Chính quyền Tổng thống Mỹ: Hai bức tranh trái ngược

Phan Quân
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có màn thể hiện tương đối trái ngược trên bình diện đối nội và đối ngoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hai cuộc khảo sát cho thấy những tín hiệu khác nhau về sự ủng hộ đối với chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden. Ảnh minh họa.  (Nguồn: Getty Images)
Hai cuộc khảo sát cho thấy những tín hiệu khác nhau về sự ủng hộ đối với chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 26 và 27/6, Ipsos (Pháp)/Reuters (Mỹ) và Pew Research (Mỹ) lần lượt công bố kết quả khảo sát về tỷ lệ ủng hộ nước Mỹ của Tổng thống Joe Biden. Nếu như IpsosGallup khảo sát về tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với chính quyền đương nhiệm, Pew Research lại thăm dò thái độ của cộng đồng quốc tế đối với ông chủ Nhà Trắng và nội các hiện nay. Tuy nhiên, điểm thú vị hơn cả lại đến từ sự tương phản giữa hai khảo sát này.

Bài toán khó nhằn

Có ba nét lớn trong khảo sát thái độ của cử tri Mỹ về chính quyền đương nhiệm.

Trước hết, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Joe Biden, sau khi chạm đáy trong hai tháng trước, đã có xu hướng tăng trở lại, song vẫn ở mức thấp so với thời gian trước.

Tin liên quan
Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã

Cụ thể, khảo sát của Ipsos, phối hợp với Reuters (Mỹ) triển khai trong bốn ngày với mẫu số 1.056 người trưởng thành, cho thấy tỷ lệ ủng hộ của cử tri với Tổng thống Joe Biden hiện ở mức 41%. Con số này cho thấy sự cải thiện so với tháng trước – khi chỉ 40% ủng hộ cách điều hành của chính phủ. Tuy nhiên, chừng đó chắc chắn là chưa đủ với ông chủ Nhà Trắng, nhất là khi nỗ lực thương thảo trần nợ công với Hạ viện do đảng Cộng hòa nắm giữ chưa mang lại thêm nhiều sự tin tưởng của cử tri đối với năng lực điều hành của ông Biden.

Ngoài ra, điểm đáng chú ý khác trong khảo sát này là tỷ lệ ủng hộ thấp với Quốc hội Mỹ. Khảo sát của Ipsos/Reuters cho thấy chỉ có 27% cử tri đồng tình với cách thức điều hành của Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy. Tương tự, tỷ lệ ủng hộ các quan chức cấp cao khác ở Quốc hội, cho dù là lãnh đạo thiểu số/đa số của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) đều ở mức thấp. Tỷ lệ ủng hộ của Thượng viện lẫn Hạ viện hiện chỉ ở mức dưới 40%.

Cuối cùng, kinh tế tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu. Theo khảo sát của Ipsos/Reuters, cử tri được hỏi cho biết thúc đẩy tăng trưởng, giảm thất nghiệp và tạo việc làm là vấn đề quan trọng nhất (22%), theo sau là chống tham nhũng và tội phạm (12%), quản lý nhập cư (8%), bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc (8%). Các vấn đề về đối ngoại như chiến tranh và xung đột ở nước ngoài (3%) hay chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan (4%), không nhận nhiều sự quan tâm.

Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ tín nhiệm của cử tri đối với chính quyền của ông Joe Biden, bao gồm cá nhân nhà lãnh đạo này cùng Quốc hội, vẫn ở mức thấp dù có cải thiện so với trước. Tỷ lệ lạm phát giảm, thất nghiệp ở mức thấp và diễn biến trên thị trường chứng khoán đã khiến ông chủ Nhà Trắng tạm thời thoát khó.

Bức tranh sáng màu

Ở chiều ngược lại, hình ảnh nước Mỹ tại cộng đồng quốc tế có xu hướng cải thiện trong nhiệm kỳ của ông Joe Biden. Khảo sát của Pew Research thực hiện từ ngày 20/2–22/5 với hơn 27.000 người từ 23 quốc gia trải dài từ các đối tác truyền thống của Mỹ ở Tây Âu, Đông Á, tới các nền kinh tế đang phát triển hay các nước thu nhập trung bình, cho thấy tín hiệu tích cực đối với chính quyền đương nhiệm.

Trong đó, gần 60% số người được hỏi đánh giá tích cực về nước Mỹ, với 54% có lòng tin vào ông Joe Biden. Đáng chú ý, dù có tới 82% số người được hỏi nhận định xứ cờ hoa có can thiệp công việc của nước khác, song 61% nhận định Washington đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của các nước trên thế giới.

Một điểm thú vị là tỷ lệ ủng hộ vai trò quốc tế của Mỹ tại một số nước dường như có mối liên kết với diễn biến ở Ukraine. Tại châu Âu, tỷ lệ ủng hộ Mỹ của Ba Lan, quốc gia có biên giới sát với xứ bạch dương tăng mạnh, đạt 93% sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Trong khi đó, con số này ở Hungary, quốc gia có lập trường thân thiện hơn với Nga và phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây, lại có xu hướng sụt giảm và chỉ ở mức 44%. Tỷ lệ ủng hộ của các nước châu Âu được khảo sát cũng ở mức ổn định và đều ở mức trên 50%.

Tuy nhiên, chỉ có 30% số người được hỏi ở Pháp và 19% ở Tây Ban Nha nhận định chính sách đối ngoại của Mỹ có tính đến lợi ích của các nước này.

Tại những nước ở Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á có thu nhập trung bình như Nigeria, Mexico, Kenya hay Ấn Độ, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Biden tăng mạnh so với người tiền nhiệm Donald Trump. Hơn 70% số người được hỏi ở các nước này coi đầu tư Mỹ là tích cực. Đồng thời, tỷ lệ tin tưởng vào sức mạnh kinh tế Mỹ tăng trở lại: 41% nhận định Mỹ là cường quốc kinh tế hàng đầu, trong khi 33% lại nói vị trí nêu trên thuộc về Trung Quốc.

Các chỉ số như tiến bộ về công nghệ, sự phát triển trong ngành giải trí, sức mạnh quân sự hay giáo dục đại học của Mỹ tiếp tục nhận được đánh giá cao. Đặc biệt, phần lớn giới trẻ của các nước được khảo sát nhận định sự phổ biến của ngành giải trí và nền văn hóa Mỹ tiếp tục vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Đây là yếu tố quan trọng để xứ cờ hoa có thể tận dụng để tiếp tục thúc đẩy sức mạnh mềm.

Nhà phân tích Ishaan Tharoor của Pew Research nhận định thống kê “không phải thước đo cho thành công cho chính sách đối ngoại”. Song theo ông, với nhiều thay đổi tích cực trong những chỉ số lớn, kết quả này phản ánh phần nào chuyển biến đáng chú ý dưới thời ông Joe Biden so với ông Donald Trump.

Như vậy, cuộc thăm dò do Pew Research thực hiện cho thấy bức tranh có phần tương phản, với gam màu tươi sáng hơn nhiều so với khảo sát của Ipsos/Reuters.

Tuy nhiên, năm 2023 đã đi được một nửa chặng đường và bầu cử tổng thống Mỹ dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm sau. Trong bối cảnh đó, Washington có thể sẽ dành nhiều sự chú ý hơn cho nỗ lực ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri thời gian tới. Mặc dù vậy, điều này đồng nghĩa với việc xứ cờ hoa có thể phải cắt giảm ưu tiên và nguồn lực trong giải quyết một số vấn đề quốc tế khác, bao gồm xung đột Nga - Ukraine hay cạnh tranh với Trung Quốc.

Khi ấy, liệu sự tương phản này giữa ưu tiên đối nội và câu chuyện đối ngoại của chính quyền Mỹ hiện nay có tiếp tục?

Tây Ban Nha làm Chủ tịch luân phiên EC: Đoàn kết để vững bước

Tây Ban Nha làm Chủ tịch luân phiên EC: Đoàn kết để vững bước

Ngày 1/7, Tây Ban Nha chính thức đảm nhiệm cương vị nước Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu (EC) sáu tháng tới khi ...

Tình hình Ukraine: Nga nêu 3 kịch bản cho Kiev; Mỹ vẽ 'bức tranh màu hồng', hé lộ số viện trợ khủng

Tình hình Ukraine: Nga nêu 3 kịch bản cho Kiev; Mỹ vẽ 'bức tranh màu hồng', hé lộ số viện trợ khủng

Ngày 25/5, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, cuộc xung đột ở Ukraine sẽ tiếp diễn trong thời gian ...

Con trai Tổng thống Mỹ Biden thừa nhận hai tội danh

Con trai Tổng thống Mỹ Biden thừa nhận hai tội danh

Ngày 20/6, ông Hunter Biden, con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã đồng ý sẽ nhận hai tội danh liên quan tới thuế thu ...

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Washington nhận định quan hệ đang đi đúng hướng, Bắc Kinh nói gì về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Washington nhận định quan hệ đang đi đúng hướng, Bắc Kinh nói gì về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Ngày 19/6, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, quan hệ Mỹ-Trung đang đi đúng hướng và đánh giá cao ...

Bầu cử Mỹ 2024: Cháu ruột cố Tổng thống John F. Kennedy thành nhân tố gây bất ngờ của đảng Dân chủ

Bầu cử Mỹ 2024: Cháu ruột cố Tổng thống John F. Kennedy thành nhân tố gây bất ngờ của đảng Dân chủ

Ứng viên Robert F. Kennedy Jr của đảng Dân chủ đang nhận được sự ủng hộ đáng ngạc nhiên từ cử tri và khiến nội ...

Đọc thêm

Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang 'trang mới'

Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang 'trang mới'

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố, ông sẵn sàng tái thiết lập quan hệ với Mỹ dựa trên đối thoại và tôn trọng.
Niềm tự hào khi được kết nạp Đảng ở đất nước triệu voi

Niềm tự hào khi được kết nạp Đảng ở đất nước triệu voi

Được kết nạp và đứng trong hàng ngũ của Đảng là một vinh dự lớn lao đối với anh Nguyễn Thành Ngọc – một giáo viên giảng dạy tiếng Việt ...
'Lộ diện' 5 nước ủy viên mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

'Lộ diện' 5 nước ủy viên mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Ngày 2/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) chính thức có 5 nước ủy viên mới với nhiệm kỳ 2 năm, thay cho các nước ủy viên ...
Nhận định trận đấu Tottenham vs Newcastle: Gà trống im tiếng

Nhận định trận đấu Tottenham vs Newcastle: Gà trống im tiếng

Nhận định trận đấu Tottenham vs Newcastle tại vòng 20 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 4/1.
Sau vụ tấn công đẫm máu ở New Orleans, Mỹ tăng cường cảnh giác toàn quốc

Sau vụ tấn công đẫm máu ở New Orleans, Mỹ tăng cường cảnh giác toàn quốc

Ngày 2/1, lực lượng thực thi pháp luật tại nhiều thành phố của Mỹ đã tăng cường biện pháp an ninh.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Lệnh bắt giữ Tổng thống bất khả thi, cơ quan điều tra đối đầu cả nghìn người biểu tình án ngữ

Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Lệnh bắt giữ Tổng thống bất khả thi, cơ quan điều tra đối đầu cả nghìn người biểu tình án ngữ

Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã tạm dừng lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang 'trang mới'

Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang 'trang mới'

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố, ông sẵn sàng tái thiết lập quan hệ với Mỹ dựa trên đối thoại và tôn trọng.
'Lộ diện' 5 nước ủy viên mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

'Lộ diện' 5 nước ủy viên mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Ngày 2/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) chính thức có 5 nước ủy viên mới với nhiệm kỳ 2 năm, thay cho các nước ủy viên vừa mãn nhiệm.
Sau vụ tấn công đẫm máu ở New Orleans, Mỹ tăng cường cảnh giác toàn quốc

Sau vụ tấn công đẫm máu ở New Orleans, Mỹ tăng cường cảnh giác toàn quốc

Ngày 2/1, lực lượng thực thi pháp luật tại nhiều thành phố của Mỹ đã tăng cường biện pháp an ninh.
Indonesia có 'lá chắn' an ninh mới

Indonesia có 'lá chắn' an ninh mới

Cơ quan chống khủng bố quốc gia (BNPT) Indonesia có kế hoạch thành lập Trung tâm chống cực đoan quốc gia tại Tây Jakarta trong năm nay.
Tàu USS Carl Vinson cập cảng Malaysia, cam kết một điều về an ninh khu vực

Tàu USS Carl Vinson cập cảng Malaysia, cam kết một điều về an ninh khu vực

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson đến Malaysia cách đây vài ngày, đánh dấu một điểm dừng quan trọng trong quá trình hoạt động tại Biển Đông.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động