Câu chuyện của những người lính Mỹ trở lại Việt Nam

Hơn 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hàng chục cựu binh Mỹ chọn cách quay trở lại chiến trường xưa để bắt đầu cuộc sống mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cau chuyen cua nhung nguoi linh my tro lai viet nam Cựu chiến binh Mỹ ủng hộ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
cau chuyen cua nhung nguoi linh my tro lai viet nam Cựu chiến binh Mỹ trao tặng 20 xe lăn cho người khuyết tật vận động

Lý do là bởi một số gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống thường ngày ở Mỹ, trong khi những người khác hy vọng chuộc lỗi cho những sai lầm trong chiến tranh mà họ tin rằng mình có phần trách nhiệm nào đó.

Chiến tranh kết thúc thật rồi!

Năm 1968, đơn vị của ông David Edward Clark từng cắm trại đằng sau dãy núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng. Thế rồi, không ai có thể leo núi được nữa, cựu chiến binh 66 tuổi người Mỹ kể lại, vì bất cứ ai làm điều đó đều có thể trở thành mục tiêu của du kích Việt Nam.

cau chuyen cua nhung nguoi linh my tro lai viet nam
Ông David Edward Clark bên ngọn Ngũ Hành Sơn. (Nguồn: BBC)

“Chúng tôi thậm chí còn đặt ra quy tắc là không bao giờ rời khỏi trại mà không mang theo súng. Vì thế, tôi đi loanh quanh với một khẩu M-16 suốt cả ngày. Và tôi giơ súng ra trước mặt mỗi người Việt mà tôi gặp, kể cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Tôi muốn họ phải sợ hãi. Điều đó sẽ cho tôi nhiều cơ hội sống sót hơn”.

40 năm sau, Clark quay lại Việt Nam, nhưng không phải để tham gia vào một cuộc chiến mà để bắt đầu cuộc sống mới. Ông là một trong số khoảng 100 (hoặc nhiều hơn) cựu binh Mỹ đã quyết định sống tại Việt Nam. Nhiều người trong số họ định cư ở Đà Nẵng – nơi Mỹ có sân bay quân sự lớn nhất trong thời chiến và cũng là điểm đặt chân đầu tiên của lính Mỹ vào Việt Nam năm 1965.

Trở về Mỹ sau chiến tranh, không ngày nào trôi qua mà ông không nghĩ tới Việt Nam – ông Clark cho biết. Ông kể rằng ông thường bị đánh thức vào lúc nửa đêm trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, vì những ký ức đau thương thời chiến. Ông nhìn thấy cả những người không còn sống. Cũng vì thế mà cựu binh này chỉ biết cách tìm đến rượu để giải sầu.

Năm 2007, Clark cuối cùng đã quyết định trở lại Việt Nam. Ông quay về đúng ngọn núi ngày xưa đã ngăn cách 2 bên chiến tuyến, và lần đầu tiên trong đời ông tự tin leo lên đỉnh núi. “Lên tới đỉnh, tôi cảm nhận được sự yên bình mà tôi chưa thấy bao giờ. Không có bom đạn, không có bắn giết, cũng chẳng có chiến đấu cơ bay lượn trên đầu. Tôi nhận ra chiến tranh đã kết thúc thật rồi”.

Trở lại để… “gột rửa”

Ứớc tính có hàng chục nghìn cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam từ những năm 1990, chủ yếu trong những chuyến thăm ngắn ngày tới nơi mà họ từng phục vụ. Nhiều thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều người vẫn chẳng hiểu vì sao họ lại cầm súng chiến đấu.

Điều đó cũng đúng với Richard Parker, một cựu binh 66 tuổi khác. Ông tự nhận rằng mình đã đánh mất quá nhiều thứ bởi chiến tranh. Parker đã “sống mòn” trong men rượu, ma túy  suốt 20 năm sau khi cuộc chiến kết thúc.

cau chuyen cua nhung nguoi linh my tro lai viet nam
Ông Richard Parker-cựu binh Mỹ 66 tuổi. (Nguồn: BBC)

“Tôi là một gã lang thang, làm việc tại các nhà hàng, đi từ nơi này đến nơi khác. Chuyện sống chết chẳng quan trọng với tôi. Tôi cảm thấy rằng chúng ta phải tìm lại một số thứ… Chúng ta đã làm rất nhiều việc ngu ngốc ở đây (Việt Nam)” – ông Parker tâm sự.

Những ký ức về sự hủy diệt và cái chết trong chiến tranh Việt Nam liên tục ám ảnh người cựu binh già. Ông kể lại: “Tôi như bị tẩy não, trước khi tham chiến tôi muốn tiêu diệt những người Cộng sản. Nhưng đến lúc rời đi, tôi yêu con người Việt Nam. Họ có nguy hiểm gì đâu? Điều duy nhất họ muốn là trồng lúa và sinh con đẻ cái”.

Suốt nhiều năm sau đó, Parker đã bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý – hội chứng vốn ảnh hưởng đến 11% số cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Hàng chục người trong đó đã không chịu nổi và tự tìm đến cái chết.

Đối với ông Parker, cách duy nhất để ông “gột rửa” được chính mình là trở lại Việt Nam. “Ở đây (Việt Nam), tôi tìm thấy sự yên bình. Đôi khi, tôi đến những nơi mà chúng tôi từng chiến đấu. Nơi hỗn loạn và chết chóc thời đó giờ đã tràn đầy hy vọng và sức sống”.

Trở lại… để tìm hạnh phúc!

Ông Larry Vetter, một cựu binh khác, đang làm việc cho trang web Trẻ em trong chiến tranh Việt Nam. Ông muốn truyền tải những di chứng của cuộc chiến cho mọi người được biết. Trên chiếc ghế sofa trong ngôi nhà là tấm ảnh cưới của một cựu chiến binh 73 tuổi kết hôn với người bạn gái Việt Nam – bà Doan Ha.

cau chuyen cua nhung nguoi linh my tro lai viet nam
Tấm ảnh cưới của một cựu chiến binh 73 tuổi với người bạn gái Việt Nam. (Nguồn: BBC)

Khi Vetter đến Đà Nẵng tháng 11/2012, ông chỉ định lưu lại 3 tháng để chăm sóc cho 2 cậu bé bị ảnh hưởng của chất độc da cam – thứ hóa chất diệt cỏ mà quân đội Mỹ dùng để hủy diệt những cánh rừng ở Việt Nam. Hiện, chất độc này vẫn đang gây ra ung thư và dị tật cho nhiều người.

Ông cho rằng, mình phải chịu một phần trách nhiệm cho những di chứng đau lòng mà chiến tranh Việt Nam để lại. Chính vì vậy, ông quyết định ở lại lâu hơn so với kế hoạch.

Trong phòng khách, ông Larry Vetter cho phóng viên xem một bức ảnh trên máy tính của ông. Trong ảnh, một chàng trai trẻ 20 tuổi ngồi trong chiếc máy bay trực thăng vào cuối những năm 1960. Bên cạnh ông là một người lính nắm trong tay một khẩu súng máy. “Sau chiến tranh, tôi có rất nhiều câu hỏi nhưng không ai cho tôi câu trả lời”, ông Larry Vetter nói.

Từ nhà bếp, vợ ông, bà Doan Ha bước ra và nhìn ông âu yếm. Có những nỗi niềm về Việt Nam của chồng mà bà không bao giờ hiểu hết nhưng bà dành cho ông một tình yêu chân thành. “Ông ấy có một trái tim nhân hậu, không phải chỉ đối với tôi mà đối với tất cả mọi người”, bà Doan Ha tâm sự.

Chas Lehman, một cựu chiến binh 70 tuổi với bộ râu trắng và cặp kính đen, miêu tả sự trở lại Việt Nam như là ý muốn của Thiên Chúa. Cũng nhờ niềm tin vào tôn giáo, ông đã thoát khỏi trầm cảm, ác mộng và rối loạn tâm lý.

Ông thừa nhận rằng tất cả những tư tưởng thù địch trước đó nhằm vào chính phủ miền Bắc Việt Nam đều là sai trái. “Trở lại đất Mỹ, tôi cảm thấy thật vô nghĩa. Tôi giống như một mảnh ghép không phù hợp. Chúa Jesus đã bảo vệ tôi và khiến cuộc đời tôi có ý nghĩa” – Lehman chia sẻ.

Cùng với những tình nguyện viên khác, ông Lehman hỗ trợ thực phẩm, nước uống, quần áo và chăn mền cho các nhóm dân tộc thiểu số nghèo ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Mỗi chuyến đi, họ có thể giúp đỡ 65–300 hộ gia đình. “Trong chiến tranh, tôi thấy có lỗi với người dân Việt Nam, nhưng không thể tin tưởng họ. Giờ đây, tôi lại thấy có cảm tình với họ”, ông nói.

Theo ông, trở lại sống ở chiến trường xưa cũng là một cách để chấm dứt những ký ức đau thương. “Nếu không quay trở lại Việt Nam, bạn sẽ luôn nghĩ về Việt Nam là đất nước của chiến tranh”. Đôi khi, ông dạy tiếng Anh, dành cả ngày để đọc sách, đi bộ, trò chuyện với bạn bè và thưởng thức món ăn Việt Nam.

Đôi mắt ông sáng lên khi ông giải thích rằng Việt Nam đã mang niềm hạnh phúc trở lại với mình như thế nào. Ông cười rất nhiều trong những ngày vừa qua. “Người Việt Nam thể hiện sự tôn trọng đối với tôi thậm chí còn hơn cả những gì tôi nhận được khi là một cựu chiến binh ở Mỹ”, ông Parker chia sẻ.

David Clark muốn thấy nhiều cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam. Bản thân ông cũng đã trở lại nhiều lần, sau chuyến đi đầu tiên. Trong một hành trình bằng xe máy từ miền Bắc vào trong Nam năm 1968, ông gặp gỡ và yêu một người phụ nữ Việt. Họ vừa kết hôn cách đây 2 năm.

cau chuyen cua nhung nguoi linh my tro lai viet nam
Ông David Clark hạnh phúc bên người vợ Việt. (Nguồn: BBC)

Hít một hơi thật sâu, ông tháo kính xuống, lau nước mắt và nói với giọng lạc đi: “Tôi từng nghĩ rằng người Việt bẩn nhất, tồi nhất thế giới. Nhưng bây giờ tôi thấy may mắn vì sống ở đây. Tôi biết tôi phải ở nơi này. Cuộc chiến đã kết thúc, và tôi sẽ chết ở nơi này”.

Một người Mỹ cao, gầy đội một chiếc mũ đan mây, đi lang thang qua những con phố hẹp của Thành phố Hồ Chí Minh, trong tay nắm chặt một album ảnh. Đó là Jerry Quinn, ông đang tìm lại người con trai thất lạc trong chiến tranh.

cau chuyen cua nhung nguoi linh my tro lai viet nam
Ông Jerry Quinn cùng thông dịch viên Việt Nam Hung Phan, người đã giúp nhiều người Mỹ tìm con bị thất lạc trong cuộc chiến tranh Việt Nam. (Nguồn: BBC)
cau chuyen cua nhung nguoi linh my tro lai viet nam Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tiếp Đoàn cựu chiến binh Mỹ

Chiều 12/6, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã tiếp Đoàn lãnh đạo cao cấp tổ chức Liên đoàn ...

cau chuyen cua nhung nguoi linh my tro lai viet nam Trở lại Việt Nam để tái sinh

“Tôi nghĩ ngày 30/4 là một dịp tốt để những người Mỹ nhìn nhận lại và lấy làm tiếc về những gì đã làm ở ...

cau chuyen cua nhung nguoi linh my tro lai viet nam VVA cùng Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh

Tiếp tục Chương trình "Sáng kiến cựu chiến binh", chuyến thăm Việt Nam từ 12-28/3 của đoàn "Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt ...

 

Hằng Phạm (theo BBC)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11/2024.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo TG&VN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; Europa League - Besiktas vs Malmo FF...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân lại cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng như Almera 2021, Almera 2022, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022 và Navara 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Hiện tại Ukraine đang phải đối mặt với nguy cơ mất điện chiếu sáng và nhiệt sưởi vào mùa Đông do các cơ sở hạ tầng năng lượng bị Nga tấn công.
Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Quốc vương Jordan kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ các biện pháp leo thang của Israel nhằm cấm UNRWA hoạt động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ai sẽ giành chiến thắng.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về phía vùng biển phía Đông, vài tiếng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động