Đố bạn đâu là Britney, đâu là bản sao Lorna Bliss |
Impersonators nói chung là nghề đóng vai người nổi tiếng nhờ vào ngoại hình tương tự. Có nhiều loại Impersonators tùy theo mức độ giống nhau giữa họ và sao, cũng như mức độ đầu tư thời gian, công sức để biến thành bản sao y hệt của người nổi tiếng.
Các cấp độ bản sao:
Look-alike: Những người được trời ban cho vốn quý, vừa sinh ra đã giống sao như 2 giọt nước. Có một chuyện vui có thật rằng vua hài Charlie Chaplin từng tham gia một cuộc thi Charlie Chaplin look-alike và... không lọt nổi vào vòng chung kết.
Paris Hilton cũng từng phát cáu vì bị tưởng là một look-alike của mình khi ăn tối tại nhà hàng. Trong khi đó các look-alike thứ thiệt lại chẳng cần bỏ nhiều công sức để tút lại bề ngoài mà vẫn cứ bị nhầm lẫn là bản chính như thường. Thậm chí nhiều người còn bị phiền phức bởi sự bám đuổi soi mói nhầm của paparazzi và những người xung quanh.
Impersonator: Không giống người nổi tiếng đến ngỡ ngàng như các look-alike, impersonator thậm chí có thể không cùng giới tính với sao. Nhưng bù lại họ không ngại đầu tư tiền bạc, thời gian và năng lượng vào việc biến hóa cho càng giống sao càng tốt, tử ngoại hình đến điệu bộ cử chỉ.
Derrick Barry, anh chàng lọt vào top 40 của chương trình America’s Got Talent nhờ biểu diễn các hit của Britney Spears trong trang phục, vũ đạo và giọng hát giống cô đến kỳ lạ, chính là một impersonator đúng nghĩa.
Impressionist: là những người biểu diễn nhái theo một nét đặc trưng, ấn tượng nào đó của người nổi tiếng để gây cười hoặc châm biếm. Lúc này ngoại hình giống sao hay không ít chiếm tầm quan trọng, mà là khả năng diễn xuất, nhìn ra đặc điểm không đụng hàng nhất của sao, như giọng nói, điệu cười đáng nhớ hoặc một scandal đình đám để lấy cảm hứng sáng tạo.
Impostor: những người lợi dụng ngoại hình giống sao để mạo danh, lừa gạt và trục lợi. Vợ chồng Vic-Beckham từng định đưa cặp impersonator lâu năm của mình, Andy Harmer và Camilla Shadbolt ra tòa vì dám mạo danh đôi vợ chồng này đến các shop và nhà hàng đòi được ưu tiên, miễn phí. Té ra là họ làm thế chỉ để phục vụ cho một phim tài liệu về mức độ nổi tiếng của Vic-Beck.
Biết thêm được điều nay hai anh chị “bản chính” còn dọa kiện luôn cả nhà sản xuất phim vì làm ảnh hưởng đến danh tiếng của họ.
Chén cơm nằm ở ngoại hình
Các impersonator có rất nhiều cách để hưởng lợi từ ngoại hình và phong cách “ngôi sao” của mình:
• Làm người thế thân thu hút sự chú ý, đánh lạc hướng paparazzi và công chúng, cho sao được tự do hành động. Hay đóng thế diễn viên điện ảnh trong các pha nguy hiểm, các phim có cảnh nhân vật chính lúc còn nhỏ hoặc về già. Nếu là impersonator của các chính trị gia nổi tiếng thì sứ mạng của họ kiêm luôn việc bảo đảm an toàn cho thân chủ, giúp chính trị gia thoát khỏi nguy cơ bị ám sát.
• Dịch vụ tiếp xúc fan hâm mộ: Ai cũng muốn được nhìn tận mắt, sờ tận tay thần tượng của mình, nhưng đôi khi chuyện đó còn khó hơn lên trời. Thế là impersonator xuất hiện. Khách hàng chỉ cần bỏ ra một khoản vừa phải là có thể mời Britney Spears phiên bản giống 90% đến dự sinh nhật, hát vài bài hit và trò chuyện với khách dự tiệc nữa.
• Tham gia quảng cáo và đóng phim, hoặc các dự án mà chắc chắn ngôi sao thật sẽ không đồng ý dính dáng đến. Rebecca Loos, chớm nổi sau scandal ngoại tình với David Beckham liền nhờ chương trình Double Take (chuyên trị impersonator) tìm cho nàng một anh Beckham giả, để cùng chụp bộ lịch ảnh tình tứ bán kiếm lời.
Nghề impersonator tuy tốn nhiều công sức giả dạng, nghiên cứu đời tư của sao nhưng bù lại có nhiều mặt thú vị, và kiếm rất khá. Lorna Bliss, Britney impersonator cho biết cô kiếm được khoảng 75.000 đô la/năm, còn Steve Sires tuyên bố chỉ chấp nhận một phi vụ hóa thân thành Bill Gates với ít nhất 2500 đô la.
Slogan cho giới Impersonator: Fake Celebrities- Real Talent:
(Hàng nhái của sao nhưng tài năng là có thật):
Trong công cuộc săn tìm những Impersonators phục vụ cho ngành công nghiệp giải trí, các công ty săn người luôn để mắt đến những show truyền hình lớn như: American Idol, Big Brother hoặc America’s Got Talent.
Tại đây, những “cốt cán” nhất trong công ty sẽ theo dõi thường xuyên phong cách trình diễn của các thí sinh, họ không tìm kiếm “nét đặc trưng riêng biệt” mà họ tìm kiếm “khuôn đúc”. Nghĩa là, nếu bạn không giành chiến thắng trong giải này bạn vẫn có thể ký được hợp đồng với các công ty “nuôi Impersonator” với giá vài trăm ngàn đô với điều kiện bạn phải giống rất giống một ngôi sao.
Mạng xã hội như facebook, wordpress hay twitter cũng là “đất” để săn gà. Bạn không cần tham gia nhưng cuộc thi “người giống sao”, mà cứ hãy vô tư update hình ảnh nào bạn cho là giống sao nhất trên website cá nhân và gửi link đến đúng địa chỉ. Một buổi sáng đẹp trời, bạn sẽ trở nên nổi tiếng dưới “hình dáng” của một người khác và được hưởng những đặc quyền của sao chỉ qua một chữ ký.
Cuộc thi The Reel Awards được coi là hình thức “bắt gà” chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp giải trí; đây được xem là giải Oscar đáng hãnh diện dành cho nhữngimpersonator .
Ra đời năm 1989 do bà Janna Joos thuộc tổ chức International Celebrity Images vàAlana Joos of Entertainment Express sáng lập, giải thưởng được công nhận chính thức vào năm 1992. Cuộc thi này được xem như là một tấm vé thông hành của những “người giống sao” chính thức bước chân vào ngôi nhà Hollywood trong mơ.
Từ chiến thắng đó, các “impersonator gà mới” được đầu quân về các công ty chuyên đào tạo và chuyên cung cấp Impersonator mỗi khi sao cần. Một Impersonator có thể ký hợp đồng của mình dưới 2 dạng sau:
- Professional: Đây là một công việc thật sự và làm full-time. Đầu tư toàn bộ thời gian và công sức để trở thành bản sao ngày càng hoàn hảo và chuyên nghiệp của sao. Có thể nói vui rằng “các Impersonator chuyên nghiệp” là những người nếu không “đi nhái sao” thì không biết làm việc gì khác.
- Amateur: Làm việc vì sở thích và niềm đam mê là chính, tiền bạc đứng ở vị trí thứ hai. Đây là kiểu làm “công tử”: rảnh thì ký hợp đồng ngắn hạn, không rảnh thì bye bye.
Luôn túc trực kề cận một sao không chỉ có một mà phải cần từ 2 đến 3 impersonator . Nếu lấy con số này nhân lên thì nhu cầu tìm kiếm những impersonator thực thụ vừa có tài vừa giống sao là rất khó. Đây là nghề chính thức hái ra tiền chứ không còn là trò nghịch dại đơn thuần của những cô nàng “copy cat”.
Las Vegas nơi nổi tiếng với ngành kinh doanh đỏ đen cũng chính là nơi “siêu sao hội tụ”. Mỗi năm ở đây thu hút hơn 40 triệu lượt khách tới không chỉ để xì tiền cho các sòng bạc casino mà họ còn xì tiền để được chụp hình chung với các Impersonators mặc dù biết rõ mười mươi đây là hàng giả.
Đằng sau một impersonator có nghề luôn là một đội ngũ chuyên nghiệp: nhà sản xuất, makeup, stylist… và người phụ tá (luôn tìm kiếm thông tin từ sao thật và nhắc nhởimpersonator của mình thay đổi hình ảnh sao cho giống nhất).
(Còn tiếp)
Theo Hoa học trò