Cách tiếp cận 'trao quyền' cho đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Phương Hà
Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã thực hiện một số bước đi táo bạo để trao quyền cho các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, mục tiêu của Washington là gì và những cam kết liệu có sớm được hiện thực hóa?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cách tiếp cận hai bước của Biden đối với đồng minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Ngày 11/2, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: AP)

Ngày 11/2, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vốn được kỳ vọng từ lâu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng an ninh diễn ra ở châu Âu.

Tài liệu này xác nhận những gì đã đạt được trong năm đầu tiên cầm quyền của chính quyền Tổng thống Biden, đánh dấu sự thay đổi sang tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như tăng cường năng lực tập thể với các đồng minh và đối tác.

So với Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương năm 2019, Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới đây cho thấy sự cô đọng hơn. Tài liệu dài 19 trang, so với báo cáo dài 64 trang của năm 2019, nêu bật một số lĩnh vực quan tâm chính, trong đó có biến đổi khí hậu, y tế toàn cầu và chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, vấn đề cấp bách nhất là tình hình trật tự khu vực và quốc tế, trong đó Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất.

Chính quyền Tổng thống Biden đã thực hiện một số bước đi táo bạo để trao quyền cho các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhưng liệu họ có thể sớm đưa những cam kết của mình trở thành hiện thực?

Hành động chung

Mỹ vẫn là "quốc gia không thể thiếu" trong việc duy trì sự cân bằng quyền lực nhằm đối trọng với Nga ở châu Âu và Trung Quốc ở châu Á.

Bất chấp những thách thức ở châu Âu, khu vực ưu tiên của chính quyền Tổng thống Biden để hiện thực hóa tầm nhìn của mình vẫn là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Có một sự thay đổi rõ ràng trong cách tiếp cận của Washington về việc trao quyền cho các đồng minh và đối tác của mình tại khu vực.

Điều này vượt ra ngoài những nỗ lực khôi phục liên minh đã chi phối năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Biden khi ông tìm cách sửa chữa những thiệt hại do người tiền nhiệm Donald Trump gây ra.

Chính quyền Tổng thống Biden đã tìm cách trao quyền cho các đồng minh và đối tác chủ chốt để đáp ứng tốt hơn các thách thức an ninh riêng của họ và đóng góp vào nỗ lực cân bằng tập thể ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ dường như đã sẵn sàng hơn trong việc hỗ trợ các đồng minh và đối tác tiếp cận các nền tảng và công nghệ quốc phòng tiên tiến.

Sự ra đời của Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Australia, Anh và Mỹ (AUKUS) vào tháng 9/2021 là một nỗ lực đặc biệt trong vấn đề này.

Tin liên quan
'Ngoại giao tàu ngầm' của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Quyết định cung cấp cho Australia quyền tiếp cận ưu tiên với công nghệ động cơ hạt nhân của Mỹ có thể là chủ đề được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, động lực lớn hơn của AUKUS là các mục tiêu mở rộng hợp tác ba bên với Vương quốc Anh trên một loạt dự án khoa học, công nghệ quốc phòng,...

Nhật Bản cũng được hưởng lợi từ sự sẵn sàng hợp tác với các đồng minh của Washington.

Tháng 1 vừa qua, các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của cả hai nước đã công bố một khuôn khổ để thúc đẩy hợp tác phát triển công nghệ quốc phòng. Có thể thấy điểm tương đồng giữa thông báo này và đề nghị của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đối với Lầu Năm Góc hồi tháng 10/2021 về việc tăng cường các dự án hợp tác phát triển quốc phòng.

Hỗ trợ lẫn nhau

Bất chấp những tiến triển tốt đẹp giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một câu hỏi vẫn tồn tại là sự sẵn sàng thực hiện chương trình nghị sự trao quyền cho đồng minh, đối tác của Mỹ sẽ đi đến đâu.

Hiện nay, vẫn còn nhiều lo ngại về mức độ mà Washington sẵn sàng tạo điều kiện cho các đồng minh và đối tác khi các ưu tiên chiến lược của họ khác với các ưu tiên chiến lược của các đồng minh hoặc đối tác.

Ví dụ, theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), Ấn Độ tiếp tục đối mặt với mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt của Mỹ vì năm 2018, họ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Mối đe dọa này vẫn tồn tại mặc dù Mỹ không thể đưa ra một giải pháp thay thế phù hợp để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Ấn Độ.

Tình huống này càng trở nên khó khăn vì cuộc khủng hoảng Ukraine. Một số quan chức Mỹ đã ám chỉ rằng việc miễn trừ CAATSA một lần cho S-400 là có thể, nhưng sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với việc miễn trừ hàng loạt có thể bị chùn bước do Ấn Độ không sẵn sàng đưa ra lập trường cứng rắn hơn chống lại các hành động của Nga ở châu Âu.

Những gì Tổng thống Biden quyết định sẽ là một phép thử về khả năng của Washington trong việc trao quyền cho các đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với các ưu tiên địa chiến lược khác của họ.

Vẫn chưa rõ liệu chính quyền Tổng thống Biden có thể duy trì chương trình nghị sự trao quyền cho đồng minh và đối tác này hay không nhưng điều không thể bàn cãi là các bên đều phải nỗ lực.

Kỷ nguyên phòng thủ tập thể đã đến, các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ cần phải đóng một vai trò lớn hơn nếu muốn thành công. Washington sẽ cần đảm bảo rằng mỗi chiến lược của mình cuối cùng sẽ giúp các đồng minh và đối tác tiến về phía trước.

Mỹ, Anh hoan nghênh các cam kết 'chưa từng có', nhất trí tăng hợp tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Mỹ, Anh hoan nghênh các cam kết 'chưa từng có', nhất trí tăng hợp tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc tham vấn, các quan chức cấp cao Anh-Mỹ hoan nghênh các cam kết "chưa từng có" ...

Hợp tác chiến lược EU-Ấn Độ ở trung tâm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hợp tác chiến lược EU-Ấn Độ ở trung tâm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

EU-Ấn Độ có mối quan hệ chiến lược thực chất, có thể giúp định hình lại thế giới và thúc đẩy trật tự đa cực ...

(theo The Diplomat, East Asia Forum)

Đọc thêm

Trạm cứu hộ trái tim tập 27: An Nhiên tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Lan hé lộ bí mật khiến bà Xinh sốc nặng

Trạm cứu hộ trái tim tập 27: An Nhiên tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Lan hé lộ bí mật khiến bà Xinh sốc nặng

Trạm cứu hộ trái tim tập 27, An Nhiên có nghe lời Việt để tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Xinh sốc nặng khi nghe bí mật từ bà Lan...
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Thỏa thuận vận tải khí đốt Nga tới châu Âu sắp chấm dứt, Moldova tuyên bố không 'cản đường' Moscow

Thỏa thuận vận tải khí đốt Nga tới châu Âu sắp chấm dứt, Moldova tuyên bố không 'cản đường' Moscow

Bộ trưởng Năng lượng Moldova tuyên bố, nước này sẽ không cản trở việc cung cấp khí đốt của Nga tới khu vực ly khai Transnistria.
Tài năng và nhan sắc của Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài

Tài năng và nhan sắc của Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài

Ngoài sự nghiệp đấu bóng chuyền, Nguyễn Thu Hoài đang theo học ngành kinh tế và còn mở trung tâm dạy tiếng Anh.
Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Trong quý I/2024, Indonesia tăng trưởng 5,11%, vượt mức 5% mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó.
Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi tại khu vực miền Bắc, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động