TIN LIÊN QUAN | |
ASEAN - Quyết không chùn bước trước những thách thức | |
ASEAN 36: Tăng cường hợp tác, đẩy lùi các thách thức của dịch bệnh Covid-19 |
Theo Nikkei Asian Review, Việt Nam đã chứng tỏ là một nước chủ nhà có năng lực trong những lần giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN trước đây. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 36 được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 26/6 phản ánh một thách thức không chỉ đối với cả khối gồm 10 quốc gia thành viên này mà còn đối với riêng Việt Nam, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020.
Đây là nhận định của chuyên gia phân tích cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Australia Lê Thu Hương.
Trong bài viết về vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam được đăng tải trên tờ Nikkei Asia Review ngày 25/6, chuyên gia trên phân tích, Việt Nam là một nước đến sau, gia nhập ASEAN vào năm 1995 - gần 3 thập kỷ sau khi khối này được thành lập - trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tụt hậu so với 6 nước thành viên đã gia nhập ASEAN trước đó.
Tuy nhiên, 1/4 thế kỷ sau đó đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Việt Nam, và hiện Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh mẽ bất chấp những tác động gần đây của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với khu vực.
Bài viết nhận định, Việt Nam đã làm rất tốt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và nhận được sự tôn trọng từ các quốc gia thành viên ASEAN giàu có hơn và phát triển hơn như Singapore, Thái Lan và Malaysia vì đã kiểm soát được dịch bệnh này.
Về mặt kinh tế, Việt Nam kém phát triển hơn so với nhiều quốc gia thành viên ASEAN khác, nhưng Việt Nam vẫn sẵn sàng giảm thiểu tác động kinh tế từ dịch Covid-19, phục hồi nhanh hơn trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu sau đại dịch và thích nghi với các cơ hội mới tốt hơn hầu hết các nước láng giềng.
Bài viết đánh giá Việt Nam đã chứng tỏ là một nước chủ nhà có năng lực trong những lần giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN trước đây.
Theo đó, Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý xung đột ở Biển Đông và đang nổi lên như là quốc gia bảo vệ hiện trạng lãnh thổ trên tuyến đầu ở khu vực.
Quan trọng hơn, Việt Nam đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sự phù hợp về thể chế của ASEAN trong khu vực.
Bài viết nhấn mạnh với tất cả các lý do trên, các nước thành viên ASEAN tỏ ra tin tưởng vào năng lực ngoại giao của Việt Nam, ngay cả trong hoàn cảnh phải tổ chức hội nghị theo hình thức trực tuyến.
Họp trực tuyến đồng nghĩa không có các cuộc trò chuyện trong hậu trường để xây dựng sự đồng thuận quan trọng - thước đo thành công của ASEAN.
Hội nghị cấp cao này vốn bị trì hoãn gần 2 tháng qua vì đại dịch Covid-19 đòi hỏi một phong cách ngoại giao mới từ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Tác giả bài viết khẳng định tin tưởng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm tốt để duy trì đồng thuận của ASEAN trong bối cảnh có những quan điểm khác về tương lai của khu vực.
| Hội nghị Cấp cao ASEAN 36: Vị thế mới thời thích ứng TGVN. Với việc đảm nhận, chủ trì nhiều hội nghị quan trọng trong năm Chủ tịch ASEAN, hy vọng sức mạnh lòng tin, sự hợp tác ... |
| 3 mục tiêu quan trọng giúp kinh tế ASEAN sớm hồi phục 'chấn thương' hậu Covid-19 TGVN. ASEAN có thể đánh bại đối thủ vô hình - đại dịch Covid-19 và giảm bớt các tác động kinh tế bất lợi bằng những ... |
| Chuyên gia: 'Nắm chặt tay' vượt qua dịch Covid-19, các nước ASEAN nên học hỏi mô hình của Việt Nam TGVN. Trong bài phân tích đăng trên báo Bangkok Post ngày 23/5, Tiến sĩ Nehginpao Kipgen - Giám đốc điều hành tại Trung tâm Nghiên ... |