Bước đi mới trong 'ngoại giao Nam bán cầu' của Nhật Bản

Minh Vương
Tokyo lựa chọn cách tiếp cận với từng quốc gia và từng khu vực, hướng tới tăng cường hợp tác song phương với các nước có chung lợi ích và giải quyết thách thức của các khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu tại Diễn đàn ASEAN - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AIPF) tháng 9/2023. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu tại Diễn đàn ASEAN - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AIPF) tháng 9/2023. (Nguồn: Reuters)

Theo tờ Nikkei Shimbun (Nhật Bản) ngày 12/10, Nhật Bản dự kiến chủ trì tổ chức một loạt hội nghị quốc tế từ cuối năm 2023 đến hết năm 2024, bao gồm các hội nghị quy tụ lãnh đạo các nước Đông Nam Á, Trung Á và quốc đảo Thái Bình Dương.

Ngày 12/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko đã gặp Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Thái Lan. Đây là cơ hội để Nhật Bản tiếp cận chính phủ của Thái Lan mới thành lập tháng Chín. Ngoài ra, trong chuyến công du nước ngoài thứ hai và chuyến công du nước ngoài riêng biệt đầu tiên, bà đã thăm Việt Nam, Lào và Brunei. Đây đều là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Những động thái này được xem là bước chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt Nhật Bản - ASEAN được tổ chức tháng 12 tới. Đây là một trong những sự kiện đối ngoại quan trọng nhất của Nhật Bản năm 2023, khi Tokyo và ASEAN đang trong dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác. Dự kiến, Thủ tướng Kishida kêu gọi các nước ASEAN “đồng kiến tạo” một trật tự quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tin liên quan
Mỹ đưa B-52 mang đầu đạn hạt nhân tập trận với Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên phản ứng Mỹ đưa B-52 mang đầu đạn hạt nhân tập trận với Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên phản ứng

Cơ hội quan trọng

Theo Nikkei Asia Review (Nhật Bản), Tokyo có xu hướng tận dụng các hội nghị này như diễn đàn để tăng cường hợp tác với các nước mới nổi và đang phát triển, trọng điểm của chính sách ngoại giao “Nam Bán cầu” thời ông Kishida.

Cụ thể, để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà xứ sở mặt trời mọc đang theo đuổi, nước này cần nhận được sự ủng hộ của hơn 100 quốc gia ở “Nam Bán cầu”.

Hiện Ấn Độ đang cho thấy tầm ảnh hưởng lớn qua việc tổ chức các hội nghị thượng đỉnh quy tụ sự tham gia của lãnh đạo nhiều nước ở “Nam Bán cầu”. Song theo Nikkei Asia Review, đây không phải là tập hợp các quốc gia có tính thống nhất cao do hệ thống chính trị, trình độ phát triển, điều kiện kinh tế đa dạng.

Cũng vì thế, Nhật Bản lựa chọn cách tiếp cận từng quốc gia, từng khu vực. Tokyo sẽ tập trung tăng cường hợp tác song phương với các nước có chung lợi ích và giải quyết các thách thức mà khu vực đang phải đối mặt.

Cụ thể, nước này dự kiến đề xuất một tầm nhìn hợp tác dài hạn tại Hội nghị cấp cao đặc biệt Nhật Bản - ASEAN, gồm các lĩnh vực an ninh, số hóa, hàng hải. Nhật Bản cũng hướng tới việc tận dụng các thế mạnh về công nghệ như tổ chức thảo luận riêng về chủ đề trung hòa carbon ở châu Á.

Ngoài ra, trong năm tới, xứ sở mặt trời mọc dự kiến sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với 5 nước Trung Á thuộc Liên Xô (cũ). Khả năng này đã được xác nhận tại cuộc gặp Ngoại trưởng Nhật Bản - Kazakhstan vào cuối tháng Chín vừa qua. Đây đều là những quốc gia giàu tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và kim loại hiếm.

Cũng trong thời gian này, Nhật Bản và các quốc đảo Thái Bình Dương sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh (định kỳ ba năm/lần) lần thứ 10. Ngoài ra, Tokyo tìm kiếm kênh đối thoại cấp cao với Cộng đồng Caribbean (CARICOM), gồm 14 nước Trung và Nam Mỹ, với năm 2024 là “Năm trao đổi Nhật Bản - Caribbean”.

Tokyo có xu hướng tận dụng các hội nghị này như diễn đàn để tăng cường hợp tác với các nước mới nổi và đang phát triển, trọng điểm của chính sách ngoại giao “Nam Bán cầu” thời ông Kishida.

Mô hình ba thập kỷ

Trên thực tế, mô hình các hội nghị quốc tế do Nhật Bản khởi xướng và chủ trì bắt đầu từ Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi (TICAD) năm 1993. Khuôn khổ này được khởi xướng vào thời điểm ngay sau khi Chiến tranh Lạnh vừa kết thúc, trong lúc Mỹ và châu Âu vẫn chưa dành nhiều quan tâm đối với châu Phi.

Khi đó, Nhật Bản đã thành công khi hội nghị quy tụ sự tham dự của nhiều lãnh đạo châu Phi xa xôi về địa lý. Tại đây, Tokyo cam kết cung cấp các điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế, bao gồm hợp tác song phương với các quốc gia riêng lẻ ở lục địa này. Đây là cơ sở ngoại giao để Nhật Bản kêu gọi sự ủng hộ của khối châu Phi cho vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Đối với các nước Nam Bán cầu, Thủ tướng Kishida Fumio chỉ rõ: “Nếu chúng ta không chịu khó lắng nghe nguyện vọng của họ và hợp tác chặt chẽ với họ, chúng ta không thể tạo nên một cộng đồng quốc tế hợp tác”. Xây dựng mối quan hệ thông qua “ngoại giao phù hợp” để giải quyết các vấn đề riêng gắn với hoàn cảnh mỗi nước vốn được xem là thế mạnh của ngoại giao Nhật Bản từ trước đến nay.

“Ngoại giao Nam Bán cầu” cũng tính đến Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi, khởi động năm 2000, có sự tham khảo từ TICAD. Theo Nikkei Asia, Bắc Kinh có điểm với tương đồng Tokyo trong cách tiếp cận về các nước đang phát triển và mới nổi. Năm 2022, Trung Quốc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Arab. Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc với 5 nước Trung Á diễn ra cùng lúc với Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại Hiroshima, Nhật Bản tháng 5/2023.

Trong một cuộc thăm dò dư luận ở nước ngoài trong năm tài khóa 2021, khi được hỏi về quốc gia/tổ chức nào sẽ trở thành đối tác tương lai, Nhật Bản vẫn xếp hạng thấp hơn Trung Quốc. Ví dụ, tại Đông Nam Á, 48% số người được hỏi đã chọn Trung Quốc, còn Nhật Bản là 43%; tại Trung Á, Nga dẫn đầu với 59%, Trung Quốc thứ hai với 32%, Thổ Nhĩ Kỳ thứ ba với 20% và Nhật Bản thứ tư với 18%.

Rõ ràng, Tokyo mong muốn cải thiện thực trạng này. Loạt hội nghị thượng đỉnh sắp tới có thể là bước tiến quan trọng trên hành trình đó.

Bước tiến mới trong quan hệ UAE-Serbia

Bước tiến mới trong quan hệ UAE-Serbia

Thái tử Abu Dhabi Sheikh Khaled bin Mohamed bắt đầu chuyến thăm Serbia vào hôm nay, 29/9.

Mỹ đưa B-52 mang đầu đạn hạt nhân tập trận với Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên phản ứng

Mỹ đưa B-52 mang đầu đạn hạt nhân tập trận với Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên phản ứng

Ngày 18/10, tờ Dong-a Ilbo của Hàn Quốc dẫn một nguồn tin chính phủ cho hay Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tổ chức ...

Mỹ phong toả tài chính của Hamas, bác nghị quyết Liên hợp quốc liên quan đến Israel

Mỹ phong toả tài chính của Hamas, bác nghị quyết Liên hợp quốc liên quan đến Israel

Bộ Tài chính Mỹ ngày 18/10 đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 10 thành viên của Hamas, các đặc vụ và những ...

Nga tăng cường phòng bị biên giới trước khi Ukraine có 'hàng nóng' F-16 của Mỹ

Nga tăng cường phòng bị biên giới trước khi Ukraine có 'hàng nóng' F-16 của Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 18/10 tuyên bố, Moscow đang củng cố biên giới phía Tây nước này để chuẩn bị cho ...

Lần đầu tiên triển khai máy bay quân sự để làm điều này, Hàn Quốc 'ghi điểm' với Nhật Bản

Lần đầu tiên triển khai máy bay quân sự để làm điều này, Hàn Quốc 'ghi điểm' với Nhật Bản

Trong cuộc điện đàm ngày 15/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa cảm ơn người đồng cấp Hàn Quốc Park Jin vì đã giúp công ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/4/2025: Tuổi Dần công danh nhiều thành tựu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/4/2025: Tuổi Dần công danh nhiều thành tựu

Xem tử vi 4/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 4/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/4/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/4/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 4/4. Lịch âm hôm nay 4/4/2025? Âm lịch hôm nay 4/4. Lịch vạn niên 4/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 4/4/2025: Bọ Cạp cẩn thận mắc sai lầm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 4/4/2025: Bọ Cạp cẩn thận mắc sai lầm

Tử vi hôm nay 4/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang, gặp Phó Thủ tướng Nga

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang, gặp Phó Thủ tướng Nga

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Nga Valentina Matvienco khẳng định Việt Nam là đối tác lớn nhất và tin cậy nhất của Nga tại Đông Nam Á.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Armenia Vahagn Khachaturyan.
Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Đầu năm 2025, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường ...
Tin thế giới ngày 3/4: Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Hungary rút khỏi ICC, Nga tố cáo các thế lực thao túng quan hệ với Mỹ

Tin thế giới ngày 3/4: Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Hungary rút khỏi ICC, Nga tố cáo các thế lực thao túng quan hệ với Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Đón Thủ tướng Israel đến thăm, Hungary tuyên bố rút khỏi ICC

Đón Thủ tướng Israel đến thăm, Hungary tuyên bố rút khỏi ICC

Chính phủ Hungary thông báo sẽ khởi động thủ tục rút lui khỏi Toà án Hình sự quốc tế (ICC) vào ngày 3/4.
EU tính kế sách đưa NATO vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Ukraine

EU tính kế sách đưa NATO vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Ukraine

EU đang tìm hiểu khả năng sử dụng cơ cấu chỉ huy của NATO khi triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine.
Khảo sát: Đông Nam Á tin tưởng cường quốc nào nhất? Mong đợi gì vào Tổng thống Trump?

Khảo sát: Đông Nam Á tin tưởng cường quốc nào nhất? Mong đợi gì vào Tổng thống Trump?

Có một quốc gia láng giềng vẫn duy trì vị thế đối với các nước Đông Nam Á dù có sự thay đổi chính quyền trong vòng một năm qua.
Anh kêu gọi tăng cường bảo vệ nhân viên cứu trợ tại các điểm nóng

Anh kêu gọi tăng cường bảo vệ nhân viên cứu trợ tại các điểm nóng

Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ nhân viên cứu trợ trong các khu vực xung đột.
Tổng thư ký NATO tự tin: Liên minh sẽ trường tồn với sự tham gia của Mỹ

Tổng thư ký NATO tự tin: Liên minh sẽ trường tồn với sự tham gia của Mỹ

Tổng thư ký NATO khẳng định, liên minh này sẽ tiếp tục vững mạnh và Mỹ vẫn là một thành viên không thể thiếu, đóng vai trò xương sống.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, một người bạn lớn, thân thiết của Việt Nam.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động