Hội nghị AEM hẹp lần thứ 26

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 12 đề xuất về sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của Việt Nam

Bảo Chi
TGVN. Ngày 10/3, các Bộ trưởng Kinh tế thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chính thức nhóm họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp (AEM hẹp) lần thứ 26 tại Đà Nẵng. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam Việt Nam đề xuất 13 ưu tiên cho Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp (AEM) lần thứ 26
cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam Dự báo tác động của EVFTA đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam
Toàn cảnh Hội nghị.

Đây là hội nghị thường niên cấp Bộ trưởng phụ trách kinh tế đầu tiên trong năm, là dịp quan trọng để các Bộ trưởng Kinh tế 10 nước ASEAN trao đổi, thống nhất định hướng lớn và các ưu tiên hợp tác kinh tế ASEAN năm 2020, hướng tới hoàn thành Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến năm 2025.

Tại Hội nghị AEM hẹp lần thứ 26, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã chính thức thông qua 12 đề xuất về sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020. Với sáng kiến còn lại liên quan đến giảm cước chuyển vùng quốc tế, các Bộ trưởng cũng thông qua nhưng giao các cơ quan chuyên môn cần làm rõ thêm một số vấn đề kỹ thuật trước khi có thể triển khai chính thức.

Các sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 tập trung vào các lĩnh vực như thương mại điện tử, thương mại hàng hóa, năng lượng, công nghệ thông tin, nông nghiệp, phát triển bền vững, tài chính, thống kê, đổi mới sáng tạo… được xây dựng theo 3 định hướng gồm: (i) thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực nội khối ASEAN; (ii) đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững và (iii) nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của ASEAN.

Việc thông qua các sáng kiến ưu tiên này là một kết quả quan trọng giúp khẳng định vai trò của ASEAN hướng tới củng cố khối đoàn kết khu vực, tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đồng thời chủ động ứng phó trước với các cơ hội và thách thức đang nổi lên từ bối cảnh khu vực và toàn cầu.

Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, vai trò chủ động thích ứng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN được Việt Nam thể hiện thông qua đề xuất đưa ra một Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng nhằm duy trì chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi kinh tế của ASEAN, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn cung nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến sức khoẻ người dân mà còn nền kinh tế khu vực.

Bên cạnh các sáng kiến ưu tiên theo đề xuất của Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Hội nghị cũng đã rà soát và thống nhất các ưu tiên trong chương trình làm việc thường niên năm 2020 trong kênh kinh tế.

Danh sách này bao gồm 62 nội dung khác nhau thuộc phụ trách của AEM, thuộc các lĩnh vực hàng hóa (gồm thương mại hàng hóa, thuận lợi hóa thương mại, cơ chế một cửa ASEAN, tiêu chuẩn); thương mại dịch vụ; môi trường đầu tư; thuận lợi hóa di chuyển của lao động có tay nghề và khách kinh doanh; chính sách cạnh tranh; bảo vệ người tiêu dùng; thúc đẩy hợp tác về quyền sở hữu trí tuệ; thông lệ tốt; thương mại điện tử; thúc đẩy vai trò của các doanh nghiệp SMEs; ASEAN toàn cầu; số liệu thống kê.

Ngoài ưu tiên thảo luận về hợp tác nội khối, Hội nghị lần này cũng thảo luận tìm giải pháp cho các vấn đề tồn tại trong hợp tác ngoại khối. Cụ thể, Hội nghị AEM hẹp lần này đã thảo luận định hướng hợp tác liên quan đến một số đối tác cần sớm có định hướng mới như: thời điểm khởi động rà soát Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA), hợp tác với Hàn Quốc...

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cũng thông qua 6 khuyến nghị của Hội nghị Nhóm Đặc trách cao cấp về Hội nhập kinh tế ASEAN lần thứ 37 (HLTF-EI 37) được tổ chức từ ngày 12-13/2 tại Hà Nội, trong đó đáng lưu ý là việc (i) nhất trí chỉ đạo các Nhóm công tác chuyên ngành đóng góp tích cực vào quá trình Rà soát giữa kỳ Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, hướng đến hoàn thành bản báo cáo sơ bộ cuối năm nay và bản cuối cùng vào đầu năm 2021; (ii) thông qua mục tiêu ký kết Hiệp định RCEP trong năm 2020 theo chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo RCEP là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ giữa ASEAN và các đối tác.

Vào ngày mai 11/3, các Bộ trưởng ASEAN sẽ tiếp tục thảo luận về phương hướng để các nước ASEAN có thể thúc đẩy việc kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP).

Ngoài ra, bên lề Hội nghị AEM hẹp đã diễn ra Phiên tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN vào sáng nay nhằm lắng nghe, trao đổi quan điểm với khu vực tư nhân để ASEAN xây dựng chính sách một cách phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ghi nhận sự cần thiết để thiết lập một nền tảng hợp tác công - tư tích hợp kỹ thuật số cho ASEAN, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa MSMEs chuyển đổi số. Nhờ đó, các doanh nghiệp ASEAN sẽ có cơ hội cạnh tranh với các nền kinh tế lớn khác, cũng như tạo điều kiện cho việc chuyển đổi môi trường doanh nghiệp kỹ thuật số mới.

cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam

ADB đề xuất 3 khuyến nghị chiến lược giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế

TGVN. Ông Donald Lambert, chuyên gia phát triển khu vực tư nhân của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra khuyến nghị ...

cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam

Hội nghị HLTF-EI 37 đề xuất nhiều khuyến nghị thiết thực về hội nhập kinh tế nội, ngoại khối ASEAN

TGVN. Tiếp theo các hoạt động của Năm ASEAN 2020 do Việt Nam làm chủ nhà, Hội nghị của Nhóm Đặc trách Cao cấp về Hội nhập kinh tế ASEAN lần thứ ...

cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam

EVFTA: Việt Nam sẽ là 'điểm sáng' của kinh tế thế giới

TGVN. Nhiều quan chức, tổ chức quốc tế và chuyên gia kinh tế hàng đầu trên thế giới đã đưa ra nhận định lạc quan ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động