TIN LIÊN QUAN | |
Cậu bé không muốn làm thần đồng | |
Thần đồng Piano của Anh |
Trong buổi tọa đàm “Khơi dậy đam mê khoa học ở trẻ” do Panasonic Risupia Việt Nam tổ chức sáng 7/8 tại Hà Nội, chị Phan Hồ Điệp – mẹ của “thần đồng” Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ với các bậc phụ huynh những ý tưởng và kinh nghiệm dạy con, giúp con yêu thích khoa học, tạo thói quen chủ động học tập, nghiên cứu để trang bị cho trẻ một hành trang vững chắc trong tương lai.
Khơi dậy đam mê khoa học ở trẻ
Mở đầu câu chuyện, chị muốn bộc bạch kinh nghiệm của một bà mẹ không giỏi khoa học nhưng bằng tình yêu con. Từ những đồ vật đơn giản như lõi giấy ,cát, gạo, các loại hạt đậu có thể trở thành trò chơi giúp con được trải nghiệm. Chị cho rằng, cha mẹ nên mô phỏng câu chuyện gì đó nhân văn qua các trò chơi, vừa gây hứng thú cho con, vừa tránh sự nhàm chán mà con lại nhận được nhiều bài học.
Để đánh thức các giác quan của con, cho con thấy rằng vạn vật hữu linh, đều có hồn, chị khuyến khích những ông bố, bà mẹ dám cho con được trải nghiệm như lội bùn, bắt cá. Chị tin rằng những đứa trẻ được trải nghiệm những cảm giác khác nhau lớn lên sẽ không sợ thất bại.
Diễn giả Phan Hồ Điệp chia sẻ với độc giả về việc lựa chọn sách cho con. (Ảnh: Yến Nguyệt) |
Lý giải về sự thành công của con trai mình, chị Điệp cho biết: “Báo chí thường gọi Nam là thần đồng, có khả năng vượt trội về ngôn ngữ. Còn đối với mình, điều đấy hoàn toàn không đúng. Nam cũng là một cậu bé bình thường như bao đứa trẻ khác. Thậm chí nói về lực học, Nam có thể không bằng các bạn khác. Có những môn Nam học rất tệ chứ không phải môn nào cũng giỏi cả như môn toán chẳng hạn. Tuy nhiên, điều mình tâm đắc, có lẽ là thành công lớn nhất đến thời điểm này mà mình thu nhận được là chỉ số cảm xúc của Nam rất tốt. Con sống thiện, tử tế, cực kỳ yêu thiên nhiên, yêu con vật, yêu mọi người. Đó là lý do Nam từng chia sẻ với mẹ sau này sẽ trở thành một chuyên gia tâm lý”.
Qua chuyện định hướng cho con trai, chị Điệp đưa ra lời khuyên: “Đừng sợ cho con trải nghiệm. Trẻ con như một trang sách mở, mình là người gửi gắm tất cả thông điệp vào đó. Thông điệp càng rộng lớn, càng có tính cởi mở thì càng có ích cho trẻ sau này. Nếu bạn đã có một triết lý và cố gắng đi theo con đường ấy thì chắc chắn bạn sẽ thành công, sẽ hướng đứa trẻ lớn lên một cách lành mạnh”.
Đỗ Nhật Nam sở hữu bảng thành tích ấn tượng, với hai lần được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam: Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất. Năm 2014, Đỗ Nhật Nam trở thành Tổng biên tập tờ Creative Melange, Giải Nhất hạng mục khối lớp 7 tại cuộc thi English Champion 2014 và đại diện cho châu Á tham dự hội nghị với chủ đề Khoa học về nụ cười tại Mỹ. Nhật Nam từng dịch các cuốn sách như: “Mặt trời mọc, Mặt trời lặn”, “Nạp điện”, “Tôi tư duy, tôi thành đạt”, “Sống đẳng cấp”... Ngoài ra, cậu còn viết sách, trong đó phải kể đến những cuốn như: “Tớ đã học tiếng Anh như thế nào”, “Những con chữ biết hát”, “Bố mẹ đã cưa đổ tớ”... Hiện tại, Đỗ Nhật Nam đang dạy hè miễn phí cho gần 1.000 học sinh Hà Nội, nhằm truyền cảm hứng yêu thích tiếng Anh. |
Nói về những thí nghiệm nhỏ nuôi dưỡng về tài năng khoa học, diễn giả Phan Hồ Điệp cho rằng, điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ có thực sự muốn đồng hành cùng với con hay không, chứ còn những thí nghiệm ấy nó nằm trong chính bản thân mình. Chị hướng dẫn các bậc cha mẹ rằng khi dạy khoa học cho trẻ không cần phải dạy đến tận cùng nguồn gốc của nó, hãy để cho trẻ từ từ cảm nhận bằng chính trò chơi. Bởi vì, chỉ cần yêu thích thì sau này các con sẽ có cơ hội quay lại tìm hiểu, sẽ yêu môn khoa học một cách tự nhiên nhất.
Chị cũng cho rằng, đừng bao giờ nói: “Con làm thế này sai rồi, con làm thế này là không đúng mà hãy nói là để mẹ làm theo cách này xem có được hay không? Đừng bao giờ ngăn chặn sự sáng tạo của trẻ, đừng bao giờ chỉ cho trẻ thấy chúng đang đi trên con đường sai mà hãy cố gắng để trẻ thấy mẹ luôn ở bên đồng hành và con hoàn toàn trở thành đứa trẻ cực kì sáng tạo, cực kỳ thông minh theo cách của riêng con”.
“Đừng nghĩ rằng con bạn phải xuất sắc như người khác”
Tại tọa đàm, một bà mẹ đưa ra câu hỏi: “Thời gian đâu để chị làm được nhiều việc với con thế?”. Chị Điệp cho rằng: “Bạn hãy nghĩ rằng thời gian chơi với con đừng đo bằng số lượng, đừng đo bằng độ dài mà hãy đo bằng chất lượng. Chỉ cần một khoảng thời gian ta chơi khiến con cảm thấy thực sự tận hưởng và được làm rất nhiều việc sẽ quý giá hơn thời gian mình ở bên cạnh với con cả ngày nhưng chẳng làm được gì với con cả. Bạn hãy tin rằng, chỉ cần bạn có trái tim của người mẹ dẫn dắt thì chắc chắn bạn sẽ làm được dù bạn có bận thế nào đi chăng nữa”.
Khu vui chơi khoa học tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Yến Nguyệt) |
Chị cũng tha thiết khuyên các bậc cha mẹ rằng nếu con mình thực sự hướng nội thì đừng cố ép con phải “quảng giao”, hãy để con được phát triển tự nhiên. Chị dẫn lời của Nam: “Bất kì một em bé nào cũng có những khả năng rất là đặc biệt. Nhưng đồng thời với nó, bất kì người nào trên thế giới này cũng không hoàn hảo, cũng có một cái tật nào đấy. Chỉ có điều cái tật đó có được thể hiện về mặt thể chất hay không? Có những khuyết điểm mình có thể nhìn thấy, nhưng cũng có cái mình không nhìn thấy. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều được chấp nhận bởi sự khác biệt”.
Thành công theo quan điểm của chị không được đo bằng điểm số, mà để con không bị áp lực bởi chuyện học, bởi các cuộc thi học sinh giỏi, không phải bon chen, không có đố kị, không có kỳ thị bạn này với bạn kia. Hãy để con được bước vào giờ học với tâm thế của một người đi khám phá và tìm hiểu.
Chị gửi gắm đến các ông bố, bà mẹ rằng, đừng bao giờ cố gắng ép con giống như một hình mẫu nào đó mà hãy để con được phát triển tự do, hài hòa theo cái cách mà con bạn đang sống, theo cái cách bạn và con bạn đang chơi cùng với nhau.
“Đôi khi con chạy ra đón mẹ đi làm về, pha cho mẹ cốc nước là tuyệt vời lắm rồi. Đừng nghĩ rằng con phải xuất sắc như người nọ, phải thuyết trình hay trước đám đông như người kia. Bạn nên biết rằng, khi bạn xuất hiện trên trái đất này, cả tỉ người sẽ không có một người nào giống nhau, không có một phiên bản nào lặp lại bạn cả. Bởi vì bạn hãy sống cuộc đời của bạn và hãy trao cho con bạn cái cơ hội đó - được sống cuộc đời của chính nó và nó sẽ vui với điều đó. Khi nó vui và hạnh phúc thì nó sẽ làm được nhiều thứ” - chị chia sẻ.
“Dù là con bạn có đi theo con đường nào, khoa học hay không nhưng chắc chắn bạn hãy hướng con đến một con người hạnh phúc, sống vui vui vẻ và luôn luôn yêu thích những việc mình làm. Đấy chính là mục đích của cuộc đời và đó cũng là điều mà mình luôn tâm niệm trong quá trình nuôi dạy con. Mình đừng quan tâm nhiều đến điểm số của con, mà hãy nghĩ về những thứ khác con đã học được trong nhà trường. Đơn giản chỉ là việc con cho bạn mượt bút, con chào cô lao công... cũng là một ngày học thành công rồi” – chị Phan Hồ Điệp bộc bạch. |
Thần đồng guitar Hàn Quốc trở lại Việt Nam Là đại diện xuất sắc của dòng guitar fingerstyle, thần đồng guitar Hàn Quốc Sungha Jung sẽ mang đến cho khán giả hâm mộ một ... |
Thần đồng violon có trái tim vàng Leah Flynn, 7 tuổi ở Standford, Florida (Mỹ) đã dùng tiếng đàn violon để gửi thông điệp yêu thương, hòa bình, xoa dịu làn sóng ... |
Khi đại gia công nghệ "săn" thần đồng Sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai "ông lớn" Google và Apple trong cuộc chiến dành thị phần của ngành công nghiệp di động đang ... |