Chăm sóc y tế trên vũ trụ

Khoa học đã chứng minh, sống trong môi trường không trọng lực dài ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể con người. Vậy các phi hành gia sẽ được chăm sóc như thế nào khi gặp vấn đề về sức khỏe?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Làn da bỏng rát, những cơn đau cơ mỗi khi vận động là những vấn đề về sức khỏe thường trực mà Scott Kelly – phi hành gia vừa trở về  Trái Đất phải đối mặt sau thời gian kỷ lục 340 ngày sống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Nhiều nguy cơ

Một năm trước, Scott đã tham gia dự án Sinh đôi của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng người em song sinh Mark Kelly, cựu phi hành gia NASA. Dự án nhằm đánh giá sự khác biệt của cặp sinh đôi sau một năm sống trong hai môi trường khác nhau. Trong khi Scott hoạt động ngoài không gian thì Mark làm việc ở  Trái Đất.

Kết quả của dự án cho thấy, việc sống quá lâu trong không gian có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người. Dưới tác động của sự khác biệt về trọng lực giữa vũ trụ và Trái Đất, các nhóm cơ trong cơ thể của các phi hành gia sẽ trở nên mệt mỏi và đau nhức. Điều này được các nhà khoa học lý giải là do ở môi trường không trọng lực, các phi hành gia chủ yếu “trôi bồng bềnh” trên không trung. Vì vậy, khi trở về Trái Đất, làn da sẽ trở nên đặc biệt mẫn cảm.

cham soc y te tren vu tru
Những khóa huấn luyện y khoa ngắn hạn sẽ giúp các phi hành gia ứng phó với các vấn đề y tế thông thường nhất trong môi trường không trọng lực. (Ảnh: NASA)

Không chỉ thay đổi về khả năng thích ứng, các phi hành gia còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác như phơi nhiễm bức xạ vũ trụ, suy giảm chức năng các giác quan, mất khả năng định vị phương hướng, suy giảm hệ miễn dịch, loãng xương, giảm thị lực…

Năm 2013, 27 phi hành gia từng làm việc 108 ngày trên ISS được kiểm tra mắt. Kết quả NASA công bố cho thấy nhiều người có những thay đổi bất thường. Theo hình ảnh chụp cộng hưởng từ, 9 người bị sưng các dây thần kinh thị giác, 6 người có phần nhãn cầu phía sau bị dẹt phẳng.

Tham vọng của NASA

Với chuyến du hành kéo dài 340 ngày của Scott Kelly, NASA hy vọng những kết quả thu được sẽ chỉ ra được những mối nguy về thể chất và tinh thần mà một phi hành gia gặp phải khi ở trong vũ trụ quá lâu. Các kết quả này sẽ giúp những chuyên gia của NASA xây dựng các chương trình du hành vũ trụ với thời gian dài hơn, hướng đến sao Hỏa và các hành tinh khác.

Theo tờ Sydney Morning Post, NASA dự tính sẽ đưa phi hành gia lên hành tinh Đỏ trong thập niên 2030 và để làm được điều này, cơ quan này phải đảm bảo những phi hành gia của mình được bảo vệ tối đa. Các nghiên cứu cho thấy, việc bay đến sao Hỏa sẽ tốn ít nhất là chín tháng và những phi hành gia thực hiện sứ mệnh tại sao Hỏa sẽ phải ở lại đây trong một khoảng thời gian dài để nghiên cứu.

Mới đây, NASA đã bắt đầu áp dụng thử nghiệm các khóa huấn luyện y khoa ngắn hạn dành cho các phi hành gia, tương tự như việc đào tạo các nhân viên y tế cho các vùng hẻo lánh ở châu Phi. Theo đó, trước khi được đưa lên vũ trụ, phi hành gia sẽ được hướng dẫn cách khâu vết thương, băng bó, tiêm thuốc và thậm chí là nhổ răng.

NASA kỳ vọng, những khóa học ngắn hạn như vậy sẽ được áp dụng phổ biến trong thời gian tới nhằm giúp các phi hành gia có thể ứng phó với các vấn đề y tế thông thường nhất trong môi trường không trọng lực như đau đầu, đau lưng, các bệnh ngoài da, nha khoa...

Ngoài ra, trên ISS luôn có sẵn những bộ dụng cụ sơ cứu, sách chỉ dẫn về các điều kiện y tế và một vài dụng cụ y khoa hữu ích như máy khử rung tim, máy siêu âm cầm tay, thiết bị soi mắt và 2 lít huyết thanh nhân tạo.

Dù xác suất những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mà các phi hành gia gặp phải không lớn nhưng để thực hiện những dự án chinh phục không gian tham vọng hơn trong tương lai, các nhà khoa học NASA đã tính đến việc nghiên cứu thực hiện các ca phẫu thuật chuyên sâu hơn trong môi trường không trọng lực.

Các nhà khoa học ở Mỹ hiện đang thử nghiệm ý tưởng đặt một thiết bị hình bán cầu trong suốt lên trên vết thương và sau đó đổ đầy dung dịch muối để ngăn không cho máu chảy ra, cho phép bác sĩ phẫu thuật có thời gian để can thiệp.

NASA cũng có kế hoạch sử dụng robot vào việc phẫu thuật trong không gian. Ví dụ Robonaut 2 được đưa lên ISS để thực hiện những can thiệp y khoa cơ bản dưới sự kiểm soát từ mặt đất.

Thu Ngọc (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 17/11/2024: Bọ Cạp có số tài lộc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 17/11/2024: Bọ Cạp có số tài lộc

Tử vi hôm nay 17/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 17/11/2024, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 17/11/2024, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 17/11. Lịch âm 17/11/2024? Âm lịch hôm nay 17/11. Lịch vạn niên 17/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
APEC 2024: Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác tin cậy, quan trọng và lâu dài

APEC 2024: Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác tin cậy, quan trọng và lâu dài

Ngày 16/11, nhân dịp dự APEC 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.
Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Ông Trump từng nói về khả năng sẽ áp thuế đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ EU.
Báo Mỹ nhận định về vai trò của con rể ông Trump trong chính quyền mới

Báo Mỹ nhận định về vai trò của con rể ông Trump trong chính quyền mới

Ông Jared Kushner, con rể ông Donald Trump có thể sẽ không nằm trong cơ cấu chính thức của nhà nước, nhưng sẽ đóng vai trò cố vấn bên ngoài.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan

Ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh Việt Nam và Kazakhstan cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Phiên bản di động