Chiến lược bảo vệ đa tầng để Covid-19 khó có thể 'xuyên thủng'

Duy Phương
Việc trở lại cuộc sống bình thường sẽ đòi hỏi một chiến lược đa tầng bao gồm vaccine, thuốc dự phòng, các biện pháp y tế công cộng và hợp tác toàn cầu sâu rộng hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bảo vệ đa tầng khiến Covid-19 khó có thể 'xuyên thủng'
Việc tiêm vaccine cung cấp vòng bảo vệ đầu tiên chống lại Covid-19. (Nguồn: Getty Images)

Sự xuất hiện của biến thể Delta đã và đang đảo ngược hầu hết thành quả chống dịch của các nước trong các làn sóng lây nhiễm trước đây và ngay cả đối với những nước đã có độ bao phủ vaccine cao trên thế giới.

Nhằm khống chế sự lây lan của dịch Covid-19, nhiều nước trên thế giới đang khẩn trương áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch khác nhau. Vậy biện pháp nào là hiệu quả nhất trước những biến thế mới của virus SARS-CoV-2?

Ở mỗi giai đoạn, virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 đã bị đánh giá thấp. Từ những gì chúng ta biết về khả năng thích ứng và phát triển của virus thông qua các đột biến ngẫu nhiên, chỉ có một lựa chọn khả thi để kiểm soát lâu dài đối với dịch bệnh này.

Đó là một chiến lược kết hợp bởi 4 yếu tố, tiêm vaccine Covid-19 diện rộng kết hợp cùng các loại thuốc kháng virus, đi kèm với các biện pháp y tế công cộng mạnh mẽ và sự hợp tác toàn cầu sâu rộng hơn.

Tiêm vaccine Covid-19

Việc tiêm vaccine cung cấp vòng bảo vệ đầu tiên chống lại Covid-19. Thế hệ vaccine đầu tiên ở Mỹ đã cho thấy hiệu quả cao. Thế hệ thứ hai, thứ ba và các thế hệ tiếp theo được đánh giá sẽ còn tốt hơn.

Tuy nhiên, ngay cả khi có các mũi tiêm nhắc lại và các thế hệ vaccine tiếp theo được điều chỉnh phù hợp chống được các biến thể mới, chỉ riêng việc tiêm vaccine cũng khó có khả năng chấm dứt đại dịch.

Lý do là vaccine sẽ không có hiệu quả đối với tất cả mọi người. Trong trường hợp tốt nhất, vaccine vẫn thất bại khoảng 5% trong việc chống lại loại virus xuất hiện ban đầu.

Và biến thể Delta đã chứng tỏ sự "lão luyện" hơn các chủng trước đó trong việc phá vỡ các vòng bảo vệ do vaccine tạo ra.

Ngay cả khi toàn bộ dân số Mỹ đã được tiêm phòng, khoảng 17,5 triệu người Mỹ vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh nếu bị lây nhiễm virus.

Hơn nữa, một lượng đáng kể trong số những người có các bệnh nền làm giảm hiệu quả của vaccine. Những người này bao gồm những người được cấy ghép nội tạng, những người dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, bệnh nhân ung thư và một bộ phận người cao tuổi.

Thuốc kháng virus dự phòng

Giống như sự bảo vệ mà vaccine cúm thông thường tạo ra, những nghiên cứu thực tế cho thấy khả năng miễn dịch do vaccine Covid-19 tạo ra có thể mất dần theo thời gian.

Do đó, thuốc kháng virus và thuốc dự phòng sẽ là giải pháp cần thiết để có thể lấp những khoảng trống nói trên và cung cấp vòng bảo vệ thứ hai.

Chính phủ Mỹ gần đây đã cam kết khoản đầu tư 3,2 tỷ USD để phát triển các liệu pháp kháng virus Covid-19.

Mặc dù hầu hết mọi người tập trung vào việc sử dụng các loại thuốc này như một phương pháp điều trị, nhưng tiềm năng thực sự của chúng nằm ở việc kiểm soát đại dịch bởi vì việc dùng thuốc dự phòng có thể giúp những người đã tiếp xúc với virus không bị bệnh hoặc bị lây nhiễm.

Hiện tại, những loại thuốc này chưa được sử dụng rộng rãi, do chi phí sản xuất cao và cần phải truyền tĩnh mạch cho người mắc bệnh.

Tuy nhiên, giới chuyên gia Mỹ đã kiểm tra được tính khả thi. Lý tưởng nhất là thế hệ thuốc kháng virus tiếp theo sẽ ở dạng viên nén, mang lại tiềm năng rất lớn cho việc sử dụng chúng ở những nơi có nguy cơ cao như trung tâm chăm sóc sức khỏe lâu dài, nơi có nhiều người bị ức chế miễn dịch vốn không thể chỉ dựa vào sự bảo vệ của vaccine.

Cách tiếp cận tương tự cũng áp dụng cho các trường học, doanh nghiệp, các đội thể thao chuyên nghiệp và thậm chí cả các tàu trên biển. Nếu một người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, thì mọi người xung quanh có thể uống thuốc này để giúp ngăn ngừa bị lây nhiễm.

Các biện pháp y tế công cộng

Vòng bảo vệ tiếp theo sẽ đến từ các biện pháp y tế công cộng để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Các quốc gia như Australia, Trung Quốc, New Zealand, Singapore... đã tiến hành hiệu quả công tác xét nghiệm trên quy mô lớn, truy tìm toàn bộ những người tiếp xúc với ca nhiễm, cách ly bắt buộc, kiểm soát chặt chẽ biên giới và cách ly đối với những người mới nhập cảnh.

Những chiến lược này là phương pháp bảo vệ quan trọng khi đối mặt với hầu hết mọi bệnh truyền nhiễm trong lịch sử gần đây.

Và cho đến nay, chiến lược này vẫn tỏ ra hiệu quả, nhất là trong việc khoanh vùng dịch bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng.

Tuy nhiên, ở Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giới, việc kiểm tra và truy vết lại bị đình trệ (hoặc không bao giờ được thực hiện ngay từ đầu). May mắn thay, các loại thuốc dự phòng kháng virus mới có thể giúp bù đắp phần nào những thiếu sót này.

Thay vì áp dụng chiến lược “kiểm tra, truy vết và cách ly”, câu thần chú có thể trở thành “kiểm tra, truy vết và uống thuốc”. Những loại thuốc này cũng có thể giúp mở ra cơ hội mới cho du lịch, loại bỏ sự cần thiết phải cách ly dài ngày.

Bảo vệ đa tầng khiến Covid-19 khó có thể 'xuyên thủng'
Các biện pháp y tế công cộng cần được kết hợp hài hòa để ngăn chặn sự lây lan của virus.(Nguồn: TTXVN)

Hợp tác quốc tế

Ba vòng bảo vệ đầu tiên này sẽ tạo thành một lớp bảo vệ tuyệt vời. Nhưng sẽ là không đủ nếu chúng không được triển khai ở mọi nơi.

Dịch bệnh là thách thức với không chỉ một quốc gia đơn lẻ, hơn lúc nào hết cộng đồng quốc tế cần hợp tác với nhau để cải thiện việc giám sát dịch bệnh và cung cấp khả năng tiếp cận toàn cầu đối với hoạt động xét nghiệm, công tác điều trị và tiêm chủng vaccine.

Ở đây, quyền truy cập chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19 (ACT) và trụ cột của chương trình này là Cơ chế tiếp cận toàn cầu đối với vaccine Covid-19 (COVAX) là một bước đi quan trọng đầu tiên. Tuy nhiên, sức mạnh của nền tảng này đang bị suy giảm bởi tư lợi và chủ nghĩa dân tộc vaccine.

Mặc dù vậy, vẫn có hy vọng cho tương lai khi nhiều quốc gia có thu nhập cao đang dư thừa vaccine. Cũng có những nỗ lực đang được tiến hành để tăng cường sản xuất vaccine trong nước ở những khu vực chưa được cung cấp vaccine theo cơ chế toàn cầu nói trên.

Bên cạnh những nỗ lực này, cộng đồng quốc tế cần đầu tư vào công tác giám sát dịch bệnh toàn cầu để phát hiện các đợt bùng phát mới, đặc biệt là các đợt bùng phát do các biến thể có khả năng lây nhiễm cao gây ra vốn có thể nhanh chóng lây lan và phát triển mạnh mẽ.

Điều này đòi hỏi phải tăng cường giám sát, nắm được giải trình tự gia tăng của virus trên tất cả cộng đồng và một cách thức chia sẻ dữ liệu thời gian thực trên quy mô lớn.

Với các cơ chế phù hợp ở tuyến đầu chống dịch như trên, một cộng đồng toàn cầu gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà sản xuất dược phẩm sẽ phải xác định cách thức các loại vaccine và các phương pháp điều trị có khả năng chống lại từng loại biến thể mới và cách thức để giảm thiểu nguy cơ lây lan và tái bùng phát của chúng.

5K + vaccine + thuốc + công nghệ và các biện pháp khác

Tại Việt Nam, trước diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng, "5K + vaccine + thuốc + công nghệ và các biện pháp khác" chính là thông điệp được Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh để đẩy lùi dịch bệnh.

Qua quá trình liên tục đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, Việt Nam đã hoàn thiện dần quy trình phòng chống, điều trị Covid-19.

Từ 5K ban đầu, tháng 5 vừa qua, Việt Nam phát triển thành “5K + vaccine” và đến nay có thể trở thành “5K + vaccine + thuốc + công nghệ và các biện pháp khác”.

Tại lễ công bố kết nối nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới 100% tuyến huyện và ra mắt Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc tới các biện pháp khác như kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa đông y và tây y, áp dụng biện pháp tâm lý học, xã hội học để người bệnh yên tâm, cộng tác trong điều trị…

Bảo vệ đa tầng khiến Covid-19 khó có thể 'xuyên thủng'
Qua quá trình liên tục đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, Việt Nam đã hoàn thiện dần quy trình phòng chống, điều trị Covid-19. (Nguồn: BYT)

Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Y tế đang tiếp tục hoàn thiện quy trình khám chữa bệnh, có hướng dẫn thống nhất về tháp điều trị “ba tầng năm lớp”, nếu chữa bệnh tại nhà thì có thể thêm “tầng trệt” trong tháp điều trị.

Đã một năm rưỡi kể từ khi đại dịch bùng phát, chúng ta đã có những gì chúng ta cần để chấm dứt dịch bệnh này. Giờ đây, chúng ta cần phải áp dụng kiến thức cùng những công cụ sẵn trong tay một cách hài hòa, hợp lý, và cần hiểu rằng không có cách tiếp cận đơn lẻ nào là đủ.

Việc cùng triển khai một chiến lược đa tầng cùng nhiều lớp phòng thủ bao gồm vaccine, thuốc kháng virus, các biện pháp y tế công cộng, hợp tác toàn cầu, và các biện pháp khác có lẽ là lựa chọn sáng suốt nhằm đối phó hiệu quả với đại dịch Covid-19, đưa Việt Nam cũng như thế giới trở lại cuộc sống bình thường.

Việt Nam trân trọng mọi sự giúp đỡ trong phòng chống dịch Covid-19

Việt Nam trân trọng mọi sự giúp đỡ trong phòng chống dịch Covid-19

Việt Nam mong muốn các nước và các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin, công nghệ, tài chính, y tế, ...

Cập nhật Covid-19 ngày 19/8: Tranh cãi về mũi vaccine thứ 3; dịch ở Nhật Bản 'tồi tệ như thảm họa'; không hoạt động thể chất ít nhất 1 tuần sau tiêm

Cập nhật Covid-19 ngày 19/8: Tranh cãi về mũi vaccine thứ 3; dịch ở Nhật Bản 'tồi tệ như thảm họa'; không hoạt động thể chất ít nhất 1 tuần sau tiêm

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận xấp xỉ 210,1 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 4,4 triệu ca ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động