Nhỏ Bình thường Lớn

'Chất' thanh lịch của Hà Nội mang hơi thở thời đại

Theo GS. NGND Nguyễn Lân Dũng, chất thanh lịch theo người xưa, nếp cũ của Hà Nội cần hòa hợp với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và phải mang những hơi thở mới.
Chất thanh lịch của Hà Nội cần mang hơi thở thời đại
Phụ nữ Hà Nội luôn nhẹ nhàng, dịu dàng và tinh tế. (Ảnh: Phạm Thanh Thủy)

Nét đẹp người Hà Nội

Ngay từ năm 2017, trước khi Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai thì UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành hai bộ quy tắc ứng xử bao gồm: “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc thành phố” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa người Hà Nội” với mục tiêu tuyên truyền, phổ biến chuẩn mực văn hóa người Hà Nội. Điều này cho thấy, sự quan tâm rốt ráo của lãnh đạo TP. Hà Nội trong việc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Sau 5 năm thực hiện triển khai, hai bộ quy tắc ứng xử đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành động của người dân Thủ đô, từng bước hình thành nếp văn hóa mới. Xác định xây dựng văn hóa, con người luôn là một trong những ưu tiên của Hà Nội, Thành phố cũng đang lan tỏa sâu rộng hơn nữa hai bộ quy tắc ứng xử đến đông đảo các cơ quan, ban, ngành, địa phương trên địa bàn.

Có thể nói, nét thanh lịch của người Hà Nội xưa vẫn được phát huy đến Hà Nội ngày nay. Cho dù cuộc sống đô thị có nhiều thay đổi nhưng sự tinh tế của người Hà Nội vẫn còn, đó là lối sống không xô bồ, phụ nữ luôn nhẹ nhàng, dịu dàng, tinh tế, nữ công gia chánh rất được coi trọng.

Những nét đẹp của văn hóa Hà Nội đã được duy trì từ một nền tảng truyền thống, có chiều sâu phát triển. Đó chính là cốt cách để cho dù có đi nơi đâu, xưng danh người Hà Nội thanh lịch, văn minh vẫn luôn mang đến một niềm tự hào khôn xiết.

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam từng chia sẻ, văn hóa thanh lịch là niềm tự hào của Hà Nội, đồng thời là đại diện tiêu biểu cho đất nước, con người và văn hoá Việt Nam. Vì thế, chúng ta luôn mong muốn gìn giữ và phát huy những giá trị này cho hiện tại và tương lai. Những nét thanh lịch này cần được thể hiện trong mọi hình thức của sinh hoạt văn hóa, từ văn hóa giao tiếp đến ứng xử, từ văn hóa ẩm thực đến cách ăn mặc, trang trí nhà cửa, trong gia đình, nhà trường đến ngoài xã hội… cần được tôn vinh qua các sự kiện và tuyên truyền một cách đa dạng, phong phú.

Hào hoa, thanh lịch đã trở thành đặc trưng, là văn hóa ứng xử ở trình độ cao và có tính chuẩn mực được biểu hiện qua nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của người Hà Nội xưa và nay. Văn hóa của người Hà Nội, trong đó có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử đã và đang là mối quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức và của cả người dân. Xây dựng văn hóa người Hà Nội được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng cho rằng, người Hà Nội chọn cho mình lối sống giản đơn, bình dị; từ tốn, chậm rãi trong giao tiếp và ứng xử. Với những gia đình lâu đời ở Hà Nội có nhiều thế hệ cùng chung sống, họ có nếp sống khá điển hình từ sinh hoạt gia đình, cư xử giữa các thành viên, cho đến giáo dục con cái. Người Hà Nội sống chân thành, đó là đức tính tốt mà các bạn trẻ bây giờ nên học tập. Đặc biệt, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm cao, có tình có lý, không có thói quen đố kỵ với người khác. Có lẽ, đó là yếu tố làm nên tính cách thanh lịch cho người Hà Nội.

Xã hội hiện đại đã thay đổi, truyền thống văn hóa gia đình không còn như xưa. Các thành viên trong gia đình có cuộc sống độc lập. Họ tôn trọng quyền riêng tư của mỗi người, không ràng buộc nhau bởi lễ giáo phong kiến. Dù không chung sống trong một ngôi nhà, nhưng có thể nói, người Hà Nội vẫn coi trọng gia đình và theo tôi, đó là nét văn hóa đẹp, đáng trân trọng.

Chất thanh lịch của Hà Nội cần mang hơi thở thời đại
Nét thanh lịch của người Hà Nội xưa vẫn được phát huy đến ngày nay. (Nguồn: Hanoimoi)

"Chất Hà Nội" mang hơi thở mới

Với vị thế là Thủ đô của cả nước, vấn đề phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã và đang được Đảng bộ, nhân dân Hà Nội coi trọng, đặt thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu của tiến trình đổi mới Thủ đô, đất nước. Nhưng phải nhìn theo một hướng năng động hơn, văn hóa, nếp văn minh của người Hà Nội phải hiểu theo cách mới. Chất thanh lịch theo người xưa, nếp cũ cần hòa hợp với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và phải mang những hơi thở mới, hơi thở thời đại.

Có thể khẳng định, Hà Nội đang giao thoa giữa nhiều hình thái văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Vậy nên, việc giữ lề lối, cách nghĩ hiện đại cùng với nếp ứng xử của người xưa là điều quan trọng. Giá trị cốt lõi, xuyên suốt, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của thời cuộc, đó là người Hà Nội luôn biết phát huy, gìn giữ nét văn minh, thanh lịch đã được hun đúc qua chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Nét thanh lịch của người Hà Nội không chỉ biểu hiện ở bề ngoài, mà còn chứa đựng cái cốt lõi của bản sắc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Chính yếu tố thanh lịch của người Hà Nội là nền tảng cho sự hội nhập mang tính hài hòa và đa dạng hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng và trên thế giới ngày nay. Cũng chính từ yếu tố này mà người Hà Nội có thể hòa nhập sâu rộng nhưng không hòa tan bởi nó đã thuộc về bản sắc văn hóa độc đáo, riêng biệt của người Hà Nội vốn có từ lâu đời.

GS. Nguyễn Lân Dũng cho hay, cần lan tỏa mạnh mẽ nếp sống văn minh, thanh lịch không chỉ tới từng người dân đang sinh sống tại Thủ đô mà còn hướng tới bạn bè quốc tế, đưa bản sắc Hà Nội hội nhập quốc tế. Cũng chính từ yếu tố này, người Hà Nội có thể hòa nhập sâu rộng nhưng không hòa tan. Bởi đó là bản sắc văn hóa độc đáo, riêng biệt của người Hà Nội vốn có từ lâu đời.

Do vậy, theo GS. Nguyễn Lân Dũng, việc giáo dục nét đẹp thanh lịch, văn minh của người dân Thủ đô trong thời đại mới cũng cần thay đổi sao cho phù hợp với thời đại, sao cho vừa giữ được nét truyền thống nhưng vẫn phù hợp với hiện tại.

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, việc ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào công tác bảo tồn và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa cần thiết. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về văn hóa đòi hỏi phải bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

"Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số, khoa học đang làm thay đổi cuộc sống, tuy nhiên, nhiều cái cần duy trì, đó là các giá trị văn hóa. Có thể khẳng định, hiện nay Hà Nội đang giao thoa giữa nhiều hình thái văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Vậy nên, việc dung hòa giữa cái cũ và cái mới, giữ gìn lề lối, cách nghĩ hiện đại bên cạnh nếp ứng xử của người xưa là điều cần thiết", GS. Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.

Cần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để cạnh tranh với các nước ASEAN và trên thế giới

Cần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để cạnh tranh với các nước ASEAN và trên thế giới

ThS. Đinh Văn Thịnh, Giám đốc Công ty giáo dục kỹ năng Angel cho rằng, nền giáo dục Việt Nam từng bước thay đổi để ...

Để du lịch MICE Việt Nam 'cất cánh'

Để du lịch MICE Việt Nam 'cất cánh'

Từ những điều kiện, tiềm năng vốn có, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến du lịch MICE hấp dẫn và "cất cánh”…

Chuyên gia Lê Quốc Vinh: Cần đầu tư xứng tầm để du lịch Việt Nam cạnh tranh với các nước ASEAN

Chuyên gia Lê Quốc Vinh: Cần đầu tư xứng tầm để du lịch Việt Nam cạnh tranh với các nước ASEAN

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh cho rằng, hợp tác, liên kết với các nước ASEAN để tạo ra những giải pháp, dịch vụ ...

Giáo viên thời số hóa...

Giáo viên thời số hóa...

Xã hội phát triển, vai trò, vị trí của giáo viên sẽ thay đổi theo xu thế. Điều cốt lõi là họ phải luôn biết ...