêu hội họa trong và ngoài nước.
Đến tham dự khai mạc triển lãm, Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama cũng dành cho hội họa Việt Nam và các họa sĩ, nghệ nhận Việt Nam lòng yêu mến và sự thán phục.
Trong dịp này, Nghệ nhân Quốc gia Đào Trọng Cường và họa sĩ Ngô Xuân Bính đã tặng tranh cho Bộ Ngoại giao.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ mỹ thuật triều Nguyễn Bộ sưu tập này của nhà thiết kế Viết Bảo sẽ được ra mắt tại Lễ hội Áo dài - Festival nghề truyền thống Huế ... |
Khi mỹ thuật làm “đại sứ” Không phải họa sĩ, cũng không phải nhà ngoại giao, bà Đào Thị Liên Hương sáng lập Chương trình “Mỹ thuật Việt Nam và ngoại ... |
69 tác phẩm tranh đóng góp vào Mỹ thuật Việt Nam và Ngoại giao Văn hóa Chiều ngày 12/6, tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã chủ trì buổi Lễ gặp mặt và cảm ơn ... |