Câu chuyện Belarus: Trong xung, ngoài khắc

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Thái độ của Liên minh châu Âu (EU) đối với tình hình Belarus cho thấy đây không còn là chuyện riêng của Belarus. EU muốn gì trong câu chuyện này? Và nước Nga của Tổng thống Putin sẽ ứng xử ra sao? Báo Thế giới & Việt Nam phân tích.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Lukashenko đang 'đi trên dây'?
Tổng thống Belarus kêu gọi dùng biện pháp cứng rắn, cáo buộc bên ngoài dàn dựng 'cách mạng màu'
Câu chuyện Belarus: Trong xung, ngoài khắc
Chừng nào chỉ có người dân ở Belarus xuống đường tuần hành phản đối kết quả bầu cử kia và thậm chí cả đòi ông Lukashenko từ chức thì chừng ấy vẫn còn chỉ là chuyện nội bộ của Belarus. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Những gì đang diễn ra ở Belarus không còn là chuyện riêng của chính quyền và người dân ở đất nước này nữa mà còn trở thành chuyện chung của châu Âu sau khi Liên minh châu Âu (EU) không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống mới. Theo xác nhận chính thức của chính quyền ở Belarus, Tổng thống nước này Alexander Lukashenko đã tái đắc cử với tỷ lệ phiếu bầu cao hơn 80% - sau 26 năm cầm quyền liên tục. EU cho rằng ông Lukashenko có được kết quả bầu cử ấy nhờ gian lận bầu cử.

Cách mạng mầu hay mùa Xuân Ả rập?

Chừng nào chỉ có người dân ở Belarus xuống đường tuần hành phản đối kết quả bầu cử kia và thậm chí cả đòi ông Lukashenko từ chức thì chừng ấy vẫn còn chỉ là chuyện nội bộ của Belarus. Nhưng một khi EU đã bàn tính đến chuyện trừng phạt ông Lukashenko và đã quyết định không công nhận kết quả bầu cử nói trên thì có nghĩa là EU không tiếp tục công nhận ông Lukashenko là tổng thống hợp pháp hợp hiến ở Belarus, EU muốn và đòi người này phải rời khỏi quyền lực hoặc phải tiến hành tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống ở nơi đây. Một khi đã công khai đứng về phía phe đối lập ở Belarus thì cũng có nghĩa là EU nhìn chuyện đang xảy ra ở Belarus là chuyện của cả EU và châu Âu.

Tình thế như vậy không để cho nước Nga và cá nhân Tổng thống nước này Vladimir Putin ở ngoài cuộc, bất kể phía Nga muốn hay không muốn.

Trong thời gian cầm quyền dài đến nay, ông Lukashenko đã vài lần bị thách thức quyền lực từ phía phe đối lập và rồi lần nào cũng đè bẹp được sự chống đối của phe đối lập. Lần này, thách thức ấy nghiêm trọng hơn và mạnh mẽ hơn, có tính tổ chức cao hơn và đặc biệt là có được sự trợ giúp đắc lực từ bên ngoài. Vì thế, mối bất hoà giữa ông Lukashenko và phe đối lập lần này dường như có mức độ không khoan nhượng quyết liệt chưa từng thấy. Có vẻ như phe đối lập ở đây hiện cho rằng cơ hội đã xuất hiện, thời điểm đã thích hợp và điều kiện bên trong cũng như bên ngoài đã chín muồi cho việc lật đổ vị thế quyền lực của ông Lukashenko.

Tin liên quan
Belarus - Belarus - 'Lưỡi dao kề sát cổ', kịch bản xấu nhất của NATO sẽ là gì?

Thật ra, EU và NATO đã từ lâu rồi rất muốn ở Belarus xảy ra cuộc “cách mạng mầu” nào đó hay bùng phát làn sóng mùa nào đấy giúp Phương Tây tách đất nước này ra khỏi những gắn bó, liên kết hay ràng buộc với Nga, tức là ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga. Mỹ, EU và NATO đã từng tranh thủ và lôi kéo ông Lukashenko, rồi trừng phạt người này vì mục tiêu ấy.

Ở châu Âu, Belarus là vùng đệm giữa EU và NATO với Nga, có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với EU và NATO cũng như đối với Nga. Cái khó đối với EU và Nato là Belarus phụ thuộc quá lớn vào mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với Nga, đặc biệt vào cung ứng năng lượng từ Nga, và ông Lukashenko lại rất thành thạo chiến thuật "chao đảo theo thời và cân bằng tuỳ lúc" giữa Nga và Phương Tây.

Cái khó nữa đối với EU và NATO là người dân ở Belarus có mối quan hệ thân thiện với Nga. Người dân ở Belarus hiện tại xuống đường biểu tình vì kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi và đòi ông Lukashenko ra đi chứ không phải vì sự lựa chọn giữa thân Nga hay thân Phương Tây như chính biến đã xảy ra ở Grudia hay Ukraine. Rồi đây chưa biết sẽ thế nào chứ hiện tại thì Belarus giống làn sóng “mùa xuân Ả rập” nhiều hơn là giống các dạng “cách mạng mầu” đã từng xảy ra ở một số nước trong vùng láng giềng xung quanh Nga.

Giải pháp nào các bên đang nhắm tới?

Mục tiêu của EU là ông Lukashenko rời khỏi quyền lực hoặc ít nhất thì cũng phải chấp nhận tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống dưới sự giám sát của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE). EU hậu thuẫn phe đối lập nhưng cũng lại phải rất thận trọng để tránh ông Lukashenko có cớ áp dụng những biện pháp đối phó cứng rắn và ngăn ngừa sự can thiệp quân sự của Nga như Nga đã hành động ở Grudia và Ukraine.

Vì thế, chiến lược và sách lược của EU là vừa hậu thuẫn phe đối lập, vừa gia tăng áp lực đối với cá nhân ông Lukashenko lại vừa tranh thủ và lôi kéo Nga vào liên thủ thống nhất quan điểm và phối hợp hành động. Trước hết, EU ưu tiên cho việc gia tăng áp lực đối với ông Lukashenko đến mức người này phải chấp nhận tiến hành bầu cử tổng thống lại và EU tin rằng lần này chắc chắn ông Lukashenko không thể đắc cử được. Dùng cử tri Belarus lật đổ ông Lukashenko là thượng sách của EU, giúp EU đạt mục đích, tránh bạo lực ở Belarus và Nga không có cớ để can thiệp quân sự giúp ông Lukashenko tiếp tục tại vị.

Những diễn biến mới khiến Belarus trở thành hóc búa lớn hiện tại đối với Nga. Thật ra, ai cầm quyền ở Belarus không quan trọng đối với Nga bằng việc đất nước này không trở nên như Grudia hay Ukraine.

PHÂN TÍCH. Mỹ-Iran: Bên quyết phá, phía cố giữ

PHÂN TÍCH. Mỹ-Iran: Bên quyết phá, phía cố giữ

TGVN. Xung khắc Mỹ-Iran có diễn biến mới khi HĐBA LHQ không thông qua việc kéo dài lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Iran. ...

Thời ông Lukashenko trị vì Belarus, đất nước này và Nga có mối quan hệ rất thân thiết nhưng Nga đâu có thể hoàn toàn hài lòng và yên tâm về ông Lukashenko. Cái khó của Nga là phải tránh bị buộc phải can thiệp quân sự vào diễn biến tình hình ở Belarus vì nếu can thiệp quân sự vào Belarus sẽ gặp thêm khó khăn với EU và với chính người dân ở Belarus trong khi chưa thể chắc chắn có bảo vệ mãi được quyền lực cho ông Lukashenko hay không. Nhưng Nga không thể không tỏ thái độ hay hành động gì vì chuyện xảy ra ở Belarus theo kịch bản nào cũng đều có tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc tới Nga.

Cái mà Nga cần ở Belarus là an ninh và ổn định, bất kể với hay không với ông Lukashenko và sự an ninh và ổn định này không phải là kết quả của sự tác động hay can dự trực tiếp cũng như gián tiếp của EU, NATO, Mỹ hay thậm chí của LHQ hoặc OSCE.

Trong thực chất, Belarus hiện tại giống Armenia hồi năm 2018 chứ không giống Grudia hồi 2003/2004 và 2008 cũng như Ukraine hồi 2013/2014. Vì thế, cái gọi là "Giải pháp Armenia" hiện tại có lợi nhất cho Nga, tức là thay đổi chính trị quyền lực ở bên trong Belarus mà mọi mối quan hệ của Belarus với Nga không hề bị suy xuyển gì.

Ẩn số ngoài dự liệu chủ động của Nga mà Nga hiện phải lựa để quyết bước đi tiếp là ông Lukashenko quyền biến thế nào và EU, NATO có chịu để cho Nga chỉ được không mất hoặc mất ít được nhiều hay không.

Belarus sẽ phản ứng không báo trước đối với mọi động thái xâm phạm biên giới

Belarus sẽ phản ứng không báo trước đối với mọi động thái xâm phạm biên giới

TGVN. Sau khi được Bộ trưởng Quốc phòng thông báo về sự gia tăng tần suất các chuyến bay gần biên giới, Tổng thống Belarus ...

Belarus - 'Lưỡi dao kề sát cổ', kịch bản xấu nhất của NATO sẽ là gì?

Belarus - 'Lưỡi dao kề sát cổ', kịch bản xấu nhất của NATO sẽ là gì?

TGVN, Tình hình Belarus đang rất phức tạp khiến NATO không khỏi "mất ăn mất ngủ" trước mỗi động thái của Nga.

Tình hình Belarus: Giữa khủng hoảng, Minsk rầm rộ tập trận đề phòng bị 'can thiệp nội bộ'

Tình hình Belarus: Giữa khủng hoảng, Minsk rầm rộ tập trận đề phòng bị 'can thiệp nội bộ'

TGVN. Ngày 20/8, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin thông báo đã ra lệnh tổ chức diễn tập quân sự chiến thuật trên quy ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2024: Tuổi Thân hôn nhân bền chặt

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2024: Tuổi Thân hôn nhân bền chặt

Xem tử vi 1/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 1/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSST 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 1/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 1/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 1/5/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2024. KQXSMN thứ 4. SXMN 1/5. xổ số hôm nay 1/5. kết quả xổ số ngày 1 ...
XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. KQXSMT thứ 4. SXMT 1/5. dự đoán XSMT ...
XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 1/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/5/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 1/5. xổ số hôm nay 1/5. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động