Chính phủ muốn nghe tiếng nói của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề hỗ trợ khu vực này phát triển nhằm thích ứng với môi trường hội nhập và toàn cầu hóa vẫn là một mục tiêu vô cùng khó khăn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170518170557 APEC 2017 - Kết nối hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
tin nhap 20170518170557 17/5: Thủ tướng Chính phủ sẽ đối thoại với doanh nghiệp
tin nhap 20170518170557
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Tại buổi Họp báo về các hoạt động của doanh nghiệp trong Năm APEC 2017, ông Vũ Tiến Lộc (ảnh nhỏ) - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các mũi đột phá đã được mở ra nhằm hướng tới mục tiêu trên. Nhưng để hiện thực hóa được các chủ trương của Chính phủ, rất cần có sự lan tỏa, làm sao Chính phủ phải nghe được tiếng nói của người dân và doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh bộ máy của mình.

Một trong những mục tiêu của Diễn đàn APEC là hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Ông đánh giá thế nào về nhận thức của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ về mục tiêu này?

Theo tôi, đến thời điểm hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ của Việt Nam vẫn có suy nghĩ vì mình nhỏ và bé nên chỉ cần hoạt động trong thị trường nội địa. Điều này không chính xác, bởi hội nhập đang gõ cửa từng nhà, hàng hóa từ bên ngoài đã tràn vào đến sân nhà chúng ta. Do đó, việc tham gia vào quá trình hội nhập đã và đang là thách thức cho tất cả các doanh nghiệp.

Điều quan trọng nhất lúc này là phải biết đương đầu với sự hội nhập này nhằm vươn tới tiêu chuẩn quốc tế với chất lượng cao, giá cả phù hợp, lúc đó mới tạo ra niềm tin từ thị trường trong nước rồi vươn ra thị trường thế giới. Nếu ngược lại thì sẽ thất bại ngay trên sân nhà.

Không ít doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thờ ơ, thậm chí không quan tâm đến hội nhập?

Đây là vấn đề nhận thức của doanh nghiệp cũng như tuyên truyền chưa thật sự hiệu quả. Có rất nhiều hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước đã được ký kết và đang có hiệu lực. Nhưng bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa tận dụng triệt để. Chẳng hạn, nếu tận dụng được Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc thì có thể đem lại lợi thế đến 80% về thuế quan. Ngay cả những cơ hội trong tầm tay, các doanh nghiệp của chúng ta cũng chưa tận dụng được hết.

Theo ông, kết quả quan trọng nhất của Việt Nam trong vấn đề khởi nghiệp một năm trở lại đây là gì?

Việt Nam đã có những thành công trong quá trình này, đặc biệt trong năm 2016 khi Thủ tướng yêu cầu Việt Nam phải là một quốc gia khởi nghiệp, Chính phủ kiến tạo theo Nghị quyết 35. Có thể nói, Nghị quyết này được coi như một quyết định khởi nghiệp của Việt Nam. Dự kiến, đến năm 2020 phải tăng gấp đôi số doanh nghiệp như hiện nay. Sau 30 năm đổi mới, chúng ta đã có hơn 500.000 doanh nghiệp, như vậy chỉ còn ba năm để có được ít nhất 1 triệu doanh nghiệp. Hướng đi của việc khởi nghiệp này rất quan trọng, đó là hỗ trợ các hộ kinh doanh gia đình chuyển thành doanh nghiệp.

Việc thúc đẩy này sẽ đạt hai mục tiêu. Thứ nhất, giúp các doanh nghiệp này hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn. Thứ hai, giúp các doanh nghiệp có thể kết nối được với hệ thống chuỗi toàn cầu. Việc giúp các hộ gia đình chuyển thành doanh nghiệp là nâng cao chất lượng chứ không phải chạy theo số lượng các hộ kinh doanh. Trước hết là đạt được chuẩn mực về quản trị và minh bạch. Việc đưa ra mục tiêu tăng gấp đôi số doanh nghiệp được các chuyên gia quốc tế đánh giá là chưa từng thấy ở các nước.

tin nhap 20170518170557
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các doanh nghiệp tại Hội nghị “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước” ngày 29/4/2016 ở TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: NĐH)

Vấn đề cơ bản nhất để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 35, cũng như Nghị quyết 19 là gì, thưa ông?

Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phải đạt tiêu chí là một trong bốn nền kinh tế có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất trong ASEAN. Từ nhóm bốn nền kinh tế “khóa đuôi” ASEAN chuyển lên nhóm đầu trong khối. Đây là một trong những mục tiêu đột phá. Mục tiêu này đòi hỏi chúng ta phải có được một lộ trình, một quyết tâm rất cao nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Nghị quyết 19 đưa ra từng yêu cầu cụ thể đối với các Bộ, ngành, thể hiện quyết tâm sẽ không nói chung chung chỉ mang tính chất hô khẩu hiệu như “thúc đẩy, tăng cường, quyết tâm chính trị”….

Chính phủ đã quyết tâm lấy sự hài lòng của doanh nghiệp làm thước đo để đánh giá kết quả thực hiện công việc của các cơ quan Chính phủ. Chính phủ chấp nhận kết quả của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chấp nhận các báo cáo điều tra khảo sát không chỉ của riêng VCCI, mà cả sự đánh giá của một số tổ chức quốc tế để “cân đong đo đếm” hoạt động của các cơ quan công quyền.

Gần đây, các sự kiện đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp diễn ra khá dày đặc. Ông có cho rằng cơ chế đối thoại giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp ngày càng cởi mở hơn và điều này đã tạo hứng khởi cho người dân và tạo niềm tin cho doanh nghiệp?

Chính phủ đã lấy chuẩn quốc tế làm thước đo cho Việt Nam, áp các tiêu chuẩn cao vào các cơ quan Nhà nước, buộc phải vươn tới tiêu chuẩn này. Ngoài ra, Chính phủ đã lấy ý kiến của các tổ chức xã hội, các hiệp hội… đo lường sự hài lòng của người dân để tạo áp lực với các cơ quan Nhà nước. Đây là chuyển biến rất quan trọng của Chính phủ Việt Nam. Ví dụ, nhiều địa phương đã nói “Không” với họp hành, dành hẳn một ngày trong tuần chỉ để tiếp xúc, xử lý những hồ sơ còn vướng mắc với người dân và doanh nghiệp. Cách thức này đang được nhân rộng. Nhưng để hiện thực hóa các chủ trương của Chính phủ rất cần tạo được sự lan tỏa, làm sao để Chính phủ phải nghe được tiếng nói của người dân và doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh bộ máy của mình. Như vậy, các mũi đột phá đã được mở ra nhằm hướng tới mục tiêu khởi nghiệp được dễ dàng hơn.

Cơ chế đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp là một “điểm cộng”, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và hướng đến một quốc gia khởi nghiệp. Ví dụ, đã có rất nhiều cuộc đối thoại giữa Chính phủ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, các Bộ ngành trực tiếp đối thoại và giải đáp cho doanh nghiệp những vấn đề khúc mắc. Ở các địa phương, việc đối thoại còn sôi động hơn. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là làm thế nào để các mô hình này thực sự hiệu quả và mang lại sự hài lòng cho doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam khoảng 600.000 doanh nghiệp, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp này chiếm 41% nguồn thu ngân sách, chiếm 78% lao động cả nước và đóng góp 49% GDP. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn từ ngân hàng chỉ 36%, trong đó 80% doanh nghiệp trả lời rằng là do lãi suất quá cao, 55% do thủ tục phiền hà và 50% là không có tài sản đảm bảo.

(Nguồn: Báo cáo từ Nhóm công tác về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khuôn khổ Sáng kiến chung Việt Nhật – giai đoạn VI)

tin nhap 20170518170557 Sắp diễn ra Hội nghị Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp

Theo tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hội nghị giữa Thủ tướng Chính phủ và doanh nghiệp năm 2017 dự ...

tin nhap 20170518170557 Doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ cho năm APEC 2017 tại Việt Nam

Tại Washington, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, ngày 21/4/2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ...

tin nhap 20170518170557 “Vượt rào” phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải hợp lực để thành công

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, thời gian tới, việc gia tăng các rào cản ...

Việt Nguyễn (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang ...
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ...
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Phiên bản di động