Chính sách đối ngoại cân bằng nước lớn của Indonesia từ sau khi giành độc lập đến nay

TS. Đỗ Liên Hương - TS. Mẫn Huyền Sâm
Nhìn lại quá trình phát triển của lịch sử đối ngoại của Indonesia từ sau khi giành độc lập vào năm 1945 đến nay, trải qua mỗi giai đoạn lịch sử và tuỳ thuộc vào bối cảnh quốc tế, khu vực và điều kiện trong nước, Indonesia có ưu tiên khác nhau trong chính sách đối ngoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chính sách đối ngoại cân bằng nước lớn của Indonesia từ sau khi giành độc lập đến nay
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Indonesia Joko Widodo gặp tại đảo Bali (Indonesia) ngày 14-11/2022 trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20. (Ảnh: Jakarta Globe)

Indonesia là cường quốc tầm trung nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng trên đường biển quốc tế giao lưu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Là quốc gia quần đảo lớn nhất trên thế giới (17.504 hòn đảo), có số dân đứng thứ 4 thế giới (hơn 275,4 triệu ng­ười) với hơn 300 sắc tộc, cũng là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia có khả năng lãnh đạo khu vực nhưng cũng là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn.

Để duy trì được vị trí vai trò ở khu vực và ảnh hưởng quốc tế, Indonesia đã triển khai chính sách đối ngoại định vị đúng vị trí, vai trò quốc gia trong hệ thống quan hệ quốc tế khu vực và quốc tế góp phần tạo ra tầm nhìn, mục tiêu chiến lược phù hợp, tương xứng với thế và lực quốc gia, đặc biệt là duy trì cân bằng, linh hoạt trong quan hệ với các nước lớn trên cơ sở bảo đảm tối đa lợi ích dân tộc.

Nhìn lại quá trình phát triển của lịch sử đối ngoại của Indonesia từ sau khi giành độc lập vào năm 1945 đến nay, trải qua mỗi giai đoạn lịch sử và tuỳ thuộc vào bối cảnh quốc tế, khu vực và điều kiện trong nước, Indonesia có ưu tiên khác nhau trong chính sách đối ngoại, song luôn giữ vững nguyên tắc cốt lõi độc lập, tự chủ, tự do và chủ động trong quan hệ với các nước.

Nội hàm của chính sách độc lập, tự chủ, tự do và chủ động được Phó Tổng thống đầu tiên của Indonesia Mohammad Hatta giới thiệu ngay sau Indonesia giành được độc lập vào năm 1945. Theo đó, Indonesia chủ trương tự quyết định quan điểm và chính sách đối với các vấn đề quốc tế mà không bị ràng buộc bởi bất cứ cường quốc nào. Indonesia đã khéo léo đứng ngoài, không liên kết và không chịu sức ép phải chọn bên trong cạnh tranh giữa các nước lớn, đồng thời phát huy vị thế của mình để giữ vai trò dẫn dắt ở khu vực. Những nguyên tắc về tự quyết chính trị, bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ luôn đề cao.

Chính sách đối ngoại tiên phong, thể hiện vai trò quan trọng trên trường quốc tế

Tổng thống đầu tiên của Indonesia Soekarno (từ năm 1945-1967) đã áp dụng chính sách đối ngoại tiên phong, tích cực tham gia ngay từ đầu trong việc định hình và tạo dựng các nguyên tắc hoạt động và đề ra nhiều sáng kiến trong các tổ chức đa phương như Phong trào Không liên kết, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và sau này là Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Nhóm G-20, tổ chức các nước Hồi giáo.

Chính sách đối ngoại vòng tròn đồng tâm xác định quan hệ với các đối tác dựa trên lợi ích quốc gia và tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Thời kỳ Suharto cầm quyền (1967-1998), Indonesia triển khai chính sách đối ngoại thực dụng, ưu tiên phát triển kinh tế và thực hiện chính sách đối ngoại “vòng tròn đồng tâm”. Với chính sách đối ngoại này, Indonesia xác định quan hệ với các đối tác dựa trên lợi ích quốc gia và tập trung vào khu vực Thái Bình Dương. Theo đó, các ưu tiên đối ngoại được sắp xếp theo khoảng cách địa lý với tâm là Đông Nam Á, tiếp đến là các nước Đông Bắc Á, Mỹ, EU, G20… Trong giai đoạn này, Indonesia xây dựng mối quan hệ với Mỹ đặc biệt về quốc phòng an ninh nhưng lại có mối quan hệ không thuận với Trung Quốc do chính sách chống cộng của Indonesia vào năm 1965.

Chính sách cân bằng động (Dynamic Equilibrium)

Trong 10 năm cầm quyền của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono (SBY) (2004 - 2014), Indonesia đặt mục tiêu phát triển kinh tế và khôi phục ảnh hưởng về đối ngoại của mình, triển khai triển khai chính sách “triệu người bạn, không kẻ thù”, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại trên nguyên tắc độc lập và tích cực.

Năm 2011, Indonesia lần đưa đưa khái niệm “Cân bằng năng động” (Dynamic Equilibrium) thể hiện tầm nhìn chiến lược của về một cấu trúc khu vực bền vững tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó quan hệ giữa các nước, đặc biệt là các nước lớn, sẽ được đảm bảo mang tính hoà bình, ổn định và hợp tác thông qua mạng lưới các cơ chế hợp tác khu vực với vai trò trung tâm của Cộng đồng ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Trên cơ sở đó, Indonesia chủ trương tăng cường quan hệ với Mỹ và ủng hộ vai trò và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, tranh thủ hợp tác kinh tế với Trung Quốc, tăng cường vai trò tại các diễn đàn đa phương; đồng thời chú trọng làm cầu nối giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các nước Hồi giáo và phương Tây. Bên cạnh việc tập trung vào các hợp tác với các nước lớn, Indonesia chủ trương thiết lập nhiều mối quan hệ Đối tác chiến lược với các nước khác như Hàn Quốc (2010), Hà Lan (2010), Nga (2010), Brazil (2011), Pháp (2011), Đức (2011), Anh (2012), Nam Phi (2012), Nhật Bản (2012) và Việt Nam (2013), nhằm đa dạng hoá các mối quan hệ. Chính sách đối ngoại của Tổng thống Susilo Bambang giúp nâng cao uy tín của Indonesia trên trường quốc tế sau thời gian hơn 7 năm Indonesia lâm vào khủng hoảng.

Chính sách đối ngoại cân bằng nước lớn của Indonesia từ sau khi giành độc lập đến nay
Indonesia coi trọng ASEAN và thúc đẩy vai trò trong ASEAN. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Indonesia)

Chính sách ngoại giao con thoi (Shuttle Diplomacy)

Chính sách đối ngoại của Indonesia giai đoạn này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tầm nhìn và sứ mệnh Tổng thống đương nhiệm Indonesia Joko Widodo dựa trên Nawa Cita - là một ngôn ngữ Indonesia truyền thống - có nghĩa là 9 chương trình nghị sự dưới sự điều hành của Tổng thống Jokowi nhằm xây dựng chính sách hiện tại của Indonesia.

Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Jokowi (2014 - 2019), Indonesia có những bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng thực dụng, hướng nội, dân tộc chủ nghĩa, đặt lợi ích kinh tế lên trên; ưu tiên sử dụng kênh song phương hơn là đa phương trong quan hệ với các đối tác quan trọng và trong quan hệ với các nước lớn. Về tổng thể, chính sách đối ngoại của Indonesia trong giai đoạn này được đánh giá là “khéo léo” trong việc cân bằng các quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy các cơ hội hợp tác với hai cường quốc này.

Tin liên quan
Đại sứ Indonesia nói về ưu tiên Đại sứ Indonesia nói về ưu tiên 'số một' trong hợp tác kinh tế song phương, thông điệp từ chuyến thăm của Tổng thống Widodo

Thứ nhất, là bạn tốt với tất cả các cường quốc. Indonesia luôn giữ quan điểm cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp nhất với tất cả các quốc gia, đặc biệt là tất cả các cường quốc, tuyên bố bạn tốt của cả Mỹ và Trung Quốc, có thể đóng vai trò hỗ trợ trong việc duy trì liên lạc, quan hệ để ngăn căng thẳng leo thang, và khẳng định Indonesia không phải đối phó với bất kỳ áp lực nào từ Washington liên quan tới quan hệ giữa nước này với Bắc Kinh.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40-41 được tổ chức tại thủ đô Phnompenh (Campuchia) từ ngày 10-13/11/2022, Tổng thống Indonesia Jokowi nhấn mạnh sự cần thiết của ASEAN trong việc giữ thái độ trung lập và không bị sa lầy vào căng thẳng giữa các cường quốc, nhấn mạnh “ASEAN phải trở thành một khu vực hòa bình, là mỏ neo cho sự ổn định toàn cầu, luôn thượng tôn pháp luật quốc tế và không trở thành đại diện cho bất kỳ cường quốc nào”.

Thứ hai, nhất quyết không để sa lầy vào căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ. Indonesia không để cuộc xung đột Nga-Ukraine tác động đến quan hệ giữa Indonesia và phương Tây. Indonesia đang theo đuổi các kế hoạch hiện đại hóa quân sự lớn song song với việc duy trì quan điểm trung lập về hầu hết các vấn đề.

Trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Jokowi (2019 - 2024), để giữ thế cân bằng với Mỹ và Trung Quốc, Indonesia đã ưu tiên thúc đẩy kinh tế với Trung Quốc và gắn lợi ích an ninh với Mỹ; nâng cao vị thế Indonesia là nước đại diện cho lợi ích các nước vừa và nhỏ, các nước đang phát triển trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gia tăng.

Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch Covid-19, xung đột Nga-Ukraina và vấn đề Myanmar, Bộ Ngoại giao Indonesia (2/2022) đã công bố bổ sung 3 nội dung trong chính sách đối ngoại đến hết nhiệm kỳ Tổng thống Jokowi (5/2024), gồm: (1) Tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác chủ chốt, ưu tiên phục vụ phát triển, giữ thế cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc: Ưu tiên thúc đẩy kinh tế với Trung Quốc và gắn lợi ích an ninh với Mỹ; (2) Nâng cao vị thế Indonesia là nước đại diện cho lợi ích các nước vừa và nhỏ/các nước đang phát triển trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gia tăng. Trọng tâm và ưu tiên đối ngoại hàng đầu của Indonesia trong năm 2022 là tổ chức thành công hội nghị G20; và (3) Tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao phục vụ kinh tế nhằm nâng cao nội lực thông qua thúc đẩy nền kinh tế tự cường và duy trì bảo hộ công dân.

Với Trung Quốc, Indonesia tranh thủ thúc đẩy mạnh hợp tác kinh tế sâu rộng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia trong 10 năm gần nhất với kim ngạch đạt hơn 125 tỷ USD hàng năm; là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Indonesia (sau Singapore) với nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trong chuyến thăm Trung Quốc (7/2022) của Tổng thống Jokowi, lãnh đạo hai nước nhất trí tiếp tục thúc đẩy đà phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên 4 trụ cột chính trị, kinh tế, giao lưu nhân dân và hợp tác biển, xác định phương lớn để xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh Indonesia-Trung Quốc”. Chính sách đối ngoại của Indonesia với Trung Quốc chỉ tập trung vào chính trị, kinh tế, trong khi hợp tác về quốc phòng hầu như không có.

Với Mỹ, Indonesia tiếp tục dành ưu tiên cao trong quan hệ, tranh thủ hợp tác kinh tế, nguồn vốn, đầu tư và công nghệ nhằm thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045. Mỹ là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn của Indonesia. Đồng thời, Indonesia cũng chú trọng tăng cường hợp tác về an ninh quốc phòng với Mỹ. Mỹ cam kết hỗ trợ quân đội Indonesia quá trình hiện đại hoá quân đội, cùng Indonesia duy trì cuộc tập trận chung thường niên quy mô lớn có tên gọi “Lá chắn Garunda” tại Indonesia và hiện trở thành một trong những cuộc tập trận chung lớn nhất tại khu vực với sự tham dự của 11 quốc gia khác như Australia, Singapore, Nhật Bản… mục đích là cải thiện khả năng đối phó với những thách thức an ninh, thiên tai và thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhân đạo.

Trong bối cảnh các nước lớn vừa hợp tác, vừa đấu tranh, Indonesia khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia, sẵn sàng đóng góp vào hoà dịu, giảm căng thẳng Mỹ-Trung, để tránh bị rơi vào thế kẹt trước sức ép phải chọn bên. Indonesia luôn coi ASEAN là điểm tựa cho tham vọng mở rộng ảnh hưởng, phát huy vai trò, củng cố tiếng nói tại các diễn đàn đa phương, khu vực và toàn cầu khác (EAS, APEC, G20, LHQ,…), thúc đẩy hợp tác để duy trì hoà bình, ổn định, chủ động đi đầu trong việc đưa ra các sáng kiến trong xử lý các vấn đề quốc tế quan trọng, sử dụng chính sách ngoại giao con thoi, đóng góp trong việc trung gian hoà giải, giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực như Myanmar, Nga-Ukraine.

Dự báo trong thời gian tới, quan hệ Mỹ-Trung sẽ diễn biến phức tạp với tính chất của mối quan hệ giữa một cường quốc tại vị và cường quốc đang lên. Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung sẽ diễn ra với phương thức đa dạng và mức độ gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, an ninh - quốc phòng, cho đến giá trị, tư tưởng... dù chưa có nhiều khả năng dẫn đến trạng thái Chiến tranh Lạnh như thời kỳ Mỹ-Xô trước đây. Mối quan hệ giữa Indonesia và các nước lớn sẽ là chủ đề quan trọng trong các cuộc tranh cử Tổng thống Indonesia vào năm 2024.

Indonesia là một nước có hệ thống chính trị hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam, song hai nước chia sẻ nhiều điểm tương đồng trong lịch sử đấu tranh, giải phóng và phát triển đất nước. Ngoài ra, nền tảng chính sách đối ngoại của hai nước đều có điểm chung là coi trọng chủ động, tích cực, linh hoạt và trách nhiệm, sẵn sàng làm bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước. Những bài học kinh nghiệm về hoạch định chính sách đối ngoại của Indonesia trên đây sẽ là cơ sở nghiên cứu quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.

Việt Nam-Indonesia: Đã đến lúc xem xét nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm cao mới

Việt Nam-Indonesia: Đã đến lúc xem xét nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm cao mới

Tại họp báo chung với Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh việc hai nước cần xem ...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Joko Widodo dự giao lưu võ thuật Việt Nam-Indonesia

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Joko Widodo dự giao lưu võ thuật Việt Nam-Indonesia

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam, chiều 12/1, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ...

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia đi vào thực chất và sâu rộng hơn

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia đi vào thực chất và sâu rộng hơn

Nhất trí với ý kiến của Tổng thống Indonesia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn hai nước sẽ nâng quan hệ lên ...

Việt Nam-Indonesia phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 18 tỷ USD trước năm 2028

Việt Nam-Indonesia phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 18 tỷ USD trước năm 2028

Trên cơ sở thành tựu đã đạt được, để tạo động lực mới cho cho quan hệ song phương, hai bên nhất trí xem xét ...

Việt Nam luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Indonesia

Việt Nam luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Indonesia

Sáng 13/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đồng chủ trì Đối thoại Doanh nghiệp Cấp cao ...

Đọc thêm

Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Đoàn công tác số 9 đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam ...
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động