TIN LIÊN QUAN | |
Iran: Qatar rời OPEC phản ánh sự giận dữ của các nhà sản xuất dầu | |
Động cơ khiến Qatar chính thức rút khỏi OPEC? |
Ngày 3/12, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar Saad Sherida al-Kaabi đã bất ngờ tuyên bố nước này sẽ rút khỏi tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), bắt đầu vào tháng 1/2019 để tập trung sản xuất khí đốt.
Về mặt số liệu, trong năm qua, Doha chỉ đóng góp 2% trong tổng sản lượng dầu mỏ của khối. Thêm vào đó, sự bao vây, cấm vận gắt gao từ phía Saudi Arabia, quốc gia “cầm trịch” OPEC, khiến Qatar cảm thấy cần thiết phải rời OPEC.
Hoàng hôn Quatar hay hoàng hôn OPEC? (AP) |
Ngay sau tuyên bố của Qatar, OPEC cũng trấn an rằng quyết định của Doha sẽ không ảnh hưởng lớn tới giá dầu quốc tế và Qatar cũng sẽ “bình yên vô sự”. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Cái “đập cánh” tưởng chừng vô hại của Qatar đã gây ra một cơn bão trên thị trường năng lượng quốc tế và khó có thể chắc chắn rằng OPEC sẽ sống sót. Tổ chức quyền lực một thời giờ đây lại đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn.
Một trong số đó đến từ cấu trúc của chính tổ chức này. Trước đây, tất cả thành viên OPEC đều có lợi ích cá nhân ít nhiều trùng khớp với lợi ích của tổ chức; do đó, việc duy trì khả năng kiểm soát thị trường dầu mỏ đảm bảo thu nhập ổn định cho tất cả các nước thành viên. Tuy nhiên, khi Saudi Arabia đóng vai trò ngày một lớn, OPEC dường như trở thành sân chơi của “Riyadh và những người bạn”, với hầu hết các quyết sách phục vụ lợi ích Saudi Arabia. Đây rõ ràng là điều mà Qatar hay bất kỳ thành viên nào trong OPEC đều không muốn.
Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đến từ sự xuất hiện của những nguồn năng lượng thay thế dồi dào khác. Mỹ, “anh em cọc chèo” với Saudi Arabia, đang đẩy mạnh khai thác dầu đá phiến. Nga, một đối tác khác của OPEC, luôn nằm trong nước xuất khẩu dầu mỏ nhiều thế nhất thế giới. Nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ dù lớn và ngày một tăng, song là chưa đủ để chi phối toàn bộ thị trường dầu mỏ. Tầm quan trọng suy giảm khiến giá dầu mỏ tụt dốc không phanh và làm cho vai trò điều phối của OPEC chẳng còn như trước. Ngay cả Thái tử Mohammed Bin Salman cũng từng tuyên bố muốn Saudi Arabia giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Một tổ chức do chính phủ nước này tài trợ thậm chí còn đang nghiên cứu ảnh hưởng lên thị trường dầu mỏ một khi OPEC tan rã.
Đòn kết liễu cuối cùng được tung ra bởi Nga và Mỹ. Trong bối cảnh ảnh hưởng bị suy giảm, OPEC buộc phải “nương tựa” vào Moscow để tiếp tục duy trì tiếng nói trên thị trường dầu mỏ. Trong nhiều cuộc gặp, các bên đều nhất trí về cắt giảm sản lượng khai thác nhằm đẩy giá dầu, song định mức cắt và mức sàn đang là chủ đề tranh luận căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga.
Bên cạnh đó, “Cơn bão Twitter” của Tổng thống Donald Trump, yêu cầu các nhà sản xuất dầu tiếp tục giữ sản lượng để giảm giá cho dân Mỹ chỉ khiến tình hình của OPEC trở nên khó khăn hơn. Saudi Arabia rõ ràng không muốn nặng lời với ông Trump, khi ông chủ Nhà Trắng là một trong những đồng minh hiếm hoi còn sót lại của Riyadh sau cáo buộc sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
Đây sẽ là những khó khăn không nhỏ mà OPEC cần phải vượt qua, nếu như muốn tiếp tục tồn tại và duy trì vai trò điều phối thị trường dầu mỏ thế giới.
Tổng thống Trump hy vọng Saudi Arabia và OPEC không cắt giảm sản lượng dầu Ngày 12/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông hy vọng Saudi Arabia và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ ... |
OPEC có thể giảm sản lượng trở lại vào 2019 Hai nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 7/11 cho biết, có nhiều khả năng OPEC và các nước ... |
Các nước trong và ngoài OPEC tăng sản lượng khai thác dầu Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đánh giá các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã thực hiện thành ... |