Chân dung và tác phẩm của nhà văn Abdulrazak GurnahNobel - chủ nhân giải thưởng Nobel Văn học 2021

Thanh Phương
Chiều 7/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã xướng tên tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah là chủ nhân của giải thưởng Nobel Văn học năm 2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chân dung và tác phẩm của nhà văn Abdulrazak GurnahNobel - chủ nhân giải thưởng Nobel Văn học 2021
Chủ nhân Giải Nobel Văn học 2021, nhà văn người Tanzania Abdulrazak Gurnah. (Nguồn: nobelprize.org)

Theo Viện Hàn lâm Thụy Điển, nhà văn Abdulrazak Gurnah được vinh danh bởi "sự thâm nhập không khoan nhượng và đầy lòng trắc ẩn về những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người di cư trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa".

Ông Gurnah sinh năm 1948 trên đảo Zanzibar (thuộc Tanzania) ở Ấn Độ Dương, nhưng đến Anh tị nạn vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước.Từ năm 1980 đến năm 1982, ông Gurnah giảng dạy tại Đại học Bayero Kano ở Nigeria.

Sau đó, ông chuyển đến Đại học Kent (Anh), lấy bằng tiến sĩ năm 1982. Hiện ông giữ học hàm giáo sư. Ông có nhiều bài viết liên quan đến chủ nghĩa thực dân, các quốc gia ở vùng châu Phi thời kỳ hậu thuộc địa. Ông dành nhiều thời gian nghiên cứu các công trình về văn học châu Phi.

Bắt đầu sáng tác từ năm 21 tuổi trong khi lưu vong, các tác phẩm của Gurnah được viết bằng tiếng Anh dù tiếng Swahili là tiếng mẹ đẻ của ông. Đến nay ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết và một số truyện ngắn, với chủ đề xuyên suốt là cuộc sống của những người di cư.

Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm: tiểu thuyết Paradise (phát hành năm 1994) - lọt vào danh sách đề cử cuối cùng của hai giải thưởng danh giá là giải Booker và Whitbread Prize, Desertion (2005) và By the Sea (2001) - vào danh sách rút gọn của giải Los Angeles Times Book Award.

Các nhân vật của Gurnah bị kẹt giữa các nền văn hóa và lục địa, và luôn sống trong trạng thái không an toàn mà họ không bao giờ có thể giải quyết được, phải liên tục thay đổi để thích nghi với môi trường mới, dung hòa giữa cuộc sống mới và quá khứ.

Nobel Văn học là một trong 6 hạng mục của giải Nobel, được trao cho tác giả từ bất kỳ quốc gia nào, theo di chúc của nhà hóa học Alfred Nobel.

Ủy ban Nobel gồm 5 thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển, được bầu lại 3 năm/lần, chịu trách nhiệm thu thập và thảo luận về các đề cử trước khi gửi danh sách rút gọn gồm 5 cái tên để gửi tới 13 thành viên khác của viện hàn lâm này.

Sau khi cân nhắc, toàn bộ 18 thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ bỏ phiếu vào đầu tháng 10 để quyết định về người chiến thắng. Các đề cử và sự cân nhắc về các ứng cử viên luôn được Viện Hàn lâm Thụy Điển giữ bí mật cho đến phút chót.

Bắt đầu được tổ chức từ năm 1901, đến nay giải Nobel Văn học đã được trao 114 lần nhưng có đến 118 tác giả nhận giải, do có 4 lần có hai người đồng đoạt giải.

Năm ngoái, giải thưởng danh giá này thuộc về nữ thi sĩ Louise Gluck (người Mỹ). Bà được vinh danh vì giọng thơ mang bản sắc riêng - vừa cứng rắn, thẳng thắn nhưng cũng đầy chất hài hước và dí dỏm.

Cho tới thời điểm này, mới chỉ có 16 nữ văn sĩ đoạt Nobel Văn học.

Giải thưởng đầu tiên được trao cho nhà thơ Pháp - Sully Prudhomme - năm 1901.

Người đoạt giải Nobel Văn học trẻ tuổi nhất cho đến nay là nhà báo - nhà văn Rudyard Kipling (người Anh) - được vinh danh vào năm 1907, ở tuổi 41. Trong khi đó, người cao tuổi nhất từng nhận giải thưởng này là tiểu thuyết gia Doris Lessing, ở tuổi 88 (năm 2007).

Đây là giải Nobel thứ tư được công bố trong mùa giải Nobel năm 2021. Các giải thưởng còn lại của mùa Nobel 2021 là Hòa bình và Kinh tế sẽ lần lượt được công bố vào các ngày 8 và 11/10 tới.

Giải Nobel 2021: Liệu đã đến lúc giải Văn học bừng tỉnh - đa dạng và bình đẳng giới hơn?

Giải Nobel 2021: Liệu đã đến lúc giải Văn học bừng tỉnh - đa dạng và bình đẳng giới hơn?

Sau gần 10 năm các tác giả phương Tây thống trị giải Nobel Văn học, giới quan sát đang chờ đợi hội đồng giám khảo ...

Nobel 2021: Lộ diện chủ nhân giải Nobel Hóa học

Nobel 2021: Lộ diện chủ nhân giải Nobel Hóa học

Vào lúc vào lúc 11h45 giờ địa phương (16h45 giờ Việt Nam) ngày 6/10, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều ...
XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 8/5. SXMB ...
XSMT 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 8/5/2024. SXMT 8/5/2024

XSMT 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 8/5/2024. SXMT 8/5/2024

XSMT 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 8/5/2024. kết quả xổ số ngày 8 tháng 5. xổ số miền Trung thứ 4. xổ số ...
XSMN 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 8/5/2024. xổ số hôm nay 8/5

XSMN 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 8/5/2024. xổ số hôm nay 8/5

XSMN 8/5 - xổ số hôm nay 8/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 8/5/2024. xổ số hôm nay ngày 8 tháng 5. XSMN thứ 4. xo so ...
Vòng loại bóng đá nam Olympic Paris 2024: HLV U23 Guinea quyết tâm trước trận đấu với U23 Indonesia

Vòng loại bóng đá nam Olympic Paris 2024: HLV U23 Guinea quyết tâm trước trận đấu với U23 Indonesia

19 cầu thủ U23 Guinea có mặt tại Paris (Pháp) để tập luyện trước thềm trận play-off tranh vé dự Olympic với U23 Indonesia vào 20h ngày 9/5 tới.
Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, gặp lãnh đạo châu Âu. Các bên đều tỏ ra cứng rắn, càng gặp ...
Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Trên toàn thế giới, hoạt động du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Lưu lượng hành khách hàng không năm 2023 đã chạm mức gần 95% so với thời kỳ trước đại dịch.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố nhất Đông Dương.
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Nhật ký chiến tranh của người lính trẻ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhật ký chiến tranh của người lính trẻ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Sau 20 năm, 'Ký họa trong chiến hào' - cuốn nhật ký viết trong Ciến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ Phạm Thanh Tâm, trở lại với độc giả Việt Nam.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Phiên bản di động