Các nhà lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) gặp nhau ở thành phố Ise-Shima, Nhật Bản với chương trình nghị sự chính là về các vấn đề “nóng” của thế giới.
Các nhà lãnh đạo G7 đã thảo luận về nền kinh tế yếu kém toàn cầu, khủng bố, người tị nạn, những tuyên bố về chủ quyền biển gây tranh cãi củaTrung Quốc và khả năng Anh rời khỏi EU (Brexit) trong hai ngày 26-27/5. Ảnh: (Sean Kilpatrick /The Canadian Press)
Trong tuyên bố chung, G7 thừa nhận những thách thức của kinh tế thế giới hiện nay nghiêm trọng nhất là sự suy giảm tăng trưởng của các nền kinh tế đang nổi và khuyến cáo các nước thành viên đưa ra các gói kích cầu. Về vấn đề biển Đông, các nước G7 tán thành các tuyên bố đưa ra tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hồi tháng 4/2016, kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tránh sử dụng vũ lực. Ảnh: Reuters
Người dân chờ đợi sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo G7 ngoài đền Ise Jingu ở tỉnh Mie, vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7, 26/5. Ảnh: Stephane De Sakutin / AFP / Getty Images)
Cảnh sát cố gắng kiểm soát người biểu tình phản đối Thượng đỉnh G7 gần Ise, tại thành phố Tsu, quận Mie, Nhật Bản. Ảnh: (Toru Yamanaka / AFP / Getty Images)
Các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 tham gia buổi lễ trồng cây ở đền Ise Jingu ở thành phố Ise tại tỉnh Mie. Ảnh: (Stephane De Sakutin / AFP / Getty Images).
Các nhà lãnh đạo G7 chụp ảnh với các nhà lãnh đạo các quốc gia và các tổ chức quốc tế được mời tham dự Hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đứng thứ năm, từ phải. Nguồn: Quang Hiếu/VGP
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.