TIN LIÊN QUAN | |
Iraq: Quân đội mở "trận quyết tử" vào phía Tây Mosul | |
IS: Thất thế nhưng khó đánh bại |
"Vương quốc Hồi giáo" (caliphate) của IS đang lung lay. Với nguồn tài chính bị cắt giảm còn một nửa trong vòng 6 tháng qua, các hoạt động truyền thông bị gián đoạn, trong khi phải chịu sự công kích từ phía Tây Mosul vào "lãnh thổ" của mình... ngày tàn của IS được cho là đang đến gần. Trọng tâm hiện nay dồn vào việc những chiến binh thánh chiến đến từ nước ngoài của IS, có thời điểm lên tới hàng chục nghìn người đến từ nhiều quốc gia, sẽ làm gì tiếp theo.
Các tay súng thuộc IS. (Nguồn: Reuters) |
Phân tán theo nhiều hướng
Khi cuộc xung đột kết thúc, những kẻ khủng bố xuyên quốc gia có thể sẽ phân tán theo nhiều hướng. Những phần tử cực đoan, đặc biệt là những người nước ngoài ở vị trí lãnh đạo IS, Abu Bakr al-Baghdadi và các chỉ huy hàng đầu của mình có thể sẽ ở lại Iraq và Syria và tham gia vào cuộc kháng chiến ngầm của một "IS 2.0”. Rất có thể, những chiến binh còn sót lại của IS sẽ tập hợp thành một tổ chức khủng bố bí mật. Bên cạnh việc thực hiện các cuộc đột kích và phục kích không thường xuyên, chúng sẽ sử dụng các chiến thuật tấn công tự sát, đồng thời nghỉ ngơi, hồi phục và chuẩn bị vũ khí.
Trong thời gian này, các chiến binh có thể sẽ chuyển sang phục vụ các nhóm nhỏ lẻ, chẳng hạn như Jabhat Fateh al-Sham và Ahrar al-Sham. Họ sẽ tích cực tìm ra các khu vực chưa bị kiểm soát bởi lực lượng Chính phủ Syria, Iraq và các đồng minh của hai nước này. Như chuyên gia khủng bố Bruce Hoffman gợi ý, nếu IS lụi tàn, sẽ có một nhóm theo chủ nghĩa khủng bố xem việc liên minh với al-Qaeda là lựa chọn duy nhất để tiếp tục cuộc chiến.
Lính Mỹ đứng gác gần một căn cứ quân đội Iraq ở ngoại ô thành phố Mosul. (Nguồn: AFP) |
Nhóm chiến binh thánh chiến thứ hai là những “chiến binh tự do” tiềm năng hoặc lính đánh thuê, những người bị cấm trở về quê hương. Họ có thể sẽ tạo thành một nhóm chiến binh thánh chiến không quốc tịch, những người sẽ đi ra nước ngoài để tìm kiếm những khu vực Hồi giáo cực đoan kế tiếp như Yemen, Libya, Tây Phi hoặc Afghanistan để bảo vệ, duy trì và mở rộng ranh giới của "Vương quốc Hồi giáo". Đây là những chiến binh thế hệ sau của các chiến binh Hồi giáo gốc, những kẻ khủng bố xuyên quốc gia đã tham gia al-Qaeda và chiến đấu tại Afghanistan chống lại Liên Xô cũng như ở Chechnya và vùng Balkan.
Nhóm thứ ba của các chiến binh thánh chiến nước ngoài là “những người trở về”. Đây là nhóm cần nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong công cuộc chống khủng bố. Những chiến binh này có thể cố gắng trở về nước xuất xứ của họ, như Tunisia, Saudi Arabia, hoặc xa hơn là châu Âu, châu Á hoặc Bắc Mỹ. Các quốc gia có cơ cấu quốc phòng vững chắc, với cảnh sát biên phòng được huấn luyện tốt và các cơ quan tình báo đẳng cấp thế giới sẽ có khả năng làm giảm đi mối đe dọa từ những phần tử này. Tuy nhiên, không phải an ninh của những nước phương Tây đều như nhau. Một số quốc gia chắc chắn sẽ có khó khăn hơn trong việc các mối đe dọa này hơn là những quốc gia khác.
Khó khăn khi hồi hương
Những người hồi hương cũng không có tư tưởng đồng nhất như mọi người nghĩ. Một số người sẽ có cảm giác bị vỡ mộng – những người đã tới Syria để tìm kiếm thiên đường, những cuộc phiêu lưu và một cơ hội để thể hiện tín ngưỡng tôn giáo của mình, nhưng lại tìm thấy một thứ khác biệt hoàn toàn.
Những người dân Syria địa phương mà những chiến binh thánh chiến này đến để “giải cứu” đã không tôn trọng họ. Những chiến binh thánh chiến này đã phải vật lộn để tự bảo vệ mình, tìm kiếm những thứ cơ bản như lương thực và tiền bạc, cũng như vượt qua những khó khăn của chiến tranh. Nhưng khi quay trở lại phương Tây, họ có thể đóng vai trò tư vấn tâm lý cho các thanh thiếu niên có tư tưởng cực đoan khác. Những chiến binh thánh chiến này sẽ cần những chăm sóc tâm lý thay vì những án tù.
Nhà hát Bataclan ở Paris (Pháp) - nơi xảy ra vụ tấn công và bắt giữ con tin đêm 13/11/2015. (Nguồn: Reuters) |
Có một nhóm thứ hai của những người trở về, gọi là “hết việc nhưng chưa hết mộng”. Cũng như những chiến binh tham gia cuộc chiến vì nhiều lý do khác nhau, họ có thể bỏ nó vì bất kỳ lý do nào: một cuộc hôn nhân sắp xảy ra, mệt mỏi vì chiến đấu, hoặc đơn giản là nhớ gia đình. Tuy nhiên, họ vẫn hướng về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Như một người hồi hương gần đây đã nói: “Tôi đã rời IS, nhưng nếu một cuộc chiến khác xảy ra ở nơi khác, tôi có thể sẽ đi”. Người này đã không còn tin tưởng vào tổ chức của IS, nhưng không phải với toàn bộ cuộc thánh chiến.
Phân nhóm cuối cùng của những người trở về là hồi hương để “hoạt động”. Các chiến binh trở về sẽ cố gắng hồi sinh các mạng lưới, tuyển các thành viên mới, hoặc tiến hành các cuộc tấn công theo phong cách "sói đơn độc". Các cuộc tấn công Paris vào tháng 11/2015 đã được thực hiện bởi các chiến binh nước ngoài được đào tạo tại Syria và gửi đến Pháp.
Đối với phương Tây, chống lại những nhóm khác nhau này sẽ cần có những chiến lược khác nhau. Nhìn chung, việc đối phó với các chiến binh đòi hỏi nỗ lực từ các nước tiếp tục cải thiện năng lực của lực lượng an ninh quốc gia, tăng cường pháp quyền, thúc đẩy quản trị tốt và các yếu tố khác về lâu dài.
Hai nguyên nhân khiến IS thất bại ở Aleppo Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã sụp đổ tại vùng nông thôn phía Đông, tỉnh Aleppo ở Bắc Syria. Theo giới ... |
Liên quân phá hủy một trung tâm chỉ huy của IS ở Tây Mosul Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu ngày 18/2 cho biết các lực lượng của liên quân đã phá hủy một tòa nhà thuộc ... |
Những tay súng trở về từ Trung Đông: Nỗi lo của châu Âu Những chiến binh Hồi giáo trở lại "lục địa già", trong đó một vài người trong số họ nhận được lệnh tiến hành các vụ ... |